Logo
Trang chủ

Chương 44: Bất đối xứng 4: Đại chiến ở Sòng Sơn

Từ khi Thánh Mẫu Liễu Hạnh hiển linh tại Phố Cát, thì được thờ ở nhiều nơi. Tại làng Kẻ Dầy nay là xã Kim Thái huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định là quê hương sinh ra Thánh Mẫu đã xây dựng đền thờ, gọi là Phủ Dầy hàng năm mở hội lớn vào tháng ba.

Nhiều làng trên đất nước cũng lập phủ thờ Mẫu. Tiên Chúa đi du ngoạn các danh lam thắng cảnh cùng hai vị Tiên nữ. Thấy phong cảnh vùng Sòng Sơn non xanh nước biếc, Tiên Chúa dừng lại hiển thánh nhiều lần tỏ sự uy linh. Đêm đêm Tiên Chúa vùng hai vị Tiên nữ nằm mắc võng giữa rừng cây, ban ngày hiện thành bà già bán quán, thiếu nữ ca hát trên đường, kẻ nào qua đường mà chứ trêu ghẹo thì chắc chắn gặp tai ương. Chiều tà sẩm tối thì kéo quân binh rầm rập đi tuần khắp nơi, dân làng nghe tiếng phải đi ngủ sớm, những tên hoà lý sâu mọt trong làng thường bị xử phạt, thậm chí cho người đột nhập vào làng bắt trói lý trưởng nhốt xuống giếng sâu, hoặc bắt các kỳ mục trong làng treo lên cây cho nhịn đói.

Có lần vua Lê ngự giá về thăm quê ở Thanh Hoá. Các vị hoàng thân, cung phi đi theo rất đông, khi qua Sòng Sơn bỗng tự nhiên xe kiệu dựng đứng, không làm sao mà đi được, phải xuống đi bộ, ai tỏ vẻ oán trách không cúi đầu, chỉ trong khoảnh khắc bị thiệt mạng ngay trên đường đi. Vua Lê sợ hãi, vội lui xa giá trở về kinh, triệu bách quan đến bàn bạc, vua nói:

– Trẫm thừa mệnh trời, được sự phù trợ uy linh của liệt miếu mà trị thiên hạ, sông núi linh thiêng, dân làm ăn yên ổn. Nay không biết loại yêu quái nào mà nhiễu hại dân xưa nay chưa từng có như vậy, dân lành có tội tình gì, trẫm vô cùng thương xót, vậy hãy cáo với thần dân thiên hạ, ai có tài trị được yêu quái, trẫm sẽ ban thưởng bạc vàng không tiếc.

Các quan kẻ thì bảo mời phương sĩ cả nước, kẻ nói mời pháp sư, có người lại nói xin mở hội chư thần có danh tiếng cả nước về dự hội tiêu trừ, nhưng đều không đạt kết quả. Nhà vua than thở:

– Giá này có được thượng sư nội đạo tràng tái sinh thì mới diệt được yêu quái.

Có một vị thần tâu rằng:

– Nay thượng sư còn ba người con đang tại xã Từ Minh huyện Hoàng Hoá.

Nhà vua cho sứ giả đến mời hai ba lần mà con của thượng sư là Tiền Quan Thánh vẫn từ chối, nhà vua vẫn kiên trì sai sứ giả đến thỉnh cầu. Tiền Quan Thánh bèn hỏi ý kiến các học trò của mình, một người thưa rằng:

– Thầy đã vâng mệnh đức Phật thế tôn uỷ thác cho việc độ thế cứu dân, nay sinh mệnh của dân đang gặp lâm nguy không thể không cứu, mệnh vua không thể không theo, vùng Sòng Sơn là đất của bản hạt trông nom, lẽ nào chỉ ngồi nhìn.

