Logo
Trang chủ

Chương 43: Bất đối xứng 3

Bộ sách Tang thương ngẫu lục 桑滄偶錄 do Tùng Niên và Kính Phủ cùng soạn năm Gia Long có những ghi chép cơ bản về Nội đạo. Ông Phạm Đình Hổ 范廷琥 (1768-1839), tự Tùng Niên 松年, hiệu Đông Dã Tiều 東野樵 người làng Đan Loan huyện Đường An trấn Hải Dương, con quan Tham tri chính sự Phạm Đình Dư 范廷璵. Vì là con vị đại thần, nên đương thời thường gọi là ông Chiêu Hổ. Ông Nguyễn Án 阮案 (1770-1815), tự Kính Phủ 敬甫, hiệu Ngu Hồ 愚湖, người làng Du Lâm, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (Bắc Ninh), cháu đích tôn của ông tiến sĩ Nguyễn Bá (sau đổi là Nguyễn Thưởng). Hai ông sinh hồi cuối Lê, cái khoảng đời đã xảy ra rất nhiều những việc bể dâu biến đổi, mà bộ sách này chép nhiều câu chuyện biến thiên của hồi ấy, cho nên tên sách đặt là Tang thương ngẫu lục, nghĩa là những câu chuyện ghi chép tình cờ trong cuộc bể dâu. Ban đầu sách này chỉ có bản viết trong một thời gian gần trăm năm. Đến năm Bính Thân niên hiệu Thành Thái thứ 8 (1896), ông Nghè Gia Xuyên Đỗ Văn Tân, Tổng đốc Hải Dương, quyên tiền khắc ván, từ đấy mới có bản in mà sự lưu hành mới được rộng hơn trước. Đây là một bộ sách xưa, có bổ trợ cho nền sử học.

Những ghi chép về An Đông Nội Đạo Tràng

Lê triều khi mới Trung hưng, việc binh đao vừa yên, tà yêu quỷ quái nổi lên nhiều, dân gian rất khổ sở. Tại làng An Đông, huyện Quảng Xương, có người tên là Trần Lộc, vốn làm nghề phù thủy. Một hôm đi qua núi Na, nhân đương ngày hè nắng dữ, Trần Lộc ngồi nghỉ ở dưới núi, bỗng ở trên đỉnh núi, giữa khoảng rừng cây rậm rạp, có một ông già đầu bạc phơ, đương đứng ngó xuống mà vẫy. Trần Lộc xắn áo đi lên, giữa trưa thì lên đến đỉnh núi, phục xuống làm lễ bái yết. Ông già vỗ về rằng:

- Nhà ngươi là người thành thực, đôn hậu, Thượng đế khen ngợi, sai ta trao cho những bí quyết.

Bèn ghé vào tai mà bảo cho và nói:

- Đó là những phép Phật thượng không. Nhà ngươi nên siêng năng làm việc tế độ, tòa sen sẽ chẳng xa gì.

Nói xong thì không thấy đâu cả. Trần Lộc trông lên trên không mà bái tạ. Rồi đem những phép ấy ra thử dùng thì đều linh nghiệm. Từ đấy nổi tiếng về nghề phù lục. Người ta gọi Trần là Phật Tổ Như Lai, hai con là Tả Hữu Tôn Thánh, người đồ đệ giỏi nhất là Tiền Quan Tôn Thánh, còn những người khác là Bồ Tát, Kim Cương, Minh Sư, Thượng, Trung, Hạ Thặng …

Nghe núi Mỏ Diều có một con yêu, thường làm tai nạn cho những khách qua đường, bèn đến để trị. Con yêu vận mặc lối cung trang, giữ trên đầu núi, cùng Tổ sư chống cự ba ngày không phân thua được. Tổ sư tức lắm, phóng một cái quyết lật đổ núi. Yêu hóa làm con quạ bay vút lên giời.

Tổ sư lại phóng mấy cái quyết trúng vào mình nó, nó phải sa xuống đất mà chết.

Mười hai cửa bể ở miền tây nam, mỗi cửa đều có một thần sóng, thường làm cho nước bốc cao lên như núi, chốc lát lại tan đi. Thuyền bè gặp phải, không tài nào sống sót được. Tổ sư sai đồ đệ đi bắn, trừ được chín, còn sót lại ba. Xảy có việc phải đi trông coi ở Sòng Sơn nên không trừ nốt được.

