Logo
Trang chủ

Ngoại truyện 10: Lỗ ban thất hào 5

Thất sơn quyền mang tính biến, khó lường, phi quy ước, ra đòn với sức mạnh bản năng, dựa trên khai mở thần thức. Thần thức được nhắc đến ở đây là một dạng mắt sao chép kĩ thuật của môn võ khác. Nó hoàn toàn có thể nắm được, hiểu được để sử dụng khi ổn định được 7 chakra trong cơ thể tại các vị trí bộ phận sinh dục, rốn, bụng, ngực, họng, hốc trán, đỉnh đầu trả lời cho các câu hỏi ta là ai, ta cảm thấy gì, ta làm gì, ta yêu gì, ta nói gì, ta hiểu gì khi nhập định. Các vị trí chakra này thực tế rất khó kiểm soát vì ngay từ chakra số 1 bộ phận sinh dục là thứ không thể giảm trừ, làm vậy là trái bản năng gốc của con người nên được thay bằng thuật độn mộc lỗ ban. Cuộc sống bình thường xin được sống như người bình thường không trái đạo đức lương tâm, khi thực sự không còn cách nào khác mới tạo thức gọi thần về hộ thân giúp đỡ. Vì vậy Thất sơn quyền gồm cả quyền và thuật. Người học đến đủ thì vừa là võ sĩ vừa là đạo sĩ. Dân tình hay gọi mỉa là biết đánh võ, vẽ bùa thêm nghề lang băm bốc thuốc cứu người. Thằng Năm Hùng lại còn quá trẻ để học Lỗ ban. Mỗi lần thế này tâm can ta ray rứt lắm.
Tôi thắc mắc:
Sao anh Năm Hùng lại chưa thể học huyền thuật hả ông?
Ông Sáu đưa mắt nghiêm nghị sang nhìn tôi:
Vì ta rất sợ những kẻ trong người có Neak như cháu.
Tôi giật mình:
Neak? Là Nagaraja?
Ông Sáu gật đầu:
Ừ là Rồng. Rồng Khmer có nhiều tên gọi khác nhau. Rồng một đầu Neak Sê-să là loài rồng được hình thành từ những hạt bụi của vũ trụ, trường tồn mãi mãi và chỉ sống ở cõi tiên, thường được đặt trên nóc chánh điện. Nó là biểu tượng của “sự còn lại” của mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ sau khi đã bị hủy diệt. Đó cũng là biểu tượng của chiến thắng, của hạnh phúc.
Rồng ba đầu Neak Kol-lă-pă, được sinh ra ở khoảng giữa của cõi Thiên và cõi Người. Rồng này sống ở đáy biển. Đối với người Khmer, thì rồng ba đầu là sự tượng trưng cho Tam Bảo của nhà Phật (Phật, Pháp, Tăng). Đầu ở giữa tượng trưng cho Phật Thích Ca, bên phải đại diện cho Pháp và bên trái tượng trưng cho Tăng. Nó cũng là biểu tượng của sự ràng buộc trong mối quan hệ chồng, vợ và con cái.
Rồng năm đầu Neak Ă-non-tă cũng được sinh ra từ những hạt bụi của vũ trụ, trường tồn mãi mãi và cũng chỉ sống ở cõi tiên. Nó tượng trưng cho năm vị Phật trong thế gian. Nó còn là biểu tượng của Ngũ giới (không trộm cắp, không sát sanh, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu) cũng là biểu tượng của thân, xúc, tuệ, vật chất và tâm.
