Logo
Trang chủ

Chương 2: Thực tại

"Đến lượt anh kìa", nhỏ đồng nghiệp nhắn tôi khi bước ra khỏi phòng họp.


Đó là buổi đánh giá cuối năm và nhận thư tăng lương. Thực ra, chuyện lương lậu tăng giảm thế nào mọi người cũng đồn đoán hết cả rồi, kết quả cuối cùng cũng không chênh lệch bao nhiêu, thế nên đối với tôi cuộc gặp này cũng chỉ mang tính thủ tục. Nhưng tôi không ngờ lần này nó cũng có vài bước ngoạt.


"Đây là thư tăng lương của em, em có thể mở ra xem thử luôn", sếp tôi chìa ra một phong bì dán kín, bên ngoài có ghi tên tôi.


Con số bên trong cũng không khác nhiều so với dự đoán. Theo những thông tin tôi biết thì mức tăng này không cao không thấp, và chắc cũng như mọi người.


"Em có hài lòng không?"


"Được anh", tôi nói dối.


Thực tế, vị trí của tôi phải chịu nhiều áp lực hơn so với các nhân viên khác của công ty, nên mức tăng này quả thật tôi khó mà hài lòng được. Nhưng tôi biết mình đang ở đâu, và biết mình không nên quá đòi hỏi. Có áp lực cũng đồng nghĩa với việc có giá trị. Ở vị trí này, rõ ràng tôi đã có cơ hội học hỏi rất nhiều so với các nhân viên khác, nên dù cực khổ hơn một chút tôi cũng sẵn sàng. Có thêm vài đồng cũng không làm tôi giàu lên được.


"Năm nay em làm việc rất tốt, hỗ trợ anh được nhiều việc. Nhưng nếu em muốn thăng tiến thì có vài điểm cần khắc phục", sếp nhận xét.


"Dạ, anh cứ nói."


"Chuyên môn của em thì tốt rồi, nhưng em cần chỉnh lại thái độ một chút khi làm việc với các lãnh đạo khác."


Nghe đến đây tôi khá bối rối.


"Lẽ ra, năm nay em đã được tăng lương nhiều hơn, nếu như không vì có một vài người nhận xét xấu về em."


Tôi biết ý của sếp đang nói về ai. Ở trong công ty này, tôi là người được lòng nhiều người, và sẽ chẳng có ai nỡ tấn công sau lưng tôi như thế, trừ một người: quản đốc phân xưởng 2.


Chuyện đó xảy ra cũng không lâu, khi nhóm tôi phải theo dõi một lô hàng mới chạy lần đầu để đảm bảo kỹ thuật. Nhiệm vụ của chúng tôi đã xong, khâu cuối cùng chỉ là thủ tục thủ tục, vì do team khác chịu trách nhiệm, nhưng trục trặc lại xảy ra khi một chiếc máy báo lỗi.


Nhân viên vận hành bối rối không biết chỉnh thế nào cho đúng, và thế là gã trưởng phân xưởng nhảy vô. Thông thường, chẳng đời nào một quản đốc lại đích thân làm công việc tầm thường, chỉ cần nhờ một vận hành viên kinh nghiệm hơn là xử lý được. Nhưng tôi biết gã hành động như vậy là vì nhỏ đồng nghiệp đang đi cạnh mình.


Cô bé mới ra trường, lúc nào cũng ríu rít theo chân tôi, và luôn nổi bật vì độ xinh xắn dễ thương của mình. Bất chấp việc đã hơn bốn mươi tuổi, gã có vẻ mê cô bé ra mặt. Nhưng trời xui đất khiến thế nào, mà gã loay hoay mãi chẳng được, chiếc máy cứ báo lỗi inh ỏi.


Tôi, khi đó là một kẻ vô tư hồn nhiên đến mức ngu ngốc. Mặc dù không phải là chuyên môn chính của mình, nhưng do vô tình phát hiện ra vấn đề, liền nhanh nhảu đoảng góp ý chân tình.


"Không phải chuyện của cậu!", gã gằn giọng.


Sau đó, tôi không rõ có ai thử cách của tôi không, vì gã cứ loay hoay ở đó mãi một lúc lâu thì chiếc máy mới khởi động trở lại, còn tôi phải xuống trước vì đã quá trưa. Rồi vài tháng sau, tôi ngồi đây, nhận thư đánh giá và nghe sếp nhận xét.


