Logo
Trang chủ

Ngoại truyện 17: Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 2

Tôi gập cuốn sách lại tự hỏi như một thói quen vô thức:

-Độn mộc? Bùa ngải?

Bác Song như hiểu rõ những thắc mắc như từng con điện trở đang hạn chế cường độ dòng chảy trong mạch suy nghĩ của tôi vào lúc này, cười mà giải thích:

- Bùa ngải cũng là Độn mộc thuật thôi mà cháu. Kim, mộc, thủy, hỏa và thổ tương đương với những thứ không bao giờ được phép thiếu trên người thuật sư: Dao ngắn, hạt cây, muối biển, diêm sinh, đất đá và một chút magneto bụi từ trường.

Bác lấy ra một chiếc bao xác rắn, đầu bao được buộc chặt bằng cói khô, chầm chậm tháo từng nút dây, tai trái mở rộng miệng bao, đưa tay phải vào bốc lên một nắm nhỏ, rồi từ từ mở lòng bàn tay ra. Trong đám cây lá thơm mùi thảo dược trên đôi bàn tay to bản, thô ráp, chai sạn gồ lên như phong ấn ấy, có những cánh hoa phụng tiên khô.

Tôi cũng thật là vô tri khi ngay từ mở đầu truyện cứ một điều bác Song, hai điều bác Song mà chẳng hề giới thiệu qua về người đàn ông như được sinh ra để thuộc về Thần Nông Thị này.

Những người mang trong mình huyết kế giới hạn của Thị tộc Thần Nông dù là Nam Việt hay Bắc Tàu không có sai khác gì nhiều. Đều là để chỉ những người được lựa chọn với đôi tay trí óc dùng để tạo ra sự sống. Những người mà người ta hay đùa làm việc chẳng vì tiền mà vì đam mê. Từ sáng sớm đến tối mịt ngoài đồng ruộng, luôn chân luôn tay, không lúc nào thấy ngơi nghỉ, làm đến mức đến người chết cũng phải sống dậy mà bắt đi về. Lục lại trong ký ức vào một ngày vào mùa thu hoạch lạc bãi ngoài đê, đất phù sa đỏ au, tơi và xốp lắm, rũ đất lạc thích tay. Ngoài bãi người ta hay bỏ hoang, hợp tác có bắc loa hô rát cổ nổ họng cũng chẳng có mấy nhà trồng trọt vì mồ mả san sát ngay cạnh ruộng, có cố cũng chỉ một mùa lụt là mọi thứ lại công cốc công cò. Nhớ cái cảm giác ngồi cạnh các ông, các bác trên cái chòi cạnh đê xùa vịt chạy đồng nhìn con nước lũ, nghe tiếng bắn điếu cày kéo dài, lõ điếu như sắp tụt cả vào trong ống tre. Trong làn khói mờ mờ, phong thái như ung dung tự tại cũng chẳng giấu nổi tiếng thở dài: Vụ này toi chó rồi!

Nhưng năm nay trời cho mưa thuận gió hòa, bõ cái công sấp ngửa, mùa thu hoạch ai ai cũng hồ hởi phấn khởi, nét vui mừng rạng rỡ trên những khuôn mặt đã trải dài mưa nắng. Tôi đúng nghĩa cả năm ra đồng được buổi hộ bác Gương. Lăn lê bò toài, quần áo lấm lem như trâu đẫm, đất cát bám cả lên kính cận, mồm lạo xạo phù sa. Bác Song cách vài ruộng trêu:

-Nông chả ra nông, công chả ra công. Thôi anh ra bê lạc lên công nông cho tôi nhờ.

Trời đã tối mù tối mịt, ếch nhái đã oàm oạp country party songs, người làm đồng đã về hết. Cái bãi ngoài đê đã vắng nay chả thấy mấy bóng người nữa. Gió ngoài sông thổi vào mát mà lành quá, lấp ló ánh trăng nhạt dịu qua làn mây trôi. Góc đầu bờ này còn tôi, bác Gương, đầu trên là bác Song, cạnh bờ sông còn bác Nga nữa là chính thức hết người. Chợt thấy đằng xa bác Nga cầm cái nón tiếng bước chân dẫm bình bịch chạy từ góc bờ sông về, thần hồn nát thần tính:

-Ui giời ơi ông Song ơi! Tôi nghe thấy tiếng bà Lê gọi vọng lại. Đúng tiếng bà Lê ngày bà ấy còn sống gọi “Tối lắm rồi. Về đi thôi”.

Bác Song không hỏi thêm lời nào, làm xong mướn lạc dở trên tay là lau mồ hôi, thu dọn, phủi áo quần hướng về phía đầu bờ, cùng bác Nga về.

Tôi tái cả mặt. Đúng góc đó đi ra một đoạn là mộ bà Lê. “Tối lắm rồi. Về đi thôi” giọng nói nhẹ hơi nhưng ngắt nhịp kéo dài của bà cụ ngày hẵng còn thì có ai lạ gì.