Rồng bảy đầu Neak Meach-chă-linh. Ra đời từ đáy giếng Hê-ranh-nhes, là loài luôn đem lại nguồn sống hạnh phúc cho con người, che chở con người khỏi bị ngập úng trong biển nước khi bị lũ lụt. Chính loài Neak Mach-chă-linh này đã cuộn mình thành bệ ngồi và dùng đầu làm thành “chiếc ô” che cho đức Phật khi Ngài tọa thiền. Vì thế rồng bảy đầu được coi như một hộ pháp đắc lực của đức Phật Thích-ca Mâu Ni. Để ghi nhớ, người Khmer đã lấy tên của nó để đặt tên cho bảy ngày trong tuần, là: A-tít (Mặt Trời) tương ứng Chủ Nhật, Chăn (Mặt Trăng) tương ứng Thứ Hai, Ang-kea (Sao Hỏa) Thứ Ba, Púth (Sao Thủy) Thứ Tư, Prô-hos (Sao Mộc) Thứ Năm, Sóc (Sao Kim) Thứ Sáu và Său (Sao Thổ) Thứ Bảy.
Nó cũng là sự tượng trưng cho bảy vị thần cai quản bảy đại dương, bảy núi ngọc lớn trong vũ trụ.
Rồng chín đầu Neak Va-so-ky, là loài rồng của cõi trên, của thần linh. Là biểu tượng của quyền năng, sức mạnh thiêng và sự trường tồn của vũ trụ, là sự tượng trưng cho thế giới cực lạc. Đó là sức mạnh của tia chớp ở hướng Đông, sức mạnh của những điệu múa thiêng ở hướng Tây, quyền năng tối thượng của Luật trời ở hướng Nam, sức mạnh của cải vật chất và cái đẹp ở hướng Bắc, sức mạnh của lửa ở hướng Đông Nam, sức mạnh của sự hủy diệt bởi lửa (sự đốt cháy, thiêu rụi mọi vật) ở hướng Đông Bắc, quyền lực của thế giới ma quỷ ở hướng Tây Nam, sức mạnh của gió ở hướng Tây Bắc và một thứ sức mạnh, quyền lực của đấng cai quản, bảo vệ muôn loài ở hướng trung tâm.
Rồng có số đầu chẵn rất ít được nói đến, vì đó là tạo tác của Visnu, là biểu tượng của sự sống và cái chết. Và cháu hay Năm Hùng đều mang trong mình những Neak có số đầu chẵn, chứa đựng nỗi buồn và sự đau khổ. Ta chần chừ không truyền huyền thuật cho Năm Hùng vì Lỗ ban là độn mộc thuật rất tàn khốc. Cũng vì Neak trong người nó làm ta nhớ đến Thi Cướp. Một trong những người con xuất chúng của Thất sơn quyền, vượt hẳn mọi người về tài năng, trí tuệ nhưng lầm lạc.
Ông Sáu xoa xoa quyển sách cũ đã ố vàng mối xông trong lặng thing, không gian im ắng quá đủ để nghe cả tiếng mọt gỗ kẽo kẹt não nề bên khung cửa cũ. Rồi ông mở lòng:
Thi là kẻ có trí não nhanh nhậy bao bọc trong một thân thủ đủ thể đủ chất để học võ. Thân thể rất lười tập luyện, hay đóng vai bao cát, đối thủ cho anh em, bạn bè tập luyện chứ ít khi dùng nhiều sức động tay chân. Có anh Trưởng tràng thấy Thi ngồi nhiều hơn đứng châm biếm:
Thứ lười nhác võ ngồi
Thi câng mặt thách thức:
Tôi thách anh ăn được tôi đấy
Đang đứng vào thế, anh Trưởng tràng liền vung chân đá một cú thị uy, đe nẹt đàn em hỗn hào. Không thể ngờ Thi đã đoán được trước, co giò đỡ rồi dùng kĩ thuật nhập thân tiến thẳng về phía chân anh Trưởng tràng vừa đỡ được đòn vừa đẩy đối thủ mất trụ lùi lại, nhanh như chớp tiến thêm nửa bước khóa luôn khớp tay bẻ gập ra sau đồng thời đá khụy chân trụ đối phương. Khi Thi chùng gối hạ người xuống ở thế thấp thì mặt anh Trưởng tràng đã áp sát đất, một tay bị khóa gập sau lưng. Đây cũng là khi Sư phụ bắt đầu thấy lo lắng. Đó hoàn