Logo
Trang chủ
Ngoại truyện7: Lỗ ban thất hào 2

Ngoại truyện7: Lỗ ban thất hào 2

Đến nay, người dân Trà Vinh vẫn không biết chính xác Ao Bà Om hình thành từ khi nào nhưng có rất nhiều truyền thuyết được truyền miệng từ đời này sang đời khác nói về Ao Bà Om. Trong đó, có một câu chuyện được nhiều người nhắc đến nhất.
Theo lời kể, lúc bấy giờ, vùng đất Trà Vinh hằng năm cứ đến mùa hạn thì nước ngọt rất khan hiếm. Ruộng rẫy khô cằn, cây cỏ vàng úa. Đời sống bà con vùng đất này lầm than khôn cùng. Một ông hoàng trấn trong vùng bèn quy tụ bà con lại để đào ao giữ nước ngọt.
Cùng lúc đó, trong vùng xảy ra một vụ tranh cãi khó giải quyết: đàn ông và đàn bà, ai phải đi cưới ai? Ai phải chịu mọi phí tổn trong lễ cưới? Ông hoàng trấn nhân dịp này chia ra hai bên nam nữ tổ chức một cuộc thi đào ao. Ao bên nào đào sâu hơn, lớn hơn và xong trước thì sẽ thắng cuộc, bên thua sẽ phải đi cưới. Trời vừa tắt nắng, hai bên chia nhau đào ao. Bên nam thì đào ao tròn ở phía Tây còn bên nữ đào ao vuông ở phía Đông. Bên nữ do bà Om, một phụ nữ Khmer chỉ huy, thấy không thể kình được sức đàn ông nên bên nữ dùng kế: Họ vừa đào vừa ca múa để các chàng bỏ việc mà chạy sang rình xem. Nửa đêm, bà Om cho chặt một cây tre thật dài, treo ngọn đèn lồng rồi đem cắm ở hướng Đông. Theo giao hẹn là khi sao Mai mọc là phải ngừng công việc, khi bên nam thấy ngọn đèn trên cao tưởng là sao Mai nên họ rủ nhau về nghỉ. Trong lúc đó bên nữ đào đến sáng và xong việc trước. Bên nam thua cuộc trong sự “tâm phục, khẩu phục”. Để nhớ ơn người phụ nữ mưu trí, người ta lấy tên bà đặt tên ao, từ đó ao phụ nữ đào được gọi là ao Bà Om.
Nơi đây cũng là nơi diễn ra các lễ, hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ hàng năm như Chôl-chnăm-thmây, Sen Đôn ta, Ok-om-bok…
Hai anh em đến thăm khuôn viên chùa Âng thì trời cũng đã chợp tối. Chùa Angorajapuri
hay Chùa Âng mang kiến trúc Phật giáo Nam tông Khmer với màu vàng đặc trưng. Chùa Khmer thường được xây dựng trên một khu đất rộng, bao bọc bởi những hàng cây dầu, cây thốt nốt hay rừng tràm xanh tươi. Ở mỗi ngôi chùa Khmer, chính điện được xây theo hướng Đông - Tây với quan niệm Đức Phật luôn ngự ở phía Tây nhìn về hướng Đông mà ban phúc lộc, cứu độ chúng sinh. Nóc chùa được thiết kế theo tổng thể hình tam giác cân, phía trước có hình tượng Đức Phật và hộ giá bởi rắn Naga hai bên. Mái chùa có ba cấp, mỗi cấp được chia thành ba nếp, nếp giữa lớn hơn, hai nếp phụ hai bên bằng nhau, không có tháp nóc. Ở bốn góc nóc mái chính điện được trang trí hình tượng bốn đuôi rồng uyển chuyển, mềm mại. Biểu tượng rắn Naga uốn lượn được xây dựng ở hai bên lối lên xuống cửa chính điện. Ngôi chính điện cũng là nơi luôn có hình tượng chim thần Krud nâng đỡ mái chùa.
