Logo
Trang chủ

Chương 4: Hé lộ đường dây móc ngoặc với nhân viên tín dụng để chiếm dụng vốn ngân hàng

Qua hôm sau, sáng 7h em tranh thủ ăn sáng uống café, xong đến ngay văn phòng công chứng, nhờ các cô nhân viên xinh xinh soạn sẵn bộ huỷ hợp đồng công chứng. Xong xuôi cũng đã 8h, em gọi ngay cho bà Liên, bả ậm ừ xong nói là lát khi nào người ta đến thì người ta cho hay. Đợi đến 11h, em vẫn chưa thấy ai đến, kể cả bà Liên. Vừa lo vừa tức, em gọi liên tục thì bà Liên ko bắt máy. Nên em bỏ về nhà.

Đến chiều, em gọi tiếp thì bà Liên bắt máy, và báo cho em là chủ tiền nói không đủ tiền nên không làm nữa. Em như phát hoả lên, nói bả người lớn mà nói chuyện ko uy tín, bả cũng nói xuôi xuôi cho em dịu lại. Những câu nói cứ lặp đi lặp lại như thôi miên em, làm em nhớ mãi chắc cho đến hết cuộc đời này.

Xong bả chốt lại 2 vấn đề, nhưng trong 2 vấn đề đó, tuyệt nhiên, ko hề nhắc đến khoảng tiền nợ + mượn thêm của em.

1, Em tìm giúp bả kèo khác để bả sang tên qua cho người khác, mà yêu cầu phải lãi nhẹ hơn để bả dễ đóng (giống bà cố nội chưa)

2, Bả sẽ tìm ngân hàng để đưa miếng đất này vào làm hồ sơ vay.

LINK CUỘC GỌI: https://youtu.be/EtxGIfsjUbg

Em nghe xong chán hẳn, vì bà Liên đã liên tục thất hứa. Nhưng cố gắng nghe lời bả thêm 1 lần, đợi thêm 1 tuần xem sao. Vì em nghĩ ko lẻ bả và gia đình ko sợ mất nhà cửa sao?

---

Đến đây các thím chưa biết sẽ thắc mắc, sao ngay từ đầu ko đi vay ngân hàng cho nhẹ lãi, lại dễ trả?

Em sẽ tiết lộ chi tiết quy trình vay bằng giấy đất, và mánh khoé của bọn cò đất khi móc nối với nhân viên tín dụng, từ đó có thể khiến cho những người chỉ vay vài chục triệu mà có thể mất luôn nhà/đất về tay ngân hàng. Thậm chí bị công an cưỡng chế.

QUY TRÌNH THẾ CHẤP GIẤY CNQSDĐ VAY NGÂN HÀNG:

Đầu tiên, phải có giấy đất (tất nhiên), sau đó là chủ thể đứng vay. Chủ thể đứng vay phải là người đứng tên trên giấy đất, và có thể chứng minh được có thu nhập thường xuyên và hợp lý thì mới được cho vay.

Thế nào là thu nhập thường xuyên và hợp lý? Đó là tổng thu nhập nhận được thường xuyên, định kỳ hàng tháng, có hợp đồng lao động, thoả thuận mua bán, số sách ghi chép thu chi,v.v…

Để được cho vay thì [TỔNG THU NHẬP] phải bằng hoặc lớn hơn [SỐ TIỀN TRẢ GỐC LÃI HÀNG THÁNG] + [TỔNG CHI TIÊU CỦA NGƯỜI VAY/CÙNG VAY VÀ NGƯỜI PHỤ THUỘC]

Ví dụ: Vay số tiền 500 triệu, lãi suất 6%/năm trong 10 năm thì 1 tháng phải trả tiền gốc là 4,160k, lãi là 2,500k. Vậy thì TỔNG THU NHẬP ít nhất phải là 4,160k + 2,500k + 10,000k (chi tiêu cho 2 vợ chồng) = 16,660k/tháng.

Nếu chủ thể đứng vay có thể chứng minh bằng lương, thu chi qua sổ sách, mua bán… rằng mình có thu nhập hơn 17 triệu/tháng thì sẽ được duyệt vay.

Sau khi được duyệt vay thì chủ thể và ngân hàng sẽ ra công chứng, sang tên trên giấy đất (trang A4 rời bấm vào). Sau khi giấy đất được chính thức sang tên thì ngân hàng sẽ đưa vào kho (tài sản thế chấp) và tiến hành giải ngân số tiền 500 triệu cho chủ thể.

Hàng tháng chủ thể phải đóng gốc lãi theo hợp đồng tín dụng. Nếu trễ hạn sẽ bị đánh giá vào nhóm nợ xấu. Nếu không trả thì ngân hàng sẽ thưa ra toà và nhờ thi hành án cưỡng chế tài sản thế chấp (nhà/đất theo giấy CNQSDĐ) để bán đấu giá phát mãi.

Nếu quy trình chặt chẽ như vậy thì sao ngân hàng bị gạt được? Ko đủ năng lực tài chính sao mà đi vay được? Rồi bộ người ta ko sợ mất nhà sao?

Mời các thím tham khảo bên dưới

MÁNH KHOÉ MÓC NỐI VỚI NHÂN VIÊN TÍN DỤNG:

Đầu tiên, cò đất hoặc chủ đất sẽ chủ động liên hệ nhân viên tín dụng, nói rõ tình hình cho NVTD nắm (khả năng tài chính, giá trị đất, khả năng trả nợ hay giựt luôn,…). Tuỳ theo tình hình mà NVTD sẽ ăn % nhiều hay ít, và có nhận làm hay ko.

Khi NVTD nhận kèo thì họ sẽ đến nhà chủ đất, để chụp hình và làm như 1 bộ hồ sơ bình thường. Giá trị đất thì đa số phải cao hơn giá trị vay theo tỷ lệ 10/7 (vay được 70%). Nếu giá trị đất thấp quá thì NVTD phải binh biến thêm để cho ra con số mà cò đất/chủ đất mong muốn.

Còn phần chứng minh thu nhập thì lại dễ hơn, có thể nhờ 1 công ty hay doanh nghiệp nào đó, ký khống 1 hợp đồng lao động hoặc phiếu chi lương của các tháng gần nhất. Số ghi trên giấy thì muốn ghi bao nhiêu cũng được nên nhiều khi chủ đất làm thợ hồ nhưng cũng được bổ nhiệm là Phó giám đốc công ty và hưởng lương 50 triệu là chuyện bình thường.

Tuy nhiên, có trường hợp chủ đất bị nợ xấu, ko thể làm hồ sơ được thì phải làm sao?

Đây là trường hợp bà Liên đề cập. Đó là bà Liên và ông Tám sẽ ký sang nhượng cho 1 người X, có chỉ số CIC sạch sẽ (tạm hiểu là chỉ số tín dụng ngân hàng). Người này sẽ được binh biến hồ sơ gọn gàng, để đứng ra vay.

Sau khi làm đẹp bộ hồ sơ thì NVTD gửi lên cho Giám đốc ngân hàng ký và phát hành Thông báo đồng ý cho vay. Từ đó tiến hành các bước như trên để giải ngân.

Vậy, từ đây phát sinh câu hỏi đầu tiên: Người X tự dưng đứng ra gánh nợ giùm, họ có ngu ko?

Xin thưa,họ ko hề ngu. Thường đứng sau họ là 1 ekip chuyên nghiệp, cố tình mượn tài sản của chủ đất để chen vào vay ké. Ví dụ Bà Liên ông Tám muốn vay 500tr, thì người X sẽ làm hồ sơ vay 700tr. 200tr dư ra thì ekip của người X sẽ hưởng lợi, chi 1 ít cho cho người X.

Nếu bà Liên đóng lãi ngân hàng đầy đủ thì cả làng vui vẻ. Còn nếu bà Liên trễ hạn thì ngân hàng sẽ tiến hành phát mãi tài sản, bà Liên cũng ko phản đối được vì đã cầm 500tr.

Câu hỏi tiếp theo là Vậy người X thì có bị nợ xấu ko? Chắc chắn là có, nhưng ekip thường sẽ sử dụng những người không có kiến thức, hoặc ko quan tâm nợ xấu, chỉ cần cho vài chục triệu là kêu gì làm nấy. Cho nên nợ xấu đối với người X ko quan trọng, hoặc họ chưa thấy được tầm quan trọng.

Câu hỏi cuối cùng là, vậy có ai bị xử lý hình sự không?

NVTD có thể sẽ bị đuổi việc và truy cứu trách nhiệm, nhưng khi đã chấp nhận làm thì NVTD đã có sự chuẩn bị trước (như nghỉ việc qua ngân hàng khác làm, hoặc chuyển ngành nghề, về nhà kinh doanh…) nên sẽ hốt cú chót.

Còn người X thì có bị xử lý hình sự ko? Thường ekip sẽ chuẩn bị 1 khoản tài chính để chắc chắn rằng bà Liên sẽ đóng gốc lại 3 tháng đầu, kể cả việc đóng giùm bà Liên khi bả ko đóng xu nào. Việc này sẽ được giải thích là tôi vay tiền, có ý thức đóng gốc lãi chứ ko chủ trương chiếm dụng vốn ngân hàng từ đầu, nên khi toà án hay công an vào cuộc thì tỷ lệ phạm tội hình sự cũng thấp.

Vậy ai là người thiệt hại?

Bà Liên, vì bả bị lỗ mất 200tr, chưa kể tiền dịch vụ.

Ngân hàng, vì bị mất 1 khoản cho vay 700tr, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, bị cắt giảm thi đua. Và hành trình gian nan để thu hồi tải sản (thường là 2 năm, tỷ lệ thu hồi được cũng hên xui).

Và người được hưởng lợi nhất chính là ekip dàn dựng mọi chuyện.

Ngoài ra, có 1 trường hợp hiện nay rất phổ biến, đặc biệt rất nhiều ở vùng nông thôn. Chính xác là lừa gạt nhưng pháp luật ko làm gì được.

Đó chính là ekip sẽ đứng ra cho bà Liên vay vài chục triệu, ví dụ là 50 triệu. Ekip sẽ kêu bà Liên ra công chứng để làm hồ sơ giúp bà Liên vay ngân hàng, cam kết khi nào bà Liên trả thì sẽ trả giấy đất. Sau đó ekip sẽ sang tên cho người X và vay số tiền 700tr, hưởng lợi toàn bộ 650tr. Khi ngân hng ko còn nhận được gốc lãi thì sẽ thưa ra toà để lấy tài sản.

Lúc này bà Liên mới chưng hửng rằng mình sắp bị mất toàn bộ đất, chỉ vì ký vào hợp đồng công chứng để vay 50tr (mà theo ekip nói là làm tin để làm ngân hàng).

Trường hợp này pháp luật sẽ rất khó can thiệp vì bà Liên chủ động ký công chứng, và thường sẽ ko có giấy tay hay 1 bằng chứng nào chứng minh ekip đã hứa vay ngân hàng giúp bà Liên.

BÌNH LUẬN