Logo
Trang chủ
Ngoại truyện 16: Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 1

Ngoại truyện 16: Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 1

Hai bản thảo cũ được coi là “Nam Việt Cổ Niệm Hạ” trên thoạt nghe không có gì liên quan nhiều đến Lỗ ban, nhưng lại đưa Ẩn thần thức lên một mức độ tối thượng, ẩn thoát chuyển sinh ly ly kỳ kỳ. “Kẻ thường dẫu biết cũng không thể trừ - Chân mệnh đã sinh là không thể diệt”. Định căn pháp của xứ Tàu cơ bản là định thân bắt bóng, nhanh đến mức không kịp định thần trở tay, đưa người ta vào vô thức trong một khoảng thời gian rất ngắn. Nhưng đất Nam Việt lại có người dùng thuật này với phương thức hoàn toàn trái ngược.

Một buổi chiều hanh, chút nắng yếu ớt đã nhạt. Hơi lạnh khô khốc đã dần len lỏi vào nếp áo, nếp quần sộc cả lên cánh mũi. Dưới dàn hoa vàng cạnh hiên nhà, bác Song pha trà, tôi nằm đung đưa trên võng, tay lật từng trang cuốn Tìm hiểu về Ngải nghệ huyền bí của Huỳnh Liên Tử, một cuốn sách cũ về Huyền thuật, trang giấy đã bám màu thời gian. Bác Song cười nói:

-Ôi trời! Sách mua từ hồi đi bộ đội, lặn lội vào Nam ra Bắc người ta thì phích nước, búp bê rồi tha lôi cả xe đạp ra, bác có mỗi một va li sách đủ thể loại. Giữ lại làm kỉ niệm cho đến giờ.

Tôi nhìn bác tâm sự mỉm cười rồi lại dành tất cả sự chú tâm vào từng dòng chữ trong trang sách. Cùng là người thích đọc sách, bác Song biết và để tôi được dở hơi một cách tự nhiên, trong “Sự im lặng của bầy cừu”.

Tại một khu rừng thẳm bên Tô Châu Trung Quốc

Viên ngoại Lý Tử Diệu từ Hàng Châu đến Tô Châu thăm người quen tình cờ gặp một người thợ rừng trên tay có cầm một cây lạ, tương tự như loài hoa phong lan nhưng chỉ có lá mà không hoa. Là một nhà chuyên môn tìm hiểu về hoa lan nên viên ngoại họ Lý liền hỏi mua, thấy được tiền người thợ rừng bán ngay, vì trên thực tế người thợ rừng cũng chẳng hiểu là cây gì, chẳng qua ông ta vào rừng làm gỗ thấy cây lạ có vẻ đẹp mắt thì nhổ chơi nay có người hỏi mua thì tiếc gì mà không chịu bán. Sau khi hỏi kỹ người thợ rừng để tìm xuất xứ của cây lạ, viên ngoại Lý biết rằng cây lạ đó do người thợ rừng nhổ trên một thân gỗ mục trong rừng thẳm. Thân cây rất mềm mại, lá màu xanh sẫm như có pha đốm vàng lấm chấm trông qua như mình rồng uốn khúc, chiều dài của thân cây độ năm sáu tấc tây, lá trổ từ trong thân cây ra cho đến gần gốc, gồm tất cả độ mười mấy thân cây như vậy.

Mua xong cây lạ viên ngoại Lý Tử Diệu liền đem từ Tô Châu về Hàng Châu đóng một tấm gỗ hình bướm, ghép gỗ mục và rêu rừng vào rồi đem trồng cây lạ đó vào bản gỗ và treo vào trong giàn lan đã có sẵn các thứ phong lan khác rồi ngày tháng chờ đợi.

Đến cuối năm cây lạ trổ ra được mười giò bông hoa theo mỗi thân cây, hình dáng hoa khi nở trông như đàn chim phụng đang vỗ cánh, sắc hoa thì ngoài cánh màu hồng thắm phía trong màu tím sẫm, giữa màu tím và hồng thắm có pha chấm vàng trông tuyệt đẹp. Đêm đến hoa tỏa ra một mùi hương thơm dịu quyến rũ xa độ một trăm thước có ngửi vẫn thấy mùi hương dịu nhẹ của hoa.