Tiền Quan Thánh cho là phải, bèn mời sứ giả về tâu trước với vua, hôm sau báo tin cho hai em là Tả Hữu Quan Thánh cùng vào yết kiến. Tiền Quan Thánh làm Thống lĩnh, giao cho binh quyền cùng các quan tiến về Sòng Sơn, cờ xí ngợp trời, chiêng trống ầm vang, Tiên Chúa Liễu Hạnh nghe tin nhưng không đề phòng.

Tiền Quan Thánh xuất hiện như một người thường, cưỡi ngựa bạch một mình tới Sòng Sơn, qua lại trước cung Chúa Liễu Hạnh vài ba lần. Chúa Liễu thấy đây không phải là người tầm thường, bèn xuống thềm đón tiếp và nói:

– Quý nhân qua đây, may mắn được gặp thật thoả lòng mong đợi từ lâu, xin mời ngài vào cung môn mời trà.

Tiền Quan Thánh xuống ngựa cung kính đáp rằng:

– Ta cũng đã từng ở thiên đình, trước cũng có quan hệ với quý chúa. Nay được biết quý chúa đang gặp tai hoạ lớn, muốn đến cứu giúp. Quý chúa từ thủa giáng trần đến nay, anh phong lẫm liệt, hiển lộng thần oai, chỉ vẫy bàn tay đã làm cho quỷ khiếp thần sợ, vừa chuyển gót chân, quý chúa đã làm nên phong ba bão táp, thật là một vị nữ thần xưa nay hiếm có, từ lâu đã nổi tiếng khắp ba cõi thế gian. Duy có điều là chúa ra oai thường quá tay, làm dân lành vô tội chết nhiều. Vì vậy vua Lê cho mời các vị phương sĩ đến để trừng trị quý chúa. Ta chỉ e lực trí thần thông của quý chúa chưa đủ, nếu thua kẻ trần gian thì quý chúa sẽ thị hổ thẹn. Quý Chúa hãy đem những pháp thuật đã có xưa nay diễn thử cho ta xem, nếu như có chỗ nào sơ hở, ta sẽ bổ xung cho, để đảm bảo sự toàn vẹn.

Chúa Liễu Hạnh nghe nói rất vui mừng:

– Lời nói của quý nhân rất cảm kích, ta đã nhiều năm bị đày xuống trần gian, vốn ta không muốn làm hại dân chúng, chỉ hiềm một nỗi dân chúng hạ giới không chịu phục diệu pháp ta, vua chúa lại không biết đến tên tuổi ta. Vì thế ta phải ra oai tỏ rõ uy linh của ta mà thôi. Nay ta đang ngồi trên lưng cọp, không dừng được nữa, sự tình đã gấp gáp thế này, nếu được ngài giúp sức thì ta ghi ơn công đức này. Nay ta thử ra ba ngàn phép lạ để ngài xem, nếu không đủ xin ngài chỉ bảo, không dấu diếm gì.

Nói song Tiên Chúa bèn nắm tay bắt quyết. Tiền Quan Thánh đã lấy khăn đỏ trong tay áo ra bí mật thu hết phép, diễn xong thuật Chúa Liễu Hạnh không nghi ngại gì, vui vẻ nói với Tiền Quan Thánh:

– Pháp thuật của ta như thế nào liệu có địch nổi họ không?

Tiền Quan Thánh đáp:

– Hay lắm! Lục trí thần thông đều tinh diệu, ta chưa hề nghĩ rằng một người phụ nữ lại tài giỏi đến như thế, bọn phương sĩ chốn nhân gian này chỉ đáng mặt làm con của quý chúa mà thôi.

Chúa Liễu Hạnh mở tiệc khoản đãi, sai thị nữ múa hát làm vui. Tiền Quan Thánh liếc mắt, vẻ thăm dò xung quanh. Chúa Liễu Hạnh bỗng thấy chột dạ thì Tiền Quan Thánh liền xin cáo bái, bước ra ngoài. Chúa Liễu Hạnh đập bàn tức giận thét lên:

Ôi ta bị ngươi lừa rồi.