toàn là các động tác của môn võ khác. Cú co giò đỡ của Muay Thái chuyển tiếp sang là các kĩ thuật của Aikido được thực hiện rất nhuần nhuyễn như đã tập luyện rất nhiều lần. Irimi nhập thân tiến thẳng hoặc chéo về phía trước, chuyển động xoay hướng Tenkan - chuyển hướng đà tấn công của đối phương rồi khóa khớp và đẩy. Ông thừa hiểu Thi đã nắm được tinh hoa của Thất sơn quyền. Nhưng không rõ mắt sao chép là do đầu óc am hiểu nhanh nhẹn mà có hay đã mở thần thức. Mở và kiểm soát được thần thức ở mức này xưa nay chỉ có thầy Đạo Ngựa. Ông vẫn nửa tin nửa ngờ. Đến khi Thi một mình cầm dao đợi trên cầu Đá, lùa một đám 8 thằng thanh niên xăm trổ chạy bán sống bán chết, nhìn hỏa hận trong ánh mắt Thi ông mới vỡ lẽ đồ đệ của mình đã tự đọc hết Thất sơn thần quyền và trong người Thi có Neak mở thần thức, một con Neak của sự chết chóc mà đàng ngòai hay gọi là Thao Thiết một trong những Long sinh cửu phẩm. Khi Thi bị cho xuống núi, đuổi khỏi Đường cũng là lúc đầu giải phóng, xã hội rất nhiễu nhương. Với cách thức hoạt động độc lập, tự chọn và giao ước cho mình một luật rừng riêng, cái tên Thi Cướp bắt đầu nổi danh ở những vùng kinh tế mới từ ngày đó. Rất nhiều kẻ muốn săn lùng, thử tài và lấy mạng của Thi Cướp. Khi đang uống bia trong một quán cỏ ven đường, có một đôi nam nữ mặc đồ lính quân lực việt nam cộng hòa, đi giày da đen cao cổ, quần áo màu thằn lằn, nam kính đen, nữ tóc ngắn vào ý đồ chí chơi Thi Cướp. Trong tiếng nhạc màu vàng chầm chậm:
Quán mơ xinh xinh lặng lẽ
Mưa tí tách bên hiên nghe như ngàn lời não nề
Tay vàng, môi vàng đùa theo làn khói
Thuốc thơm khói thơm bay lên trời cao lôi cuốn theo bao sầu đau
Thi quan sát quanh mình, một băng ghế gỗ dài đúng tầm chân, một chiếc ghế nhựa đúng tầm tay. Ngay lập tức chân đá băng ghế trôi về ống đồng tên đeo kính, tay cầm ghế nhựa phang thẳng vào lưng ả đàn bà dáng đàn ông. Hành động rất nhanh, dứt khoát khiến hai kẻ kia bị phủ đầu mà không kịp trở tay. Khi loay hoay đứng được dậy thì Thi Cướp đã ẩn mất chỉ nghe thấy tiếng chốt súng đã vào đạn, rulo côn xoay, một tiếng nổ đanh mùi thuốc súng. Cảnh cáo.
Trong một cuộc thách đấu, gặp một đối thủ múa đôi côn sắt bay vun vút, Thi nhận ra điểm yếu của thứ vũ khí này, chỉ xin mượn một cây đòn gánh. Khi đối phương vào trận vẫn đang thủ thế chờ phản đòn, Thi sử dụng một kĩ thuật mà bóng đá hay gọi là chuyền không cần nhìn, mắt chăm chú nhìn vào vai phải đối thủ chân phải giả bộ tiến về khoảng không phía trước nhưng tay trái lại đâm thẳng đầu đòn gánh xuống bàn chân đối thủ. Tốc độ động tác rất nhanh khiến đối thủ bất ngờ đau đớn bỏ côn khụy gối mà xin thua.

Quay lại truyện Bạn gái tôi lớp 8
BÌNH LUẬN

Phuong Tran

Trả lời

2024-04-09 09:24:31

Kể chuyện lan man , bố cục truyện ko rõ ràng