Bấy giờ vua Thần Tông mắc một bệnh lạ. Có người bảo là cái nhân quả tái thế của vua Lý Thần Tông mang căn bệnh hóa hổ. Trong triều ngoài dã đều lo ngại. Đại nguyên súy Thanh Vương tính kế, xin vua nhường ngôi cho Thái tử, xưng Thái thượng hoàng, ở cung riêng để dưỡng bệnh. Trải dùng bùa, thuốc trong mấy năm, không chút hiệu nghiệm gì cả. Nghe tiếng Tổ sư, triều đình sai trung sứ đến vời. Tổ sư nghĩ vì cái yêu khí ở vùng tây nam mới yên, chưa dám rời mà đi vội, cử đồ đệ là Pháp bộ Kim cương đi thay, đấm vào ngực mà niệm chú. Hơn một tháng, Thượng hoàng khỏi bệnh, trở lại ngôi rồng, truyền xuống dựng đền thờ Nội đạo để tinh biểu. Kim cương trở về, đường qua làng Bố Vệ. Giữa khi người làng đương làm lễ tế thần, Kim cương đứng đái ở trước đình, bị mấy người trẻ tuổi trong làng tức giận trói lại. Kim cương nói mãi mới được tha ra, bèn bắt một cái quyết trói, rồi đi. Lập tức già trẻ trong đình, ai nấy hai tay chập vào nhau mà ngồi dựa cột, chỗ năm người, chỗ ba người, muốn giằng ra cũng không được. Cả làng đều kinh ngạc. Có người nói vừa nãy có một vị thuật sĩ vô lễ, người làng trói rồi tha ra, hay là hắn phản chăng? Cho người đi tìm thì chẳng thấy đâu cả. Việc đến tai triều đình, vua nói:

- Đó là Pháp bộ Kim cương đấy.

Hỏi đến Tổ sư. Tổ sư trách mắng Kim Cương, rồi bao nhiêu bài quyết đã trao cho, đều thu lại hết, chỉ còn những bài quyết thỉnh Phật và trừ tà là còn để lưu hành ở đời. Ở vùng Giang Bắc, có một phái gọi là Nội đạo tràng, lấy trượng trị bệnh. Đó không phải là phái này.

Sách Tang thương ngẫu lục do Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án viết vào khoảng năm 1786 in vào 1796. Thời kì vua Lê chúa Trịnh, những biến động về chính trị, xã hội và văn hóa khoảng thời gian này đã tạo cho tôn giáo tín ngưỡng thế chân vạc Phật giáo, Nội đạo và Tam tứ phủ. Chỉ riêng bộ tượng truyền thần của vua Lê Thần Tông và Cung phi tại chùa Mật Thanh Hóa đã cho thấy sức phức tạp của xã hội đương thời. Một vị vua với áo mão ngự tòa sen với xung quanh là bà Hậu đeo tràng hạt đội mũ Bảo quan, một bà Thái, một bà Mường và một bà Tây. Đạo giáo, Phật giáo, Tây Ta Mường Mán như hội tụ đủ về nhà vua. Rất nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa Phật giáo cơ bản và Phật giáo nội sinh hay Nội Đạo. Thực ra Phật giáo nội sinh muốn ẩn mình trong Phật giáo đại chúng nhưng vì công đức mà vua tự tay đề bút cho cái tên Nội Đạo Tràng khiến nó bị tách mình ra như một giáo phái phù thủy cổ điển đơn thuần. Tôi đã từng mô tả về chùa trong chiều không gian ánh sáng qua đồng nhãn với những bờ tường được đắp tượng cổ nhân đề thơ theo phong cách Đạo giáo chứ không hề có chữ Vạn hay chữ Phật. Vì đó mới thực sự là những ngôi chùa made in Việt Nam, Phật giáo nội sinh hay những ngôi chùa Nội đạo. Nơi tháp Trùng Sinh luôn có hổ, đến vua mang chân Long cũng không thể thoát vòng Trùng Sinh. Câu chuyện Nội Đạo Tràng kể lại công tích của các pháp sư Đạo giáo ở Quảng Xương Thanh Hóa đã dùng thuật bùa chú phù thủy để chữa bệnh lạ cho vua Lê Thần Tông. Trong lịch sử Việt chỉ có hai vị vua cùng mang cái tên Thần Tông, vua Lý Thần Tông và vua Lê Thần Tông là những vị nửa thánh nửa vua, cả hai đều bị mọc lông, gầm thét như hổ phải nhờ pháp sư chữa lành. Từ Đạo Hạnh chuyển sinh thành Lý Thần Tông mang căn bệnh hóa hổ phải nhờ đại sư Minh Không mở thần thức phong ấn chữa lành. Lê Thần Tông mắc lại căn bệnh hóa hổ chuyển sinh của Lý Thần Tông. Trần Lộc không phải là một chân thân của Minh Không. Ông già tóc bạc phơ truyền phép Phật thượng không cho Trần Lộc mới chính là Minh Không. Trong Hai thái cực của A la hán tôi cũng đã từng có những ghi chép về Minh Không. Các pháp sư Nội đạo tràng đã được triều đình nhà Lê ban thưởng, ghi nhận và cho lập cơ sở hành đạo, tuyển môn sinh và phát triển ở đất Thanh Hóa cũng như trên toàn đất Bắc Việt. Theo những ghi chép của Tùng Niên, Kính Phủ cùng các tư liệu điền dã khác, người khởi xướng phái phù thủy ở Thanh Hóa là pháp sư Trần Ngọc Lành trên sách trên ghi Trần Lộc và một số viết sau, sách viết sau này gọi là Trần Toàn. Tôi vẫn nhớ ánh mắt Trang lúc đó nhìn tôi mà nói:

-You can call me Lincoln, 祿, or Lộc. I am a Vietnamese Shaman-Priest in training for the indigenous religion of Nội Đạo, descended from a long line of such on my maternal side.

- Anh có thể gọi em là Lincoln, 祿, hoặc Lộc. Em là một thầy phù thủy-pháp sư được đào tạo cho tôn giáo bản địa của Nội Đạo, là hậu duệ của một dòng họ lâu đời như vậy bên mẹ em.

Trên điện thờ tại quê hương, Trần Lộc có pháp danh Thượng không Phật, người dân thường gọi là Phật tổ. Dòng phái này bắt đầu phát triển qua các môn đồ thuộc nội tộc của Ngài là ba người con trai và một người cháu trai. Ở điện thờ, bốn vị này đã được phong Tả tôn thánh, Hữu tôn thánh, Tiền quan thánh. Dòng phái này tiếp tục được mở rộng qua các môn đồ ngoại tộc và có tới hàng ngàn môn sinh ở đất Thanh Hóa (tại các huyện Quảng Xương, Hoàng Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Mường Lát) và ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương. Sự tồn tại và phát triển của dòng phái này đã được ghi lại ở một số sách khác đời trước, nhưng có thể thấy cụ thể qua sự bố trí điện thờ tại chùa Mậu Xương còn tồn tại tới ngày nay, đây là nơi hóa của các thánh (làng Mậu Xương, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa). Hình thức bố trí điện thờ theo bố trí của Tam bảo: hàng trên cùng là Thượng Không Phật (Tổ sư Phật tổ Trần Lộc), hàng thứ hai là Tứ thánh – bốn thánh thuộc nội tộc (trực hệ) của Thượng Không Phật (Tả - Hữu tôn thánh, Tiền - Hậu quan thánh) và hàng thứ hai có hai Á thánh với pháp danh là Tự Pháp người Hải Dương. Dấu tích của sự phát triển Nội Đạo Tràng cũng có thể tìm thấy ở chùa Từ Minh (xã Hoàng Long, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa), nơi đây chính là khởi nguyên của Nội Đạo.

Qua Tang thương ngẫu lục, ta thấy hành trạng uy danh của phái Đạo phù thủy ở Thanh Hóa đã được ghi lại bằng truyền thuyết về các pháp sư Quảng Xương có thuật trị các ác thần trên núi, dưới biển. Họ đã trị được chín trong mười hai ác thần tại mười hai cửa bể ở miền tây nam thường làm cho nước bốc cao lên như núi, chốc lại tan đi. Thuyền bè gặp phải, không tài nào sống sót được. Chính vì tiếng tăm trị ác trên non dưới biển đó đã tạo cho các pháp sư dòng phái này danh tiếng toàn tài nên họ đã được vào cung chữa bệnh cho vua. Cũng từ đây, quy mô của phái Đạo phù thủy Thanh Hóa đã vượt qua khỏi phạm vi địa phương, được cung đình bảo trợ và trở thành một nhóm phái Đạo phù thủy mang tính Quốc gia. Họ cũng là những thầy pháp “trông coi” sự yên bình cho vùng núi Sòng.

Quay lại truyện Bạn gái tôi lớp 8
BÌNH LUẬN

Phuong Tran

Trả lời

2024-04-09 09:24:31

Kể chuyện lan man , bố cục truyện ko rõ ràng