Lập tức Chúa Liễu Hạnh triệu gấp quân tam phủ, thuỷ tinh sơn vương, long thần hàng vạn quân và xuống lệnh. Đất trời sông núi đảo điên, gió to sóng cả nước biển dâng lên. Cả vùng Sòng Sơn hoảng loạn, dân chốn chạy xaó xác, nhưng ba anh em Tiền Quan Thánh đứng trên đỉnh núi mỉm cười. Rồi họ bày binh bố trận, phát ba tiếng súng lệnh, phất cờ hiệu chỉ huy bao vây chặt Song Sơn ba ngày, cuồng phong nổi lên, mưa như thác đổ, cây rừng ngả nghiêng, sóng biển gào thét dậy trời. Nhà cửa làng mạc chung quanh lại một phen chao đảo, gia xúc, gia cầm, tôm cá chết ngập, sông suối đỏ ngầu máu. Đội tiền quân của Tiên Chúa đại bại. Hôm sau Tiền Quan Thánh dùng phép bay bùa chuyển dấu đi như gió, sai ba trăm thần tướng dẫn quân triều đình phóng lửa đốt cháy chụi trơn ba trăm đền phủ của Mẫu Liễu, từ Vân Cát ở Sơn Nam, đến Sòng Sơn ở Thanh Hoá, khói lửa ngụt trời, cháy mười ngày ròng rã mà vẫn chưa hết.

Chúa Liễu bị thu hết phép nên thua trận, biến thành một chàng trai định trốn khỏi vòng vây, nhưng không được. Tình thế bức bách Chúa biến thành một con giao long náu mình dưới giếng âm dương.

Phật Quan Âm thấy Chúa Liễu đang bị quẫn bách, vội cưỡi mây bay đến cứu. Ba vị Quan Thánh thấy trên không trung có mây ngũ sắc, vội ra nghênh đón. Phật Quan Âm hạ giá khuyên rằng:

– Công Chúa Liễu Hạnh có lỗi nhưng đã biết lỗi. Từ nay về sau không được làm như trước. Nếu không vâng lệnh thì phạm phép trời thì sau này càng thêm phiền toái. Phải tha cho nàng để nàng hàng ngày nghe kinh, tuân phép dần dần sẽ chuyển hoá từ bi. Dù ở cửa thiền nếu phạm lỗi, phép công cũng không thể tha thứ được. Các ngươi có đồng ý hay không phải nói ra ngay để giải quyết, có Phật Tổ chứng giám. Chúa Liễu Hạnh tạ ơn nói:

– Muôn đội ơn Đại Đức, không hỏi tội trước, lại mở lượng hải hà, tha tội cho con. Khi người này đến đền của con, con đã cho biết nỗi băn khoăn thật lòng thật dạ. Nhưng này đã không động tâm, chứ con có muốn gây chiến đâu. Con xin sửa chữa sai lầm, nguyện bỏ ác làm thiện, mãi mãi theo Phật đạo, không để bị trừng phạt nữa.

Tiền Quan thánh cũng nói:

– Nàng rất đáng được dung tha, nàng đã hối hận, nhưng phải lưu tâm, từ nay không được giết người. Nàng hứa với Phật Tổ như thế, mong từ nay làm theo để tránh binh đao cho dân chúng.

Nói đoạn, Tiền Quan Thánh chuyển cho Chúa Liễu những vật Phật Quan Âm ban cho gồm một áo cà sa, một mũ gương sen để Chúa Liễu gia nhập cửa thiền tu đạo.

Chúa Liễu bái tạ ra về, ít lâu sau, Tiền Quan Thánh xin với nhà vua, sắc phong cho Chúa Liễu và để Chúa chấn giữ vùng Sòng Sơn.