Thấy cây lạ đặc biệt trổ hoa rất hiếm thấy lại đã chịu ăn vào gỗ mục thì quả đúng là lan rừng rồi nên viên ngoại họ Lý vô cùng sung sướng, mừng rỡ liền tổ chức tiệc mừng khánh hạ hoa và đặt tên cho hoa.

Vì thấy cây hoa như mình rồng, hoa nở như phụng múa nên viên ngoại đặt cho cây một cái tên rất đẹp là Long Phụng tiên lan.

Từ đó ngoài sự chăm sóc vườn lan ông đặt tất cả thì giờ vào chăm sóc cho giò lan Long Phụng Tiên.

Ông ta đặt giò lan Long Phụng Tiên ở vị trí cao nhất rồi tự phong cho nó cái tên chúa các loài lan.

Nhưng sự đời cũng lắm chuyện oái oăm bi đát và bất ngờ. Cũng chỉ vì giò lan Long Phụng đó mà sau này viên ngoại Lý Tử Diệu chết trong sầu thảm.

Số là có một hôm viên ngoại bận việc đi xa phải ở lại đêm không về được, rủi thay đêm đó trời giông bão lớn người nhà không để ý nên gió thổi mạnh làm cho giàn lan bị lung lay và tiếc thay gió lan Long Phụng Tiên vì treo cao quá nên bị gió thổi bay rớt xuống đất cách xa chỗ treo đến hơn mười thước. Cây lan bị gãy nát và bầm dập, hoa thì rụng tả tơi không còn một đóa.

Trưa hôm sau viên ngoại trở về, chưa kịp thay khăn áo ông đã vội vã ra vườn để xem lan, nhưng khi đến nơi nhìn lên giàn lan không thấy Long Phụng Tiên đâu cả. Ông đâm ra hoảng hốt thất thần vội nhìn xuống đất thì ngay chỗ cách xa ông độ năm thước, cành lan và hoa lan gãy đổ dập nát tơi tả. Ông vội vàng đến nâng giò lan lên tay thì ôi thôi tất cả đã hoàn toàn hư hỏng tan tác.

Ông ôm giò lan trên tay với thái độ chết lặng rồi ngất xỉu. Người nhà vội chạy ra vực ông lên đem vào nhà. Kể từ đó ông lâm bệnh nặng bỏ cả cơm cháo rồi nửa tháng sau thì mất. Vườn lan không ai chăm sóc cũng dần lụi tàn theo năm tháng.

Về sau cũng có rất nhiều người tìm được loại hoa lan Long Phụng Tiên này nhưng đều không một ai dám trồng vì họ nghĩ rằng xui xẻo, sợ sẽ gặp trường hợp như cái chết của Lý Tử Diệu.

Thực ra đối với người chơi lan thì rất sợ loài hoa đó nhưng dưới cặp mắt của một nhà Huyền bí luyện ngải thì trái lại họ không sợ mà lại còn thích là đằng khác.

Trong thực tế chính cây lan Long Phụng Tiên đó là cây ngải trứ danh có tên là Mai hoa Xà vương. Cây ngải này nếu được tinh luyện sẽ trở thành một loại ngải rồng khi ngậm vào miệng thì da thịt sẽ cứng rắn dao chém không đứt và còn có tác dụng để chữa bệnh cho người bị rắn độc cắn.

Sở dĩ cây này có tên Mai hoa Xà vương là vì theo lời của những nhà luyện ngải cao tay cho biết nguồn gốc của cây này do sự giao hợp của loài rắn chúa Mai hoa (rắn có ngọc) sống hàng trăm năm rất hiếm và chúng chờ lúc trăng lên giữa trời mới đem nhau ra một khoảng trống để ân ái rồi chất tinh trùng vương vãi vào cây gỗ mục và từ đó mọc lên một loại cây mới kì lạ. Cây đó chính là cây ngải Mai hoa Xà vương vậy.