Thực ra, sau ngay hôm đó, tôi cũng nghe đồn về việc cứ có dịp là gã lại móc mỉa sau lưng mình. Dĩ nhiên tôi chẳng quan tâm, vì dù sao đi nữa, gã cũng không phải là sếp của mình. Một nhân viên nên trung thành với sếp của mình và hành xử chuyên nghiệp với những người khác, tôi nghĩ. Gã có phải là người đánh giá tôi đâu, quan điểm của sếp tôi thế nào mới là điều quan trọng. Nhưng có vẻ tôi đã đặt niềm tin sai chỗ.


Có thể tôi đã sai lầm vì tính hồn nhiên ngây thơ xen lẫn chút cao ngạo muốn thể hiện, dù chỉ là một chút xíu, nhưng điều đáng nói ở đây là sếp trực tiếp của tôi cũng không hề muốn đứng ra bảo vệ nhân viên của mình. Tôi đã nghe nhiều người kể lại về cuộc nói chuyện sau đó giữa sếp tôi và gã quản đốc. Lão liên tục nói xấu chê bai, còn sếp tôi chỉ đứng đó cười trừ.

***

Thời gian sau, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về chuyện này. Tôi chẳng hối tiếc gì về việc mình đã làm, có thể tôi sai vì chưa đủ tinh tế khi phát ngôn, nhưng đó là cái sai trong một mối quan hệ (mà thực ra cũng là một mối quan hệ chả quan trọng mẹ gì), chứ không hề sai trên phương diện công việc. Tôi cũng không để tâm quá nhiều về việc gã quản đốc ghét mình, vì nhà máy này có đến ba phân xưởng và hàng chục bộ phận khác nhau, mất lòng một người tôi cũng chả chết. Nhưng với sếp tôi thì khác, thật đáng buồn vì anh ta chẳng hề bênh vực tôi một lời, dù trước mặt thì luôn ăn nói nhẹ nhàng lịch sự. Có lẽ với anh ta, lợi ích của nhân viên không quan trọng bằng các mối quan hệ cá nhân.


Tôi đã muốn ra đi, vì không thể sẵn sàng cống hiến cho một người lãnh đạo không muốn ở cùng phe với nhân viên. Nhưng tôi lại không có đủ bản lĩnh để ra đi ngay, mà cứ chần chừ và chờ đợi.


Để rồi, khi cơ hội còn chưa kịp đến, tôi đã phải tỉnh dậy ở nơi này. Giờ đây, điều khiến tôi tiếc nuối tự hỏi là tại sao mình không nghỉ việc quách đi cho rồi. Tôi tự nhủ nếu có cách nào quay lại được thế giới cũ, việc đầu tiên tôi muốn làm là nộp ngay lá đơn xin thôi việc.


Tạm quên đi chuyện cũ, tâm trí tôi trở lại về hiện tại. Bà chủ căn nhà này, trước đây cũng chỉ là dân làm công ăn lương thông thường, nhưng kể từ khi trúng độc đắc thì mọi thứ thay đổi hẳn. Bà ta mua miếng đất này và cất lên một căn hộ to rồi ở nhà bán tạp hoá dưỡng già, còn căn nhà cũ thì cho chúng tôi thuê lại. Căn nhà tuy to nhưng vẫn được thiết kế theo kiểu nhà ống truyền thống với ba tầng và kiên cố theo đúng phong cách người miền Bắc. Tầng dưới cùng được dùng để kinh doanh tạp phẩm, và đó cũng là lý do tôi đến để check in.


Cũng như các căn nhà khác, mặt tiền nhà bị bám đầy bởi một loại dây leo lạ. Chúng có những chiếc lá hình trái tim trông rất vui mắt, màu xanh lè và hoàn toàn không có hoa nở. Hai cột trụ cũng bị bọc kín bởi những xúc tu xanh lét này. Tuy vậy, căn nhà này vẫn còn khá vững chãi, các mảng tường vẫn còn liền mạch chứ không bị mục và rơi lỗ chỗ như những căn khác. Với cái vẻ vững chãi này nên dù bị đám thực vật đeo bám quyết liệt, nó cũng không có vẻ bị lấn át, mà ngược lại, đám dây leo chỉ như thứ phụ kiện thời trang biến nó thành một tòa lâu đài cổ bị lãng quên giữa rừng thẳm. Vạch đám lá tôi có thể nhìn vào bên trong, tuy hơi tối nhưng vẫn lờ mờ trông thấy mọi thứ vẫn ổn. Đám cây cỏ vẫn chưa thể tiến công vào bên trong như ở các ngôi nhà khác.

