Logo
Trang chủ
Phần 1: Mộ Trung Tầm Long

Phần 1 - Chương 11: Ngư cốt miếu

Trong tập “Ma Thổi Đèn - Mê Động Long Lĩnh", ba người Hồ Bát Nhất sau khi nghe được chút sự tình từ miệng một người nông dân Thiểm Tây tên là Lý Xuân Lai, liền tức tốc lao tới Thiểm Tây “đào đất", chẳng may xe khách nửa đường lại hỏng, phải thất thểu lê bước đến bên bờ Hoàng Hà đợi thuyền qua sông, vất vả năm lần bảy lượt mới có thể đặt mông lên một con thuyền chở đầy linh kiện máy móc, lại không nghĩ tới xui xẻo đụng phải “Long Vương đầu sắt", kém chút nữa là bỏ mình dưới đáy sông làm mồi cho cá, về sau nghe ngóng mới biết được, thì ra loại cá lớn này trước kia cũng đã từng xuất hiện qua, còn có người xuất hẳn một số tiền lớn để mua lấy bộ hài cốt của nó, xây thành “Ngư cốt miếu".

 

Đây là một tình tiết được nhắc tới trong cuốn tiểu thuyết, mà trên thực tế “ngư cốt miếu" ở Đặng Sầm Tử tỉnh Thiên Tân, Nhật Chiếu tỉnh Sơn Đông hay thậm chí tại vùng duyên hải Việt Nam cũng xuất hiện tương đối là nhiều. Thậm chí một số truyền thuyết còn kể rằng, bên trong ngư cốt miếu ở Đặng Sầm Tử thuộc tỉnh Thiên Tân còn có một câu đối do chính hoàng đế Khang Hy ngự tứ:

 

Bách niên ngư cốt vi lương giá

 

Thiên niên quy tuý phụ chí tôn.

 

Câu đối trên ý nói ngư cốt miếu dùng chính xương cá để làm xà nhà chống đỡ, còn tượng thần bên trong được đặt trên bệ quý làm từ mai rùa ngàn năm tuổi. Bất quá ngôi miếu này vào những năm Đạo Quang thời kỳ nhà Thanh, bởi vì xương cá đã mục yếu mà hoàn toàn đổ sập, ngược lại ngư cốt miếu ở Nhật Chiếu, Sơn Đông vẫn còn được bảo tồn cho tới tận ngày nay.

 

Nhật Chiếu là một thị trấn nằm ở tây nam thành phố Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông, ngay sát với Cổ Hoàng Hà dẫn ra cửa biển, bởi vì được nguồn nước ngọt dồi dào hỗ trợ, cho nên một mực trở thành ngư nghiệp trọng địa. Truyền thuyết kể rằng năm xưa nơi đây thuỷ triều thường hay biến đổi thất thường, thỉnh thoảng lại có sóng to gió lớn, cuồng phong loạn vũ, buồm gãy thuyền thủng, số người chết đuối vì bị lật thuyền năm này lại cao hơn năm trước, ngư dân vừa mới ra biển, người nhà đã sẵn sàng chuẩn bị lo cả hậu sự. Có một hôm đương lúc triều cường, tại phía bãi cát bên ngoài cửa biển bỗng nhiên xuất hiện một con cá lớn trôi dạt, hai mắt trống huếch, do hai con cá nhỏ đưa tới. Kỳ quái chính là, sau khi hai con cá nhỏ đưa tới liền quay đầu bơi đi, đem con cá lớn lẻ loi trơ trợi bỏ lại trên bãi biển, cũng không một lần trở về, hệt như công sai áp giải phạm nhân vậy. Càng quái dị hơn chính là, nước biển từ hôm đó không bao giờ dâng cao lên lên đến chỗ con cá lớn nằm, mấy ngày liền mặt trời thiêu đốt chói chang không một bóng mây, cuối cùng phơi chết con cá kia. Cũng liền trong đêm hôm đấy, những người trong thôn đều cùng mơ một giấc mơ giống hệt nhau, trong mộng Long Vương Gia hiện lên nói cho mọi người biết: Con cá lớn kia thường xuyên gây nên sóng gió, nuốt sống ngư dân, xúc phạm thiên quy, theo luật phế đi hai mắt, ban thưởng cái chết bên cạnh bờ biển, dùng thịt và xương hướng dân chúng địa phương bồi tội, nói rõ đức hiếu sinh của ông trời, an ổn dân tâm.

 

Rạng sáng hôm sau, đám người bị mất đi thân nhân do gặp phải tai nạn trên biển bán tín bán nghi bí mật hội đàm với nhau, một truyền mười, mười truyền trăm, rốt cuộc đánh liều, cầm đao đeo sọt, xông về phía bãi biển, lột da tróc thịt. Vì báo đáp đại ơn đại đức của Long Vương, bày ra long uy, cai quản bách ngư, ngư dân nơi đó người có tiền thì xuất tiền, người có lực thì xuất lực, tại dãy núi phía tây ngay sát bãi biển nơi con cá lớn mắc cạn, dùng bộ xương khổng lồ của nó để dựng lên một ngôi miếu nhỏ, xương làm xà nhà, vảy lợp thành ngói.

 

Chiếu theo những gì được kể bên trong truyền thuyết này, con cá lớn bị mắc cạn hẳn là cá voi, dùng khung xương dài mấy chục mét làm xà, loại này cũng chỉ có xương cá voi mới đáp ứng được. Nước ta mặc dù tin tức ở vùng duyên hải có cá voi mắc cạn không nhiều như ở châu Úc phía nam bán cầu năm nào tháng nào cũng có từng tốp cá voi xông lên bãi biển rồi mắc lại, nhưng cách chừng vài năm vẫn có thể nghe được một, hai con xuất hiện.

BÌNH LUẬN