Hai người vừa đi vừa nói chuyện, ý ới ra đến chỗ bác cháu tôi. Bác Gương tay vẫn đập đất lạc bồm bộp thản nhiên nói:

-Thế thì khấn xin bà ấy vài câu mà làm nốt.

Vừa nói hết câu, trong giây lát thấy bác Gương đứng chết lặng, ngoái người nhìn xung quanh rồi cũng mau mau chóng chóng thu dọn, điệu bộ thất thần:

-Về thôi, bên này ông Hồng cũng đang quát đuổi về rồi.

Dù chẳng nghe tiếng gì ngoài hơi gió, tiếng sóng sông ào về theo con nước nhưng cũng thấy rùng mình. Tôi không có huyết kế giới hạn Thần Nông Thị.

Huyết kế giới hạn là thứ năng lực đặc biệt trong mỗi con người khi sinh ra có được, có tính di truyền theo huyết thống. Khó để mà giải thích về nó cho đúng. Nó khá giống những dòng chữ mà tôi đọc được trong một cuốn sách nào đó: “My eyes! Yet...such things I can see now! I did what had to be done...but my own people feared what I had become.”

Huyết kế giới hạn không thể được dạy hay sao chép bởi người khác vì các tính trạng này của bố mẹ, ông bà chỉ được truyền lại cho các thế hệ con, cháu. Và không bố mẹ, ông bà nào muốn ép để con cháu mở huyết kế giới hạn.

Đang lan man suy nghĩ thấy bác Song ra lấy lưới che, “chăng đèn cho phố kết hoa” chỗ giàn lan hướng tây. Tôi bất giác giật mình hỏi nửa đùa nửa thật:

-Có lẫn cây ngải nào không đấy bác?

Bác Song cười:

Ngải cứu với củ nghệ thì nhiều.

Bác cầm chiếc bình tưới phun sương 2 lít màu vàng, thư thản tay nhẹ bấm cò bình phun sương, tay lau lá lan rồi chuyển sang chuyện khác xua tan đi cái không khí u ám đang chen ngang trong tâm trí tôi lúc này:

-Hoa lan lên chậu điều cần thiết nhất là tưới định căn thủy, sử dụng kĩ thuật hãm nước khiến Lao mệnh thủy thành Bảo mệnh thủy.

-Bác nghĩ rất nhiều giáo trình cũng đã từng phân giải qua, căn bản không có gì sai lầm quá đáng, chỉ là trong một vài trường hợp cần rõ ràng, căn cứ vào kinh nghiệm dưỡng lan của mình, tưới Định căn thủy không đúng lúc vào một số trường hợp đặc thù, ví dụ như lên chậu ngay lập tức tưới Định căn thủy sẽ tạo thành phản tác. Làm vậy không phải là Định căn thủy cho lan mà phản lại là Lao mệnh thủy cho lan, khiến gốc rễ của lan sẽ thối rữa mục nát.

-Lúc đưa lan lên chậu đều phải cắt bớt một số rễ không và rễ mục, khi cắt sẽ tạo thành những thương khẩu, vết thương trên cây lan. Khi vết thương chưa liền miệng lên chậu ngay lập tức tưới định căn thủy, làm vậy sẽ tiện đường cho bệnh hại truyền nhiễm vào, lại gặp hoàn cảnh không phù hợp kèm theo kĩ thuật không thích hợp rất dễ dẫn đến vết thương mục nát. Rễ lan chia làm hai phần: phần hút nước và phần hút dưỡng chất. Định căn thủy nói về khả năng giữ nước của lan. Rễ lan là rễ thịt, khả năng giữ nước rất mạnh nhưng khi bị mục nát lực sống kém định căn sẽ tạo thành lao thủy. Hoa lan chết trong ngập úng. Để giảm thiểu rễ mục nát và rụng lá nên dùng phương pháp hãm.

Đầu tiên lấy đất cho lên chậu với độ ẩm thích hợp, không lấy đất khô, dùng tay lăn được thành cục nhỏ là vừa đủ ẩm.

Sau đó phòng vết thương trên thân lan tiếp tục thối rữa bằng thuốc phun hay che thảo mục.

Tiếp theo làm ẩm đất trên chậu, để lan nơi khô mát thoáng gió, phun sương giữ ẩm cả lá lan và đất lan.

Cuối cùng lên chậu khô ráo mới định căn thủy.

Tạo ra sự sống luôn là điều gì đó rất kì diệu. Một cây lan rừng mất dần đến gần hết vẻ tươi tắn, như bị cạn kiệt sức sống từ bên trong, teo tóp vì đói vì sống bằng thuốc cầm chừng trong sọt sắt gác sau xe máy đám buôn cây cảnh mà qua bàn tay chăm sóc của bác Song, tham ăn đến mất cả tự trọng. Tôi hay đùa bác:

-Bác chiều quá, toàn làm hư chúng nó. Rồi giống gì cũng thành giống mập thù lù hết.

Quay lại truyện Bạn gái tôi lớp 8
BÌNH LUẬN

Phuong Tran

Trả lời

2024-04-09 09:24:31

Kể chuyện lan man , bố cục truyện ko rõ ràng