"Đến lượt anh kìa", nhỏ đồng nghiệp nhắn tôi khi bước ra khỏi phòng họp.


Đó là buổi đánh giá cuối năm và nhận thư tăng lương. Thực ra, chuyện lương lậu tăng giảm thế nào mọi người cũng đồn đoán hết cả rồi, kết quả cuối cùng cũng không chênh lệch bao nhiêu, thế nên đối với tôi cuộc gặp này cũng chỉ mang tính thủ tục. Nhưng tôi không ngờ lần này nó cũng có vài bước ngoạt.


"Đây là thư tăng lương của em, em có thể mở ra xem thử luôn", sếp tôi chìa ra một phong bì dán kín, bên ngoài có ghi tên tôi.


Con số bên trong cũng không khác nhiều so với dự đoán. Theo những thông tin tôi biết thì mức tăng này không cao không thấp, và chắc cũng như mọi người.


"Em có hài lòng không?"


"Được anh", tôi nói dối.


Thực tế, vị trí của tôi phải chịu nhiều áp lực hơn so với các nhân viên khác của công ty, nên mức tăng này quả thật tôi khó mà hài lòng được. Nhưng tôi biết mình đang ở đâu, và biết mình không nên quá đòi hỏi. Có áp lực cũng đồng nghĩa với việc có giá trị. Ở vị trí này, rõ ràng tôi đã có cơ hội học hỏi rất nhiều so với các nhân viên khác, nên dù cực khổ hơn một chút tôi cũng sẵn sàng. Có thêm vài đồng cũng không làm tôi giàu lên được.


"Năm nay em làm việc rất tốt, hỗ trợ anh được nhiều việc. Nhưng nếu em muốn thăng tiến thì có vài điểm cần khắc phục", sếp nhận xét.


"Dạ, anh cứ nói."


"Chuyên môn của em thì tốt rồi, nhưng em cần chỉnh lại thái độ một chút khi làm việc với các lãnh đạo khác."


Nghe đến đây tôi khá bối rối.


"Lẽ ra, năm nay em đã được tăng lương nhiều hơn, nếu như không vì có một vài người nhận xét xấu về em."


Tôi biết ý của sếp đang nói về ai. Ở trong công ty này, tôi là người được lòng nhiều người, và sẽ chẳng có ai nỡ tấn công sau lưng tôi như thế, trừ một người: quản đốc phân xưởng 2.


Chuyện đó xảy ra cũng không lâu, khi nhóm tôi phải theo dõi một lô hàng mới chạy lần đầu để đảm bảo kỹ thuật. Nhiệm vụ của chúng tôi đã xong, khâu cuối cùng chỉ là thủ tục thủ tục, vì do team khác chịu trách nhiệm, nhưng trục trặc lại xảy ra khi một chiếc máy báo lỗi.


Nhân viên vận hành bối rối không biết chỉnh thế nào cho đúng, và thế là gã trưởng phân xưởng nhảy vô. Thông thường, chẳng đời nào một quản đốc lại đích thân làm công việc tầm thường, chỉ cần nhờ một vận hành viên kinh nghiệm hơn là xử lý được. Nhưng tôi biết gã hành động như vậy là vì nhỏ đồng nghiệp đang đi cạnh mình.


Cô bé mới ra trường, lúc nào cũng ríu rít theo chân tôi, và luôn nổi bật vì độ xinh xắn dễ thương của mình. Bất chấp việc đã hơn bốn mươi tuổi, gã có vẻ mê cô bé ra mặt. Nhưng trời xui đất khiến thế nào, mà gã loay hoay mãi chẳng được, chiếc máy cứ báo lỗi inh ỏi.


Tôi, khi đó là một kẻ vô tư hồn nhiên đến mức ngu ngốc. Mặc dù không phải là chuyên môn chính của mình, nhưng do vô tình phát hiện ra vấn đề, liền nhanh nhảu đoảng góp ý chân tình.


"Không phải chuyện của cậu!", gã gằn giọng.