Một nhà chuyên môn về ngải nghệ khi tìm gặp cây này trước khi nhổ lấy, phải nghiêm trang đi quanh cây năm vòng miệng ca bài thần chú như sau:

Mai hoa Xà vương

Thụ khí Âm dương

Mầu nhiệm vô lường

Đông phương Tây phương

Nam phương Bắc phương

Tỏa ngát mùi hương

Bát quái cửu cung

Án ba na mê cum

Mai hoa Xà vương

Hoàng thiên xin chứng

Thỉnh cây xa rừng

Án ba na mê cum

Sau khi đi quanh cây ngải năm vòng theo ngũ hành đọc bài ca thần chú xong, ông thầy ngải mới cúi xuống nhẹ nhàng nhổ lấy cây Mai hoa Xà vương đem về trồng và từ đó vận dụng khả năng chuyên môn của mình để tinh luyện cho cây ngải trở thành hữu dụng.

Loại cây này mọc nhiều ở cực bắc Ấn Độ tuy gọi là nhiều nhưng muốn tìm thấy cũng phải tốn nhiều công phu mới gặp được. Có một điều kì lạ là cây không sinh sôi nảy nở như những loài cây khác. Một bụi gồm bao nhiêu lá cành thì khi đem về trồng dù trôi qua nhiều năm cây Mai hoa Xà vương cũng chỉ xanh tốt thêm rồi nở hoa chứ không đâm thêm chồi nẩy thêm lộc và cũng không kết trái vì vậy cây không thể gieo giống truyền đời được.

Nếu khéo tinh luyện và chăm bón thì có thể nuôi cây sống lâu lắm là mười năm và khi cây khô héo phải làm lễ tống táng rất trang trọng.

Theo tục truyền khi cây chết rồi được đem chôn ở một nơi cao ráo và khuất vắng ít người qua lại và ít lâu sau tại vùng chôn cây có rất nhiều loài rắn Mai hoa đến trú ẩn chung quanh đó.

Đọc xong, tôi bất giác giật mình khi nghĩ tới Phạm Nhan. Tôi tìm lại dòng chữ “một loại ngải rồng khi ngậm vào miệng thì da thịt sẽ cứng rắn dao chém không đứt”, chả lẽ Phạm Nhan xưa đã dùng cách này tạo thuật Lỗ ban độn mộc Cửu khí bì đại thiên khiến cho thân thể cứng rắn khiến đao quằn gươm mẻ. Sau Đức Thánh Trần trí đấu trí, đưa Phạm Nhan về quê ngoại hắn, nơi hắn cất tiếng khóc chào đời bên bờ sông Cầm, tâm trí Phạm Nhan rối trong hoài niệm, phân tâm ngải rồng bị lôi ra khỏi tâm thức, chém đầu chính Ngọ. Cũng có rất nhiều câu chuyện võ sĩ người chết kẻ sống khi ngậm ngải chiến đấu rồi. Chả lẽ thứ ngải đó chính là Mai hoa xà vương ngải?

Tôi chỉ vào hình trong trang sách, hỏi bác Song:

-Bác ơi loài cây này...

Chưa kịp nói hết câu bác Song đã hiểu ý, đẩy cặp kính trả lời:

-Cháu muốn hỏi loài cây này có thật hay không ấy à? Có cháu ạ, nhưng không đến mức linh dị như trong sách nói.

Bác Song uống chén trà nhạt rồi nói tiếp:

-Bác xin phép không gọi nó là Mai hoa xà vương ngải hay Long Phụng Tiên lan, mà nhắc đến với cái tên thân thuộc gần gụi hơn Phượng tiên hoa. Họ Bóng nước hay họ Phượng tiên hoa là một họ trong thực vật hai lá mầm, bao gồm khoảng 2 chi Hydrocera và Impatiens với khoảng 1.000 loài, trong đó gần như tất cả thuộc về chi Bóng nước (Impatiens). Loài được nhắc đến trong sách là Balsamina Impatiens, thường được gọi là Nhựa thơm hay Hoa hồng nhựa thơm, cũng có những cái tên tiếng anh nghe rất quyến rũ như Touch-Me-Not hay Snapweed, là loài có nguồn gốc thực vật Ấn Độ và Myanmar.

Nó là một loài cây thường niên cao 20–75 cm, với thân dày nhưng mềm. Các lá sắp xếp theo hình xoắn ốc, dài 2,5–9 cm và rộng 1–2,5 cm, mép có răng sâu. Những bông hoa có màu hồng, đỏ, màu hoa cà hoặc trắng, đường kính 2,5–5 cm, chúng được thụ phấn bởi ong, côn trùng khác và cả những loài chim ăn mật hoa. Quả là loại quả nang nẻ ra khi chín. Các viên nang hạt chín trải ra qua quá trình phát nổ. Cây thân thảo với lá mọc vòng, có khía răng cưa. Khi ở điều kiện khắc nghiệt như cực bắc Ấn Độ lá tối giản, nhỏ thưa thớt, thân phân đốt, cựa dài như móng rồng. Hoa đối xứng đơn mạnh và gần như có cựa trên các lá đài hướng trục. Hoa xòe ra như đuôi Phượng hoàng. Trong điều kiện thuận lợi, lá mập mạp, răng cưa biến mấy, che hết cựa. Hoa như hình Cô tiên váy áo ngày hội. Vậy nên được gọi là Phượng Tiên hoa.

-Điểm đáng chú ý của nó không chỉ ở vẻ đẹp biến ảo theo điều kiện thời tiết mà còn ở phạm vi sử dụng rộng khắp cho sức khỏe con người. Các bộ phận khác nhau của cây được sử dụng làm phương thuốc truyền thống để chữa bệnh và các bệnh ngoài da. Nước ép từ lá dùng trị mụn cóc và rắn cắn , còn hoa thì đắp lên vết bỏng. Loài này đã được sử dụng làm thuốc truyền thống bản địa ở châu Á để chữa bệnh thấp khớp , gãy xương và các bệnh khác. Trong y học dân gian Hàn Quốc, loài cây này được dùng làm thuốc bongseonhwa dae (봉선화 대) để điều trị táo bón và viêm dạ dày. Người Trung Quốc dùng cây này để chữa những người bị rắn cắn hoặc ăn phải cá độc. Các Glycoside Baccharane đã được tìm thấy trong các bài thuốc thảo dược Trung Quốc làm từ hạt. Nước ép từ thân cây, thân cây sấy khô nghiền thành bột và bột nhão từ hoa cũng được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh. Người Việt Nam gội đầu bằng chiết xuất từ cây để kích thích mọc tóc.

-Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất của loài impatiens này, đặc biệt là vỏ hạt, có hoạt tính chống lại các chủng Helicobacter pylori kháng kháng sinh. Nó cũng là chất ức chế 5α-reductase , loại enzym làm giảm nồng độ testosterone.

-Đây cũng là căn cứ để bác có phỏng đoán như cháu đang nghĩ. Phạm Nhan đã dùng loài cây này sau khi dời Đại Việt sang Tàu. Chính loài cây này đã khiến hắn có một cơ thể cường tráng, chống lại bệnh tật, duy trì được nồng độ testosterone.

-Như cháu cũng biết, testosterone là hormone sinh dục chính và steroid đồng hóa ở nam giới. Ở nam giới, testosterone đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các mô sinh sản nam như tinh hoàn và tuyến tiền liệt, cũng như thúc đẩy các đặc điểm sinh dục phụ như tăng khối lượng cơ và xương, và sự phát triển của lông trên cơ thể. Ngoài ra, testosterone có liên quan đến sức khỏe và hạnh phúc và ngăn ngừa loãng xương. Đây cũng là lý do giải thích cho ham muốn tình dục luôn ở mức cao, dập gái như máy khâu của Nhan. Tai tiếng đến mức ăn hết cung tần mỹ nữ cung cấm nhà Nguyên, thượng dương mà lâm vào cảnh sướng con cu mù con mắt, suýt chặt đầu.

-Ở Hàn Quốc, hoa được nghiền nát và trộn với phèn chua để tạo ra chất nhuộm màu da cam có thể dùng để nhuộm móng tay. Không giống như sơn móng tay thông thường , thuốc nhuộm có tính bán vĩnh viễn, đòi hỏi móng tay nhuộm phải mọc lại theo thời gian để loại bỏ bất kỳ dấu vết nào của màu sắc. Nên hiện tại người ta hay quen gọi hơn với cái tên Hoa Móng tay.

Quay lại truyện Bạn gái tôi lớp 8
BÌNH LUẬN

Phuong Tran

Trả lời

2024-04-09 09:24:31

Kể chuyện lan man , bố cục truyện ko rõ ràng