Khi chờ thằng Hai ra lấy xe đạp, trong tờ mờ tối vắng vẻ, tôi cứ có cảm giác có bước chân ai đó phía sau lưng mình đang từ xa tiến lại gần. Với những người thị lực kém như tôi được trời thương bù lại cho một thính giác nhanh nhạy và rất bén. Tôi hoàn toàn cảm nhận được đó là tiếng bước chân rất nhẹ chạm xuống nền đất, nhẹ đến mức như không hề phát ra tiếng động, một đôi chân với cổ chân rất dẻo và linh hoạt, tiếp đất bằng xương bàn ngón phía trước và xương bàn ngón thứ nhất, gân Achilles (gân Asin gót chân) rất khỏe, lưu trữ năng lượng đàn hồi vượt ngưỡng người bình thường (cót đàn hồi ước đoán trên 40 J), là một vận động viên hoặc một người học võ. Thằng Hai lấy xe ra ngang tầng mắt cũng là lúc cái bóng đen đó vừa đi tới.
Thằng nhỏ cúi đầu lễ phép chào:
Con chào ông Sáu!
Tôi nheo mắt định thần nhìn cho rõ. Thật không thể tin được là một ông cụ già dáng người thanh mảnh trong bộ bà ba đen, chân đi dép rọ, tóc bạc râu dài, tóc búi sau đầu nhìn rất từng trải, phong trần.
Ừ ông chào con mẹ Ba!
Tôi cũng cúi đầu chào ông theo phải phép rồi đạp xe đèo thằng Hai về. Về nhà hai anh em lại mải việc mâm cơm dọn bếp nên tôi cũng quên, làm biếng nhắc hỏi chuyện ông Sáu. Ăn cơm, dọn dẹp xong, dì chú vào phòng nghỉ, tiếng dì gọi điện thoại cho mẹ tôi cười nói vui vẻ vọng ra đến ngoài hiên, thằng Hai lên phòng học bài rồi ngủ luôn còn tôi nằm ngoài võng, đu đưa xem lại tài liệu đến khuya. Tiếng dì Ba vọng ra nhắc:
Muộn rồi đấy, tắm táp rồi đi nghỉ đi Long
Nhớ khóa cổng nghe
Tôi vâng dạ rồi sắp quần áo đi tắm. Lúc tắm nghe như có tiếng bước chân lộc cộc đi lại lẫn trong tiếng nước chảy từ vòi sen. Chả lẽ là thằng Hai, rõ ràng lúc lên lấy quần áo đi tắm nó đang ngủ rất say mà. Tiếng bước chân dần dần xa xa rồi biến mất trong thanh vắng. Cũng có lẽ chỉ là ảo giác.
Tắm xong ra thấy cửa chính mở, chạy ra hiên cái cổng chốt trong chưa kịp khóa đang mở một bên cánh, lên phòng thằng Hai ngủ thì cửa mở không thấy nó đâu. Tôi vội vàng gõ cửa đánh thức chú dì. Mặt dì Ba toát lên vẻ lo lắng, chú bình tĩnh trấn an:
Chắc nó lại bị mộng du dắt ra cái chùa hoang cạnh ao Bà Om rồi.
Sau khi khóa kĩ cửa nả, ba người loang loáng trong ánh đèn pin đi bộ ra khu ao Bà Om, vừa đi vừa đảo mắt tìm xung quanh các thùng vũng, bụi cây, đám cỏ. Ra đúng đến khu tàn tích của một ngôi chùa cổ thấy thằng Hai đang nằm ngủ say trong đó. Nó nằm cạnh một bức tường được phủ kín những hình vẽ nguệch ngoạc kì lạ. Trên đường về, tôi cõng thằng nhỏ vẫn đang ngủ say trên lưng nghe chú dì nói chuyện. Đây không phải lần đầu thằng Hai bị thế này. Trước đây có thời gian nó mộng du nhiều phải khóa cổng, khóa cửa. Có người nói gia đình dì Ba bị kẻ xấu dùng bùa lỗ ban làm khổ thằng Hai con dì. Cũng đã đi cúng giải bùa mất không ít tiền, thằng Hai ít bị hơn nên chú dì tưởng đã khỏi hẳn. Ai ngờ hôm nay lại tái lại. Tôi hỏi chú:
Chú có rõ ông Sáu không ạ?
Ông Sáu Minh à? Ông ấy vốn quê ở An Giang, là người học võ vùng Bảy Núi, ổng cũng biết làm bùa lỗ ban cứu người nhưng hôm đưa thằng Hai sang thì ông Sáu bảo không phải bị bỏ bùa đừng cúng làm gì phí tiền. Nhưng dì thương con tật bệnh thì phải vái tứ phương thôi cháu. Nhỡ đâu phải thầy phải thuốc thì là cái may.
Về phòng, tôi nằm cạnh thằng bé đang say giấc mà không thể nào ngủ nổi. Trong đầu tôi cứ lan man suy nghĩ. Những kí hiệu như một dạng chữ tượng hình. Nó hoàn toàn có nghĩa nhưng tôi không thể hiểu. Chẳng lẽ nó là một dạng phù chú, một loại bùa lỗ ban thực thụ. Đây cũng không phải lần đầu tôi được nghe chuyện người học võ biết làm bùa lỗ ban. Sao chuyện đánh đấm lại liên quan đến bùa lỗ ban được. Có quá nhiều thắc mắc trong tôi lúc này mà tâm trí lại rơi vào cảnh gà không lối thoát. Gần sáng mới chợp mắt, đầu óc trống rỗng được lát thì nghe trong không gian im ắng bỗng có tiếng đám trẻ cười khúc khích như đang trong trường học. Tiếng trẻ nhỏ vui đùa ầm ĩ, những tiếng cười vui vẻ, giòn tan. Một giọng nói trẻ con không phân biệt được là con trai hay con gái:
Tại Hai ngày càng ham chơi biếng học nên phải chịu phạt thôi.
Nghe thấy tiếng nói, tôi giật mình mà mở mắt. Sáng vợ chồng dì xuống vườn từ mờ sáng. Nhà còn tôi với thằng Hai, cô Liễu bán cây trái, trông nom ngoài tiệm cũng vừa đến. Trước khi thằng Hai đi học, tôi gạn hỏi:
Trước Hai có thân với bạn nào mà bạn ấy mất rồi không?
Thằng Hai không hề lấy làm lạ khi nghe tôi hỏi, nó lắc đầu trả lời:
Không anh ạ. Trước mẹ Ba cũng hay hỏi em vậy.
Thằng Hai đi học, tôi cũng xin phép cô Lụa ra phố ăn sáng rồi tha thẩn rong chơi. Ngồi bên quán ăn, nhâm nhi cốc trà lá dưới tấm mái che trong không gian thoáng mát, quang người. Trời đương nắng chợt đổ mưa ào ào. Những bước chân vội vàng tìm chỗ trú.
Ai về thành phố mưa rơi
Đợi chờ một chút nắng thời bừng lên
Mưa chợt đến rồi chợt đi, hờn giận vu vơ như người yêu tới tháng, tạnh hạt tôi lang thang theo từng vệt nước đọng lại định ra Bảo tàng Văn hóa Khmer nhưng không hiểu nhầm đường lạc bước kiểu gì ra lại ao Bà Om, trước mắt tôi lại là những gốc sao, gốc dầu cổ thụ, đội rễ trồi lên những hình thù kì dị. Tôi giật nảy khi trước mặt rễ cây tạo hình như đầu thần Bayon bốn mặt. Ngay sau là lối dẫn ra khu hoang tích của ngôi chùa Khmer nơi thằng Hai mộng du đi tới. Mọi thứ đã rõ ràng, không còn nghi vấn gì nữa.

Quay lại truyện Bạn gái tôi lớp 8
BÌNH LUẬN

Phuong Tran

Trả lời

2024-04-09 09:24:31

Kể chuyện lan man , bố cục truyện ko rõ ràng