Sau đó, tôi không rõ có ai thử cách của tôi không, vì gã cứ loay hoay ở đó mãi một lúc lâu thì chiếc máy mới khởi động trở lại, còn tôi phải xuống trước vì đã quá trưa. Rồi vài tháng sau, tôi ngồi đây, nhận thư đánh giá và nghe sếp nhận xét.


Thực ra, sau ngay hôm đó, tôi cũng nghe đồn về việc cứ có dịp là gã lại móc mỉa sau lưng mình. Dĩ nhiên tôi chẳng quan tâm, vì dù sao đi nữa, gã cũng không phải là sếp của mình. Một nhân viên nên trung thành với sếp của mình và hành xử chuyên nghiệp với những người khác, tôi nghĩ. Gã có phải là người đánh giá tôi đâu, quan điểm của sếp tôi thế nào mới là điều quan trọng. Nhưng có vẻ tôi đã đặt niềm tin sai chỗ.


Có thể tôi đã sai lầm vì tính hồn nhiên ngây thơ xen lẫn chút cao ngạo muốn thể hiện, dù chỉ là một chút xíu, nhưng điều đáng nói ở đây là sếp trực tiếp của tôi cũng không hề muốn đứng ra bảo vệ nhân viên của mình. Tôi đã nghe nhiều người kể lại về cuộc nói chuyện sau đó giữa sếp tôi và gã quản đốc. Lão liên tục nói xấu chê bai, còn sếp tôi chỉ đứng đó cười trừ.

***

Thời gian sau, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về chuyện này. Tôi chẳng hối tiếc gì về việc mình đã làm, có thể tôi sai vì chưa đủ tinh tế khi phát ngôn, nhưng đó là cái sai trong một mối quan hệ (mà thực ra cũng là một mối quan hệ chả quan trọng mẹ gì), chứ không hề sai trên phương diện công việc. Tôi cũng không để tâm quá nhiều về việc gã quản đốc ghét mình, vì nhà máy này có đến ba phân xưởng và hàng chục bộ phận khác nhau, mất lòng một người tôi cũng chả chết. Nhưng với sếp tôi thì khác, thật đáng buồn vì anh ta chẳng hề bênh vực tôi một lời, dù trước mặt thì luôn ăn nói nhẹ nhàng lịch sự. Có lẽ với anh ta, lợi ích của nhân viên không quan trọng bằng các mối quan hệ cá nhân.


Tôi đã muốn ra đi, vì không thể sẵn sàng cống hiến cho một người lãnh đạo không muốn ở cùng phe với nhân viên. Nhưng tôi lại không có đủ bản lĩnh để ra đi ngay, mà cứ chần chừ và chờ đợi.


Để rồi, khi cơ hội còn chưa kịp đến, tôi đã phải tỉnh dậy ở nơi này. Giờ đây, điều khiến tôi tiếc nuối tự hỏi là tại sao mình không nghỉ việc quách đi cho rồi. Tôi tự nhủ nếu có cách nào quay lại được thế giới cũ, việc đầu tiên tôi muốn làm là nộp ngay lá đơn xin thôi việc.


Tạm quên đi chuyện cũ, tâm trí tôi trở lại về hiện tại. Bà chủ căn nhà này, trước đây cũng chỉ là dân làm công ăn lương thông thường, nhưng kể từ khi trúng độc đắc thì mọi thứ thay đổi hẳn. Bà ta mua miếng đất này và cất lên một căn hộ to rồi ở nhà bán tạp hoá dưỡng già, còn căn nhà cũ thì cho chúng tôi thuê lại. Căn nhà tuy to nhưng vẫn được thiết kế theo kiểu nhà ống truyền thống với ba tầng và kiên cố theo đúng phong cách người miền Bắc. Tầng dưới cùng được dùng để kinh doanh tạp phẩm, và đó cũng là lý do tôi đến để check in.


Cũng như các căn nhà khác, mặt tiền nhà bị bám đầy bởi một loại dây leo lạ. Chúng có những chiếc lá hình trái tim trông rất vui mắt, màu xanh lè và hoàn toàn không có hoa nở. Hai cột trụ cũng bị bọc kín bởi những xúc tu xanh lét này. Tuy vậy, căn nhà này vẫn còn khá vững chãi, các mảng tường vẫn còn liền mạch chứ không bị mục và rơi lỗ chỗ như những căn khác. Với cái vẻ vững chãi này nên dù bị đám thực vật đeo bám quyết liệt, nó cũng không có vẻ bị lấn át, mà ngược lại, đám dây leo chỉ như thứ phụ kiện thời trang biến nó thành một tòa lâu đài cổ bị lãng quên giữa rừng thẳm. Vạch đám lá tôi có thể nhìn vào bên trong, tuy hơi tối nhưng vẫn lờ mờ trông thấy mọi thứ vẫn ổn. Đám cây cỏ vẫn chưa thể tiến công vào bên trong như ở các ngôi nhà khác.

Phải mất gần tiếng đồng hồ tôi mới làm được một cái cán mới cho chiếc rựa từ một cành ổi tươi. Kết quả là tôi có một công cụ mới vô cùng hữu dụng, nhưng phải đánh đổi bằng hai bàn tay phồng rộp do cố chặt cây bằng dao cùn. Tôi bắt đầu cảm thấy mệt và đói.

Quanh đây có rất nhiều cây cỏ, nhưng lại không có gì có thể ăn được. Hầu hết cây cối chỉ ra hoa mà không đậu quả, chỉ duy nhất một cây tôi tìm thấy là có ra quả, nhưng là loại quả rất lạ mắt. Đó là một thân cây khá lớn, có thể thuộc họ hàng nhà me, bởi dáng lá là khá giống, tuy có to hơn. Quả của nó có màu xám nâu và lồi ra ttừng đốt khá giống mắt me, nhưng mập và tròn hơn, có thể nói nó trông giống xâu kẹo hồ lô trong lớp áo của những trái me dốt. Vỏ của chúng rất cứng, đến nỗi tôi phải dùng đá cứng để đập mới phá nổi, nhưng bên trong cũng chỉ có hạt khô chứ không thấy thịt. Mà nếu có tôi cũng chả dám ăn, lỡ đâu chết là sùi bọt mép.

Chỉnh lại chiếc rựa, tôi phạt thử vài cái vào đám cỏ. Những nhát chém không quá ngọt, những cũng tạm. Đất ở đây đã mềm hơn rất nhiều so với trước đây, mỗi khi chân tôi chạm đất là bùn nhão sẽ lùa vào các kẽ ngón chân. Rõ ràng, do nền đất thấp, nơi đây đã biến thành một đầm lầy thực sự. Điều này có nghĩa con đường cũ đã không còn, và tôi sẽ chẳng nào tìm lại được nó. Nhưng điều đó cũng không quá quan trọng, bởi có nhắm mắt mà đi thì tôi cũng sẽ đến được con suối, và một khi ở đó, tôi sẽ có đủ tầm nhìn để định vị tất cả.

Việc di chuyển qua một rừng cỏ tranh khổng lồ quả là một chuyện không dễ dàng. Phía trên cao, Mặt Trời thiêu đốt không ngừng nghỉ; ở bên dưới, mặt đất liên tục hun lên hơi nước, tất cả khiến không khí của vùng đầm lầy trở nên vô cùng oi bức. Trải qua cả tiếng đồng hồ với cái lưng áo ướt nhẹp, cuối cùng tôi cũng chạm được tới dòng nước lớn.

Suối Chùa hiện ra trước mắt tôi với diện mạo mới đầy bất ngờ. Trước đây, do ở chảy qua cả khu công nghiệp lẫn dân cư nên nó mang trong mình một làn nước váng đen có mùi thum thủm. Mỗi khi trời đổ dông, dòng nước thối nhanh chóng dâng cao rồi nhấn chìm luôn cả cây cầu gỗ, làm ô uế một khoảng rộng hai bên bờ. Nhưng giờ đây mọi chuyện đã khác, trước mặt tôi là một con suối với dòng nước trong vắt đến kỳ lạ, không một chút mùi hôi thối nào còn đọng lại. Bằng một cách nào đó, dòng suối đã lột xác hoàn toàn, không còn chút dấu vết nào của quá khứ nhơ nhớp nữa.

Đây có thể là kết quả của việc vắng bóng con người trong một thời gian dài. Nếu vậy, nó cũng gián tiếp khẳng định cả khu công nghiệp ngoài kia cũng đã dừng hoạt động từ lâu. Nhìn vào dòng nước mát lành đang chảy phía dưới tôi muốn nhảy ùm xuống tắm một trận cho đã đời. Sẽ là thế, nếu như tôi không nhận thấy nước chảy rất xiết. Làn nước đen trước kia khiến tôi không nhận ra là lòng của con suối này khá sâu, sâu hơn tôi tưởng rất nhiều.

Chợt nhớ ra trong ba lô có vài vỏ chai nhựa lúc nãy có mang theo, tôi liền nảy ra một ý tưởng khá dị. Với cách này tôi có thể thoát khỏi giấc mơ kì lạ này một cách an toàn mà không cần phải mạo hiểm tính mạng. Tôi lấy đầy ba lít nước, không hơn, vì muốn giữ ba lô không quá nặng. Có một điều kỳ là là nước ở đây lạnh một cách bất thường. Trời đang giữa trưa và khá nóng, nhưng nước ở đây lại lạnh như mới được mang từ trong tủ lạnh ra vậy.

Tôi giơ một chai lên định tu một phát cho đã khát, nhưng lại rùng mình nhớ lại cái mùi thủm thủm khi xưa nên tạm hoãn lại, cũng một phần là do tôi vừa phát hiện ra một nguồn nước khác tốt hơn: một cây dừa mọc ngay cạnh bờ suối cách chỗ tôi đừng tầm vài chục mét.

Đây không phải là cây dừa duy nhất quanh đây, nhưng nó là cây gần chỗ tôi nhất, và thật may nó còn là cây duy nhất có quả. Thân dừa thẳng đuột không cành nhưng lại khá dễ leo, do thân cây có nhiều vết sần sùi vốn là các vết sẹo do bẹ lá để lại. Tôi dùng một đoạn dây leo cột chặt chiếc rựa, đầu còn lại cột vào đỉa quần, rồi vòng tay đạp chân cứ thế leo lên.

Ở vị trí này tôi mới được dịp ngắm tổng thể khu đầm lầy, từ trên cao nhìn xuống con suối trông ngoằn nghèo như một con rắn khổng lồ. Dòng nước chảy xiết khiến ánh mặt trời bị phản chiếu trở nên lấp lánh, trông giống hệt lớp da của một con mãng xà đang nằm phơi mình giữa trưa hè. Trải dài hai bên bờ suối là hàng cỏ xanh mướt mắt trải dài bất tận. Dưới làn gió nhẹ, từng ngọn cỏ nhấp nhô theo nhịp sóng như đang vỗ về giấc ngủ của con mãng xà. Không gian yên lặng đến kỳ lạ, chỉ có âm thanh của nước chảy và tiếng lá cọ vào nhau xào xạc.

Và rồi tôi cũng nhận ra rằng chẳng còn cây cầu nào cả.

Đúng vậy, cây cầu cũ đã biến mất không còn dấu vết. Nhìn xa hơn về phía bên kia con suối, màu lục nhạt mượt mà đều đặn của đám cỏ tranh dần chuyển thành màu xanh đậm xen lẫn những vết loang lổ vàng ố. Đó là mây rừng, một loại cây khá quen thuộc với những người miền rừng núi. Chúng có những chiếc lá dầy màu xanh thẫm mọc thành hàng như xương cá, trông vừa giống lá dừa lại vừa giống dương xỉ. Nhưng ghê gớm nhất lại thân cây, trông khá giống thân tre nhưng chỉa đầy gai nhọn. Những lớp giáp gai thường có màu nâu cháy, rât cứng cáp và vô cùng sắc nhọn. Một hàng mây rừng già cỗi mọc chằng chịt chen chúc nhau chẳng khác nào một lớp phòng thủ không thể xuyên thủng. Thế là kế hoạch đường tắt của tôi đã bị phá sản.


Sau khi làm sạch lưỡi rựa, tôi bổ thử một quả dừa, ăn hết cùi và uống sạch nước. Gọi là dừa, nhưng tôi không chắc nó có thực sự là dừa không nữa. Quả của cây này hơi lạ, nó to gấp đôi loại dừa thông thường, vỏ bóng dầu nhưng lại sần sùi, cùi dày mà nước lại nhạt thếch. Cũng có thể do chúng đã già, hoặc đây là loại dừa mới mà tôi chưa biết. Tôi bổ thêm vài quả nữa, trữ nước vào các chai nhựa, phần cùi thì nạo kỹ, rửa sạch rồi đựng vào một chai nhựa lớn đã cắt miệng. Những quả dừa còn lại tôi để ngay phía dưới gốc, cho mẹ con nó gần nhau, rồi xách ba lô quay trở lại đường cũ.


