Logo
Trang chủ

Ngoại truyện 23: Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 8

Đông Triều phế tự lục

Đời nhà Trần, tục tin thần quỷ, thần từ, phật tử chẳng đâu là không có. Các chùa như chùa Hoàng Giang, chùa Đồng Cổ, chùa An Sinh, chùa An Tử, chùa Phổ Minh, quán Ngọc Thanh dựng lên nhan nhản khắp nơi, những người cắt tóc làm tăng làm ni, nhiều gần bằng nửa số dân thường. Nhất là vùng huyện Đông Triều, sự sùng thượng lại càng quá lắm. Chùa chiền dựng lên, làng lớn có đến hơn mười nơi, làng nhỏ cũng chừng năm, sáu. Bao ngoài bằng rào lũy, tô trong bằng vàng son, phàm người đau ốm, chỉ tin theo ở sự hư vô, gặp các tuần tiết thì đàn tràng cúng vái rất là rộn rịp. Thần, phật xem chừng cũng ứng giáng, nên cầu gì được nấy, linh ứng lạ thường.

Bởi vậy người dân càng kính tin, không dám ngạo mạn. Song đến đời vua Giản Định nhà Trần, binh lửa liên miên, nhiều nơi bị đốt, số chùa chiền còn lại mười không được một mà cái số còn lại ấy, cũng mưa bay gió chuyển, đổ ngã xiêu nghiêng, tiêu điều đứng rũ ở giữa áng cỏ hoang bụi rậm. Sau khi quân Ngô lui, dân trở về phục nghiệp, có viên quan là Văn Tư Lập đến trị huyện, thấy những cảnh hoang tàn đổ nát bèn róng rả dân đinh các xã, đánh tranh ken nứa mà sửa chữa lại ít nhiều. Ngồi ở huyện ấy được một năm, thấy dân quanh huyện khổ về cái nạn trộm cắp, từ gà, lợn, ngỗng, ngan đến cá trong ao, quả trong vườn, phàm cái gì có thể ăn được đều bị mất hết. Tư Lập than rằng:

- Ở vào địa vị ta mà không có cái minh để xét ra kẻ gian, cái cứng để chế phục kẻ ác, vì nhân nhu mà hỏng việc, chính là cái lỗi tự ta.

Song Tư Lập cho là những đám trộm cắp vặt ấy, cũng không đến nỗi đáng lo ngại lắm, nên chỉ sức các thôn dân, đêm đêm phải canh phòng cẩn mật. Trong khoảng một tuần, tuy canh phòng chẳng thấy gì cả, nhưng những việc trộm cắp vặt cũng vẫn như trước. Lâu dần càng không thấy chúng kiêng sợ gì, đến nỗi lại vào bếp để khoắng hũ rượu của người ta, vào buồng ghẹo vợ con người ta, khi mọi người đổ đến vây bắt, thì kẻ gian đã biến đi đằng nào mất, chẳng thấy gì cả. Tư Lập cười mà nói:

- Té ra lâu nay vẫn ngờ oan cho lũ kẻ trộm, kỳ thực đó là loài ma quỷ, hưng yêu tác quái đó mà thôi. Những sự quấy rối bấy nay, đều tự vật này cả.

Sau đấy đi mời khắp các thầy phù thủy cao tay, xin bùa yểm trấn, làm thuyền bè mã mà tống tiễn. Song càng bùa bèn trừ yểm, sự quấy nhiễu càng tệ hơn trước. Tư Lập cả sợ, họp người dân thôn lại bàn rằng:

- Các người khi trước vẫn thờ Phật rất kính cẩn, lâu nay vì việc binh hỏa mà đèn hương lễ bái không chăm, cho nên yêu nghiệt hoành hành mà Phật không cứu giúp. Nay sao chẳng đến chùa kêu cầu với Phật, tưởng cũng là một cách quyền nghi may có thể giúp ích cho mình.

Mọi người bèn đi đốt hương lễ bái ở chùa chiền khấn rằng:

"Lũ chúng sinh này kính thờ Trời Phật, quy y đã lâu, hết lòng trông cậy ở Phật pháp. Nay ma quỷ nổi lên, quấy nhiễu dân chúng, họa hại cả đến loài lục súc, vậy mà Phật ngồi nhìn im lặng, chẳng cũng từ bi quá lắm ư? Cúi xin mở lượng thương xót, ra uy trừng phạt, khiến thần, người chẳng lẫn, dân vật đều yên, hết thảy chúng sinh, đều được đội ơn nhiều lắm. Song loạn lạc vừa yên, sinh kế chưa khôi phục được, tấc gỗ mảnh ngói khó lòng xoay xở vào đâu. Đợi khi làm ăn giàu có sẽ lại xin sửa lại chùa chiền đền công đức ấy".

Đêm hôm ấy, trộm cắp hoành hành lại dữ hơn trước. Tư Lập chẳng biết làm sao được, nghe họ Vương ở huyện Kim Thành là người giỏi bói dịch, bèn đến bói một quẻ xem sao. Vương bói rồi nói rằng:

Cưỡi trên ngựa tốt,

Mặc áo vải săn.

Túi da tên thiếc,

Đích thị người thần.

Lại dặn rằng:

- Ông muốn trừ được nạn ấy, sáng mai nên theo phía tả cửa huyện đi về phương Nam, hễ thấy người nào vận mặc như thế, mang xách như vậy, quyết là người ấy có thể trừ hại được, nên cố thỉnh mời, dù từ chối cũng đừng nghe.

Hôm sau, Tư Lập cùng các phụ lão đúng theo lời của Vương để trông ngóng xem, những kẻ đi, người lại đầy đường, chẳng thấy ai giống như thế cả. Trời đã xế chiều ai nấy chán nản sắp muốn về, chợt có một người từ trong núi bước ra, mình mặc áo vải, đeo cung cưỡi ngựa. Mọi người cùng chạy ra phục lạy ở phía trước mặt. Người ấy ngạc nhiên hỏi, mọi người cũng kể rõ bản ý của mình. Người ấy cười mà nói rằng:

- Các ông sao mà quá tin bói toán thế. Tôi từ nhỏ làm nghề săn bắn, mình không rời yên ngựa, tay không rời cung tên. Hôm qua nghe nói ở núi An Phụ có nhiều giống nai, báo, thỏ tốt nên nay định đến để săn, nào có biết lập đàn thầy pháp, bắt ma vô hình là công việc thế nào.

Tư Lập nghĩ bụng người này tất là một vị pháp đàn cao tay vì không muốn nổi tiếng về thuật bùa bèn, vì sợ mang lụy vào thân, nên mới nhởn nhơ trong chốn khe núi, giấu mình ở thú chơi cung mã, bèn nhất định cố mời kỳ được. Người kia xem chừng không thể từ chối, phải gượng nghe lời. Tư Lập mời người ấy về huyện để ở trong nhà quán xá, giường chiếu màn đệm rất sang trọng, săn sóc kính cẩn như một vị thần minh. Người ấy nghĩ riêng rằng:

- Họ tiếp đãi kính cẩn với ta như thế này, chỉ vì cho ta là có tài trừ quỷ. Nhưng thực thì ta chẳng có tài gì về việc đó, thế mà đi hưởng sự cung cấp của người, sao cho đành tâm. Nếu không sớm liệu trốn đi thì có ngày xấu hổ.

Hôm ấy ước chừng nửa đêm, thừa lúc mọi người đã ngủ say, người ấy bèn rón rén đẩy cửa bỏ đi. Chợt có con mèo gấm to chạy từ trong nhà ra. Người này xách cung đuổi theo, khi đến phía Tây cái cầu ván bấy giờ trời tối lờ mờ, trăng khuya chưa mọc, thấy có người hình thể to lớn, hớn hở từ dưới đồng đi lên, người ấy bèn lẻn vào chỗ khuất, ngồi rình để xem họ làm trò gì. Một lát, thấy họ thò tay khoắng xuống một cái ao rồi bất cứ vớ được cá lớn cá nhỏ, đều bỏ vào mồm nhai nuốt hết, lại nhìn nhau mà cười mà nói:

- Những con cá con ăn ngon lắm nên ăn dè dặt mới thấy thú, há chẳng hơn những thức hương hoa nhạt nhẽo họ thường dâng cúng chúng mình ư? Đáng tiếc là đến bây giờ, chúng mình mới được biết những vị ngon ấy.

Một người cười mà nói:

- Chúng mình thật to đầu mà dại, bấy nay bị người đời chúng nó lừa dối, ai lại đem cái oản, một vài lẻ gạo để lấp cái bụng nặng nghìn cây mà đi giữ của cho chúng nó bao giờ. Nếu không có những buổi như buổi hôm nay mà cứ trường chay mãi như trước thì thật là một đời sống uổng.

Một người nói:

- Tôi xưa nay vẫn ăn đồ mặn không phải ăn chay tịnh như các ông. Nhưng hiện giờ dân tình nghèo kiết, chúng nó chẳng có gì để cúng vái mình. Bụng đói miệng thèm, không biết mùi thịt là cái gì đã trải qua một thời gian lâu lắm. Song đêm nay, trời rét, nước lạnh, khó lòng ở lâu chỗ này được, hay là lên vườn mía.

Đoạn rồi họ dắt nhau đi lên, vào vườn mía, nhổ trộm mà tước mà hít. Người kia ngồi núp một chỗ sợ vỡ mật toan bỏ chạy. Thứ như con mèo gấm to từ đằng sau tiến tới hóa ra là con báo mây thành tinh, nó gầm gừ nói:

-Tư Lập đã có lòng thì giương cung mà bắn. Không dám bắn là ta ăn thịt ngươi.

Nghe vậy người kia liền dương cung lắp tên, mũi tên thình lình bắn ra, tin luôn ngay được hai người. Bọn gian kêu ấm ớ mấy tiếng rồi ồ chạy cả, chừng độ mấy chục bước đều mờ khuất hết. Song lúc đó còn thấy có tiếng mắng nhau:

- Đã bảo ngày giờ không tốt thì đừng nên đi, không nghe lời ta, bây giờ mới biết.

Người kia kêu réo ầm ầm, dân làng quanh đấy giật mình tỉnh dậy, cùng đốt đèn thắp đuốc chia nhau mỗi người đi đuổi một ngả. Họ soi thấy dấu như máu vấy trên mặt đất, bèn theo dấu ấy đi về phía Tây. Chừng hơn nửa dặm đến một cái chùa hoang, vào thấy hai pho tượng Hộ pháp xiêu vẹo trong chùa, trên lưng mỗi tượng đều có một phát tên cắm xuyên lông vũ. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, cho là một sự lạ xưa nay chưa có bao giờ. Họ liền hẩy đổ hai pho tượng. Trong lúc ấy còn nghe có tiếng nói rằng:

- Vẫn tưởng kiếm cho no bụng, ai ngờ phải đến nát thân. Nhưng bầy ra mưu mẹo là tự lão thủy thần kia. Hắn là chủ mưu mà được thoát nạn còn chúng ta theo hắn mà phải chịu vạ, thật cũng đáng phàn nàn lắm.

Đó rồi họ sai người đến miếu Thủy thần, thấy pho tượng thần đắp bằng đất, bỗng biến sắc, mặt tái đi như chàm đổ, mấy cái vẩy cá còn dính lèm nhèm trên mép, lại phá hủy luôn cả pho tượng ấy.

Quan huyện Văn Tư Lập dốc hết hòm rương để trả ơn, người kia chẳng dám chở nặng mang về mà gửi lại, kể rõ đầu đuôi. Đó giờ không ai dám săn mèo gấm báo mây nữa.

Con báo cụt tai

Những năm 1890 - 1990 nạn chặt phá rừng diễn ra rất nghiêm trọng. Vũ khí sau chiến tranh chưa thắt chặt. Tiếng AK dài hàng băng đỏ nòng không kịp hả hơi tút đạn, những ngọn cây liễu nát bầm dập trong tiếng thanh niên cười không phải điều gì lạ. Thi thoảng lại có người mất ngón vì quấn mìn tự chế đánh cá. Rừng nguyên sinh bị tàn phá mạnh qua những đơn gỗ lim hộp của Tàu khựa. Lâm tặc liều mạng bất cần đời. Trên những chiếc xe ZIL ba cầu ngược dốc nặc nè gỗ, những vụ đấu súng giữ kiểm lâm và lâm tặc như cơm bữa. Một đám cháy rừng lớn bột phát không biết tim lửa chỉ thấy tàn lửa theo cột khói ngùn ngụt trong đêm tối. Sau đám cháy kiểm lâm tìm thấy một thứ còn xót lại có chi như tay người nhưng dài lòng khòng, cháy đen ám mùi lông sừng. Một cuộc tranh cãi mở ra. Người cho rằng là vượn hay đười ươi chết cháy. Có người lại dở miệng bảo đó là người. Cầm mẫu cho đi kiểm nghiệm thì không phải vượn cũng chẳng phải người mà là một thứ giống người nhưng có lượng lông sừng trong mẫu nhiều hơn người bình thường. Mở ra sự kiện người rừng chết cháy. Cũng là mở đầu cho rất nhiều hiện tượng kỳ lạ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn sau đó. Trong đó có báo gấm thành tinh ăn thịt người. Một thời gian sau cháy rừng có con báo gấm cháy cụt một bên tai ẩn hiện về vồ trẻ con, cắn chết tha đi ăn thịt. Tạo ra sự hoang mang tột đột. Kiểm lâm rừng Nà và bà con người Dao có những ngày tháng không ngủ.

Báo gấm hay báo mây có thân hình săn chắc và cân đối, có răng nanh thuộc loại nanh dài nhất trong số các loài mèo hiện còn tồn tại. Bộ hàm khỏe với những nhát cắn ngập, xuyên thấu động mạch. Báo mây chủ yếu săn bắt các loài sống trên cây như vượn, khỉ, phụ thêm vào là nai, nhím hay chim chóc và gia súc. Có người cho rằng cháy rừng đã khiến nó bị thương, mất khả năng đi săn, để tồn tại buộc phải xuống săn trẻ con- thứ có “kích thước ape” giống vượn, khỉ nhưng hoàn toàn không có khả năng tự vệ. Cũng có người cho rằng nó đã thành tinh, xuống báo thù cho người rừng.

Vì nguồn thức ăn chủ yếu là các động vật sống trên cây, báo gấm giỏi leo trèo. Với bốn chân ngắn và khỏe, lòng bàn chân rộng với đủ móng vuốt sắc đều nhau, tài leo cây của báo mây khó giống vật nào bì kịp. Để giữ thăng bằng khi trên tàn cây cao, báo mây có cái đuôi với chiều dài xấp xỉ bằng cả thân. Điều đặc biệt là chúng có thể di chuyển khi treo mình lộn ngược đầu xuống, phía dưới các cành cây và các thân cây nghiêng. Báo gấm có thói quen treo mình bằng hai chân sau và cái đuôi dài đu đưa để giữ cân bằng, treo ngược đầu xuống trên thân cây. Chó đội nón, chống gậy đi hai chân có thể khiến nhiều người đi rừng buồn cười nhưng một con vật thân dài, lông màu nâu hung điểm hoa ê líp lớn hai chân treo ngược đầu trên những thân cây cao, hốc mắt sâu loang loáng trong ánh đèn pin thì ai cũng rờn rợn. Vì dù thân hình chỉ bằng con chó to nhưng báo là bậc thầy của nghệ thuật rình rập khiến cho con người dù trong tư cách hai kẻ đi săn chạm mặt nhau cũng có những phút giây sống trong sợ hãi. Báo thường chỉ tấn công người khi cảm thấy bị xâm phạm lãnh thổ, không đủ thức ăn. Nhưng một khi chúng đã ăn được thịt người thì sẽ trở nên nguy hiểm, báo khi đó sẽ không thích ăn thịt động vật khác nữa và chỉ muốn ăn thịt thêm người khác, nên thông thường người ta sẽ cố săn lùng cho được con báo đã ăn thịt người để giết nó.

Anh Tháp cán bộ kiểm lâm nói chuyện với ông Diểng bí thư Đảng ủy xã về độ nguy hiểm của con vật và quyết định tầm nã, bắn chết không cần bắt sống với con báo gấm cụt tai này. Những áp lực lộ rõ trên khuôn mặt anh Tháp. Lực lượng mỏng, địa bàn rộng, địa hình khó khăn. Lời ra tiếng vào “Lâm tặc nó chở gỗ quá cửa trạm có ai biết đâu” vẫn mang đến chất chứa muộn phiền cho người gác rừng thực sự yêu rừng ít ỏi còn xót lại. Giờ lại thêm chuyện báo ăn thịt người. Những ý kiến trái ngược của ông mo Lỷ đang xoa dịu dân làng một cách đầy tai hại.

“Hổ báo là cột tổ nhà Trời. Nó đến càm người đi ăn thịt là phúc của làng. Bên xứ Mông Nội người chết được mang đi Thiên táng cho chó sói ăn thịt. Con sói không ăn nhà đó mất ăn mất ở.”

Anh Sềnh con trai ông mo Lỷ là một thợ săn giỏi, anh hiểu rõ hơn ai hết sự nguy hiểm của con báo. Trẻ con khắp làng bọc trong rào giậu, duy chỉ có con nhà anh thả tự do. Vì bố anh -ông Lỷ đeo bùa rừng cho cháu, bảo ta là con cháu nhà mo, lại có thần rừng bảo hộ, hổ báo sẽ không dám động vào đứa bé. Bố con nhà anh hay cãi nhau khi nhắc chuyện này.

Anh Sềnh cùng thanh niên làng đặt bẫy buộc con dê sống vào gốc cây, bên cạnh vùi rất kỹ bẫy chông chìm, bẫy răng cưa sắt 3 tấc cảm giác đến con chuột đất cũn cũng không thể lọt. Nhưng đêm sáng trăng đó, những đôi mắt thợ săn mới hiểu con vật thành tinh này là như thế nào. Nó dùng chân gạt từ rất xa 3 khóm cây gai sang một bên để lấy lối đi riêng cho mình. Mọi điểm chạm có lá cây phủ nó đều không bước chân vào nếu không thể gạt ra để nhìn rõ mặt đất trống. Nó cứ rón rén chậm chạp vạch mọi thứ ra. Bẫy chông chìm lộ ra trên mặt đất, chiếc bẫy răng sắt sập mạnh nhưng vào nhánh cây chứ không phải chân con thú. Nó đến gần, gầm gừ trước mặt con dê. Cắn chết con dê rồi lôi càm theo hướng chùng đầu dây buộc với cò bẫy nỏ. Nhưng không ăn mà vứt xác con dê ra giữa đường. Nó đã bị nghiện thịt người. Một người không giữ được bình tĩnh, vào chốt nã đạn nhưng không thể trúng con vật quá nhanh này. