Logo
Trang chủ
Phần 1: Đăng Hải Tầm Thi
Phần 1 - Chương 61: Ngũ Sơn long thần

Phần 1 - Chương 61: Ngũ Sơn long thần

Trong bút ký của ông nội tôi, có rất nhiều thuật ngữ và cách nói chuyên nghiệp, mang đậm phong cách dân tộc của quê hương Trung Quốc, nhưng tôi hoàn toàn đọc không hiểu. Những chuyện này ông nội cũng không muốn giải thích nhiều, nhưng ông nói với tôi, người Trung Quốc cơ bản đều không biết đến thần trong thần thoại bản địa Trung Quốc. Người vào thời của họ, nhắc đến phong thủy, trong lòng sẽ cảm thấy họ khác với chúng tôi. Người thời chúng tôi luôn cảm thấy, học phong thủy giống như học một thứ siêu năng lực vậy. Mà bọn họ, lại nhìn thấy bản tướng của đại địa Trung Hoa.

Mà chảy trong người họ là dòng máu của những hệ thống văn hóa này, cho nên dù có mù chữ, bọn họ cũng có thể nhanh chóng hiểu được những thứ như phong thủy. Nhưng ngày nay nếu không có từ ba đến bốn năm nghiên cứu Đạo giáo, bạn sẽ chẳng có cả cơ hội nhập môn học tập.

Nếu đã không biết thần trong thần thoại bản địa Trung Quốc, thì chẳng có gì để giải thích nữa, đây là một chuyện vô cùng đáng buồn. Rất nhiều khi, bạn nhìn thấy những câu chuyện về thần thoại bản địa Trung Quốc trong một số sách cổ, bạn cảm thấy giống như đọc Sơn Hải kinh vậy. Trên cơ bản, nếu không phải nói đùa, thì trên cơ bản, không có danh từ chuyên môn nào có thể xem hiểu cả.

Nhưng thực ra, đó đều là các chính thần Trung Quốc. Năm xưa bà lão mua hành ven đường cũng biết nó đến từ đâu, có chức năng gì, địa vị thế nào.

Năm hình vẽ màu đen này, thực ra chính là Ngũ Sơn long thần trong các cổ thần Trung Quốc, là thần cai quản núi non. Thời kỳ Trung Quốc hình thành văn hóa tôn giáo, là xã hội phong kiến, đất đai cực kỳ quan trọng. Địa vị của Ngũ Sơn long thần vô cùng cao, nhưng sau khi được nhân hóa, mọi người đều nghĩ là một ông già râu tóc bạc phơ, thực tế đó là năm con địa long, hình tượng bạn trông thấy tuyệt đối sẽ không hòa ái dễ gần, ngược lại còn sợ té đái.

 

Tất cả cổ thần Trung Quốc đều có từ thời nguyên thủy, người Trung Quốc nhìn thấy thì đặt tên, tên cũng giống với hình tượng, cái gọi là long mạch, ông nội tôi nói, nếu mày vào sâu trong một ngọn núi lớn, có lúc mày sẽ trông thấy, đó chính là một dãy nham thạch màu đen, cực kỳ cứng rắn. Năm xưa ông theo một nhóm đạo sĩ xuống một cái đấu lớn sáu tầng, từng thâm nhập vào một nơi, đạo sĩ chỉ cho ông thấy. Bấy giờ ông nhìn thấy dãy nham thạch màu đen kia, đó là phần nối dài của Tần Lĩnh, nghe nói là một hang sâu ở Mang Sơn.

Khi đó bọn họ dừng lại làm pháp sự ba ngày, đạo sĩ không chịu vào sâu hơn nữa.

Địa vị của Mang Sơn trong văn hóa mộ táng Trung Quốc thì khỏi cần bàn cãi, sinh ở Tô Hàng, chôn ở Mang Sơn, là mơ ước của người trong thiên hạ.

Bích họa này xuất hiện, tôi đã biết người thiết kế nơi đây chắc chắn không phải người bình thường.

Trên bích họa, năm con rồng đen đến từ năm hướng, chính giữa là vị trí cái lỗ bị rơi gạch ra ngoài, không biết vẽ cái gì. Tôi ghép lại từng miếng từng miếng gạch như xếp hình, trong quá trình này còn bị tét hai cái móng tay. Nhưng tôi quá hưng phấn, cũng không cảm thấy đau đớn.

Ghép xong, tôi có thể đoán được đại khái đó là thứ gì.

Chính là ngọn núi tuyết chúng tôi đã nhìn thấy bên ngoài lúc trước.

Trên núi tuyết có rất nhiều thứ màu đen, người bình thường không biết là cái gì, trước đó tôi cũng không biết, nhưng bây giờ tôi đã biết rồi!

Ngũ Sơn long thần có hoạt động, chuyển động của nó sẽ hình thành sự sinh trưởng và khô cạn long mạch. Trung Quốc cổ đại có người có thể ảnh hưởng đến quỹ tích vận hành của Ngũ Sơn long thần. Trong Đạo gia, cách này được gọi là thuật dời núi.

Rất nhiều người đều tưởng rằng dời núi là dời ngọn núi đi tới đi lui, thực ra hoàn toàn không phải, đó là di chuyển long mạch đại diện cho Ngũ Sơn long thần. Thuật dời núi cần có một bố cục phong thủy vô cùng đặc biệt: Ngũ Long Phân Thi.

Nếu chuyện này không phải mê tín, vậy thì trước kia nơi đây vốn không hề có núi tuyết, nơi này chính là một vùng đồng cỏ, ngọn núi này mọc lên do bố cục địa cung hình thành trận Ngũ Long Phân Thi. Trong ngàn năm nay nơi này chắc chắn từng xảy ra vô số lần biến đổi địa chất.

Hơn nữa thi thể trong mỗi cái quách khổng lồ ở đây, đều không phải là thi thể bình thường. Cái con ăn chó đó chắc chắn không phải vũ nữ, không biết là ai.

Không chỉ có ba cái này, còn có một cái nữa trong núi tuyết. Cái đó là dữ dội nhất, thậm chí có thể không phải thi thể người.

Đương nhiên đây chỉ là một phần thần thoại về long thần trong thần thoại bản địa Trung Quốc, tôi không thể chứng minh được gì, chỉ có một chỗ khiến tôi cảm thấy có lẽ mình đã đúng.

Đốm đen kia.

Đốm đen khổng lồ ấy, phải chăng chính là bản thể của “rồng”? Chính là minh chứng long thần đã bị dụ đến đây. Đốm đen trên bích họa mà chúng tôi nhìn thấy đó, không phải được vẽ lên, mà là có thứ gì đó được dẫn từ dưới đất lên, chui vào trong quan quách bên đó, mò ra khỏi bích họa. Nhưng chỉ có ở một chỗ, vậy cũng chứng minh trận Phân Thi ở đây vẫn chưa hoàn thành.

Không đúng, không phải một chỗ, cả ngọn núi bên ngoài đều màu đen, mẹ nó, tôi nhận ra, bên dưới núi tuyết có một đốm đen khổng lồ đang ăn mòn cả ngọn núi.

Tôi hưng phấn đến mức vò đầu bứt tai, bởi vì kiến thức này rất ít được quan tâm, tôi muốn khoe khoang quá đi mất, nếu tôi khoe khoang lúc này, thì giải đấu khoe mẽ năm nay, Bàn Tử không thể nào vượt qua tôi được.

Nhưng mục đích là gì, vì sao lại phải dời một ngọn núi đến đây? Là do yêu tăng làm sao? Tạo ra một long mạch?

Tôi không tin có thể dùng phong thủy để tạo núi, nhưng tôi tin sẽ có kẻ điên tin vào loại cục phong thủy này.

____________________

Tam Thúc: Những kiến thức liên quan đến cổ thần Trung Quốc, đều đã qua chỉnh sửa đổi tên để tránh kiêng kị cổ thần. Nếu có trùng hợp, chỉ là ngẫu nhiên.

BÌNH LUẬN

Thảo Đinh

Trả lời

2023-12-03 16:33:15

6 tháng nay chưa ra chương mới hở ad

Hỏa Dực Phi Phi [Chủ nhà]

2023-12-14 11:52:33

Chưa bạn ơi.

tukhang duong

Trả lời

2023-09-01 15:52:14

Tự hứa là sẽ ko đọc nửa vì cứ bị lọt hố và chờ dài cổ nhũng cứ chuẩn bị ra phần mới là thấy hào hứng và vui ko tưởng