Thực ra khi đứng ở trên ngọn dừa tôi có thể thấy được nóc của một nhà xưởng trong khu công nghiệp, đích đến đã rất gần, nhưng không thể nào tới đó được. Cây cầu đã biến mất, con đường tắt giờ đây không còn ngon ăn như tính toán nữa. Lòng suối tuy không rộng, chỉ khoảng hơn ba mét, nhưng chẳng thể nhảy qua được do không có đủ khoảng trống để chạy đà. Bơi qua cũng không phải là cách hay, vì nước không những chảy xiết mà còn lạnh như băng.


Nhưng nhiêu đó vẫn chưa phải phần khó nhất, nếu tôi may mắn vượt qua được con suối, thì cuối cùng cũng bị đám mây rừng chặn đứng. Chẳng dễ xơi như đám cỏ tranh, thân của bọn này chi chít gai nhọn và dẻo dai vô cùng, muốn dẹp xong cũng phải mất vài ngày.


Ra đến đường cũ, tôi lại lôi chai nước dừa ra nốc. Mùi vị nhạt nhẽo hơn nhiều nếu so với nước dừa thông thường nhưng được cái an toàn, đỡ hơn phải uống nước suối. Nhưng hơn hết, muốn sớm thoát khỏi đây thì tôi phải uống nhiều hơn nữa.


Không thể đi đường tắt, tôi đành phải chọn phương án đi đường chính lòng vòng gần ba cây số, nhưng được cái không sợ lạc, vì chỉ việc theo dấu con đường cũ. Thử thách chính là quãng đường dài và đám lá cỏ tranh sắc như dao cạo. Mặt Trời đã ở góc sáu mươi độ, dựa vào bóng nắng tôi đoán bây giờ cũng hai hay ba giờ chiều. Nếu chần chừ nữa, trời sẽ tối trước khi tôi ra được quốc lộ.


Không còn thời gian kiểm tra tất cả các ngôi nhà quanh đây, tôi quay lại căn nhà lúc nãy và lôi ra một tấm vải loang lổ vàng ố. Đây là một tấm rèm cửa sổ mà tôi đã tìm thấy nhưng bỏ lại vì quá lỉnh kỉnh. Mùi ẩm mốc của nó khiến tôi muốn ói, nhưng không còn nhiều sự lựa chọn, tôi trùm nó lên đầu rồi đánh dấu vị trí hai con mắt để khoét lỗ. Cuối cùng, tôi chặt một đoạn dây leo rồi thắt nhẹ ở vị trí ngay cổ để cố định tấm vải, giờ đây tôi chằng khác gì mấy con búp bê cầu nắng trong truyện Đôrêmon.


Mặc dù bộ dạng này không được dễ coi cho lắm, nhưng lại khá hữu dụng, nó như một lớp áo giáp bảo vệ tôi khỏi các vết chém của các lưới kiếm xanh. Giờ đây chẳng còn phải lùa hoặc phạt cỏ, cứ việc thẳng đường mà đi, nhờ vậy tốc độ tăng lên đáng kể. Tôi chỉ dừng lại và dùng rựa xử lý ở những đoạn cỏ mọc quá dày che mất lối đi, phần lớn đoạn đường chỉ băng băng mà tiến lên. Qua vài ngã rẽ, tôi nhận ra mình đã tới chợ Điều. Vẫn không một bóng người.


Chợ Điều trước đây nằm trên một con đường dài mấy trăm mét, hai bên đường là các quán xá và sạp bán hàng tấp nập người mua bán, thế mà giờ đây chỉ còn lại các gian hàng vắng vẻ cùng đám sạp gỗ mục nằm chổng chơ.


Khu chợ trông thoáng hơn nhiều so với xóm Suối Chùa, bởi đỡ bị đám thực vật xấm lấn hơn, nhưng cũng hoang tàn chả kém. Những sạp bán hàng bị mục nát là vùng đất màu mỡ cho rêu và nấm phát triển, mặt tiền của những căn nhà hai bên đường bị hư hại nặng. Cỏ và dây leo vẫn đầy dẫy, cỏ mọc ra từ những kẻ nứt trên nền đường, còn dây leo không rõ từ phía nào tới nhưng cũng trùm kín những căn nhà nóc đến tận chân móng.


Tôi dừng lại, lấy nước ra uống rồi ngồi nghỉ, cũng tới lúc thoát khỏi nơi quỷ quái này rồi. Chỉ còn một khúc ngoặt và hai trăm mét nữa là tôi sẽ ra tới quốc lộ, về với thế giới loài người. Nhưng đó chỉ là phương án B, bởi theo kế hoạch chính thì đã tới lúc tôi thức giấc.


Tất cả những chuyện vô lý này hẳn phải là một giấc mơ, và cách thoát khỏi nó hiển nhiên là thức dậy. Có nhiều cách để một người có thể chủ động gián đoạn giấc mơ của mình, tuy nhiên, ít nhiều thì những cách ấy đều đòi hỏi chủ thể phải đưa tính mạng mình trong giấc mơ vào nguy hiểm, một ví dụ điển hình là liều mạng nhảy xuống vực. Nhưng tôi đã tìm ra một cách mà không cần mạo hiểm kiểu đó: uống thật nhiều nước. Trên đường đi, tôi đã cố gắng uống hết phần nước dừa mang theo, và có lẽ chốc nữa thôi lũ sẽ sớm ùa về. Cần phải dồn nén chờ đợi để tăng hiệu quả. Theo dự đoán, khi tôi cố xả nước cứu thân sẽ xuất hiện một cảm giác bức rức khó chịu, rồi từ đó tôi sẽ được đánh thức. Nếu xui hơn, dòng nước lũ sẽ trào ra trước khi tôi kịp tỉnh dậy, thì hậu quả lớn nhất cũng chỉ là phải đi tắm và thay quần là xong.


Thời điểm đã đến, tôi chọn một gốc cây, vạch sẵn quần và khởi động kế hoạch. Nhưng thật bất ngờ, chẳng có chút bứt rứt khó chịu nào cả mà chỉ là một cảm giác rất dễ chịu và thoải mái, dòng nước tuôn ra như suối mà chả gặp trở ngại gì, tôi cũng không cảm nhận được sự ấm áp nào truyền vào háng của mình cả. Sau khi ngắt nước, cảm giác dễ chịu biến mất và thay vào đó là nỗi lo lắng và hoang mang. Đây không phải một giấc mơ, hoàn toàn không phải một giấc mơ.


Mặt Trời đã xuống thấp, và tôi trách mình đã quá chủ quan, tôi biết phải làm gì khi thực tại này rõ ràng không phải là một giấc mơ. Trong phút chốc, tâm trí tôi trở nên trống rỗng, đôi chân bắt đầu di chuyển. Tôi chạy, cứ thế lao thật nhanh về phía quốc lộ, bỏ quên luôn cả tấm màn gió che thân.


Tôi lao vút dọc theo con đường nhỏ dẫn ra đường, mặc cho những chiếc lá sắc nhọn cứa thẳng vào da thịt, máu bắt đầu túa ra, ở cả mặt và tay. Tôi kéo ba lô giờ ra đằng trước che mặt rồi nhắm mắt nhắm mũi tiếp tục chạy. Những lưỡi kiếm cỏ tiếp tục băm lên hai cánh tay, nhưng chẳng thể nào khiến tôi chậm lại. Khi gần ra được đến đường lớn, tôi vấp phải một mỏm đá và trượt ngã sõng soài.


Tôi nằm đó, lịm dần đi vì những cơn đau. Những ký ức xưa cũ bắt đầu ùa về, tôi thấy mình là đứa trẻ hai tuổi đang cố leo ra khỏi cũi, bên ngoài là ba mẹ đang lầm lũi chẻ củi cạnh căn bếp nhỏ lợp lá tranh. Chuyển cảnh, tôi lại thấy mình lúc sáu tuổi, lẽo đẽo đuổi theo cô em gái nhỏ đang gào khóc chạy khỏi nhà, trên tay còn cầm chặt con búp bê nhỏ. Những ký ức cứ xuất hiện chồng chéo, hỗn loạn rồi lại mờ dần cuối cùng là tan biến vào hư vô.

***
PS: thím nào đọc tới đây thì nhớ comment và thả ưng cái nhé 85

BÌNH LUẬN