Sự xuất hiện của Mẫu Liễu Hạnh trên đất Bắc được phản ánh qua cuốn sách được xem là xưa nhất Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm đã được dẫn trong công trình nghiên cứu về Tứ bất tử của hai tác giả Vũ Ngọc Khánh và Ngô Đức Thịnh. Cùng với sách này có Vân Hương Thánh Mẫu, Tam Vị Đạ Từ Tôn, Tam Vị Thánh Mẫu – Giáng bút chân kinh, tài liệu không rõ nơi xuất bản được xem như Ngọc phả của Mẫu ở đền Sòng. Theo đó, chúng ta được biết sự xuất hiện của thánh Mẫu Liễu Hạnh sau nhiều lần giáng sinh của tiên nữ Quỳnh Hoa – Giáng Tiên ở Ý Yên, Vụ Bản (Nam Định) vào những năm 1434 – 1473, 1557 – 1577 và những lần hiển linh của Bà ở Bỉm Sơn và Thạch Thành (Thanh Hóa) trước năm 1635 . Như vậy, khởi thủy của việc làm mới hay chuyển hướng của một nhóm phái Đạo phù thủy ở đất Bắc Việt Nam là từ giữa thế kỷ XV và quá trình này kéo dài hơn một thế kỷ thì thánh Mẫu Liễu Hạnh mới được khẳng định vị trí trong sinh hoạt văn hóa – tín ngưỡng của người Việt ở đất Bắc, với sự kiện xây dựng đền Sòng vào năm 1635 được ghi trong ngọc phả của đền.

Theo truyền thuyết, cuộc chiến này diễn ra là vì Liễu Hạnh đã gây tai họa cho những người dân xứ Thanh, chân Long và Tam thánh của Nội Đạo Tràng đã được cử đến để diệt trừ. Cuộc thánh chiến cân tài, cân sức. Phép lục trí thần thông của Liễu Hạnh đã bị phép thuật Thượng không của Tam thánh hóa giải, Liễu Hạnh thua và bị bắt giải về triều đình. Nhưng điều kỳ lạ ở đây là dù bị thua nhưng sau đó, ở Thanh Hóa đã có tới 48 đền, phủ thờ Bà được thống kê vào thời Lê Cảnh Trị có lẽ cũng không kém so với Nam Định – nơi sinh thành của thánh Mẫu.

Sau sự kiện Sòng Sơn, Nội Đạo Tràng đã từng có hàng ngàn môn sinh ở các tỉnh như Thanh Hóa. Nghệ An, Hà Tỉnh, Hà Nội, Hưng Yên và Hải Dương, có trường dạy hành đạo ở các nơi này, nhưng sau cuộc chiến Sòng Sơn, nhóm phái này chiến thắng mà không tiếp tục phát triển được để rồi sau đó dần thu hẹp lãnh địa. Không gian các tỉnh Bắc Việt Nam đã dần trở thành không gian của các đền, phủ thờ Mẫu Liễu Hạnh. Nếu lần theo dấu vết trong thống kê Thần tích, Thần sắc sẽ thấy rõ hiện tượng này. Nội Đạo dần mất đi tầm ảnh hưởng so với Mẫu Đạo.

Sự phân hóa và rối loạn trong xã hội với những oan trái, bất công, những gánh nặng của cuộc sống đã vượt ra ngoài sức gánh vác của con người. Trong hoàn cảnh đó giúp họ có thể vượt qua được chính là niềm tin về quyền năng độ thế của các thần thánh. Lúc này, dù tiếng tăm, pháp thuật cao tay của các pháp sư Phật giáo nội đạo - Nội Đạo Tràng cũng chỉ giải quyết được về mặt tâm linh các vấn đề bệnh tật, thiên tai, dịch nạn, còn giải quyết các vấn đề lớn của xã hội thì nội lực của họ lại không đạt tới được. Cùng lúc này, trong đời sống tâm linh của người dân, niềm tin về quyền năng của Mẫu Liễu bắt đầu tăng thêm do có thêm sự ủng hộ của Phật giáo đại chúng - sự thụ pháp Phật giáo của Mẫu Liễu Hạnh sau cuộc chiến Sòng Sơn. Theo tinh thần Phật giáo, Mẫu Liễu đã có thể thấu hiểu nỗi khổ của người dân với tấm lòng bao dung, độ lượng và nhân từ. Quyền năng của Bà dường như ngang cùng Phật Bà Quan Âm, có thể cứu khổ cứu nạn cho dân. Điều ước trả góp của Mẫu Liễu Hạnh phù hợp với mọi ước vọng vốn ẩn sâu trong tiềm thức của người Việt. Chính vì thế mà ngay từ cuối cuộc chiến Sòng Sơn, dù cho có sự nghiêm khắc của các pháp sư, nhưng Liễu Hạnh vẫn không bị diệt trừ mà lại được Phật Quan Âm cứu giúp, truyền thêm đạo pháp để cứu dân giúp đời và rồi sau đó đền thờ bà mọc lên khắp nơi. Từ sự thất bại của nữ thánh Liễu Hạnh trước các nam thánh Nội Đạo Tràng lại đem đến một chiến thắng mới cho Bà. Liễu Hạnh đã trở thành thánh Mẫu.

Thêm vào đó, ở điện thờ của Đạo giáo Việt Nam lúc đó còn khuyết một cung như kiểu cung Tây Vương Mẫu trong điện thờ của Đạo giáo Trung Quốc vốn có nhiều ảnh hưởng tới quá trình hình thành Đạo giáo Việt Nam. Ở đó vị nữ thánh chủ này có quyền hạn có thể xem như vô biên, tuy đứng sau Ngọc hoàng thượng đế nhưng đôi lúc Tây Vương Mẫu được phép hành xử như một nữ vương, sự xuất hiện của Liễu Hạnh và những thử thách mà Bà phải trải qua, thậm chí là việc Bà “tác oai tác quái” ở xứ Thanh cũng có thể được xem như một quãng đời thử thách để Bà có thể thấu hiểu được nổi khổ của những người bị hành hạ. Thử thách cam go nhất và sau cùng là cuộc chiến ở Sòng Sơn. Vượt qua tất cả, thánh Liễu đã trở thành hình tượng mới, cao nhất trong đời sống tâm linh của người Việt, trở thành nữ thánh chủ của một cung quan trọng trong điện thờ Đạo giáo Việt, làm cho nó hoàn chỉnh. Trong thế giới tâm linh Việt, Liễu Hạnh đã như một Vương Mẫu có quyền năng bao trùm toàn cõi nhân gian. Bà cai quản từ núi cao xuống sông sâu và đến các vùng đồng bằng. Bà có thể thấu hiểu mọi cuộc đời và mọi số phận. Bà có các bộ tướng là những ông Hoàng, bà Chúa, các cô, các cậu có diện mạo và hành trạng rất gần gũi với đời thường nhưng lại có phép tiên có thể hỗ trợ Bà cứu giúp nhân gian, từ tìm sinh kế, học hành, làm ăn buôn bán, cầu sự phú quý giàu sang, cho đến xe kết tình duyên, chữa bệnh, hóa giải mọi điều phải trái trong gia đình cũng như ngoài xã hội… Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã chẳng khác gì một Vương Mẫu trong điện thờ Đạo giáo. Bà đã có một quyền năng vượt trội hơn cả Tây Vương Mẫu khi hành trạng của Bà gần gũi với cuộc đời trần thế. Với tứ – tam phủ, Bà đã cai quản tất cả miền thế giới sinh tồn của con người. Chính vì thế cho đến nay, dòng Đạo này đã phát triển và nhanh chóng lan rộng.

Quay lại truyện Bạn gái tôi lớp 8
BÌNH LUẬN

Phuong Tran

Trả lời

2024-04-09 09:24:31

Kể chuyện lan man , bố cục truyện ko rõ ràng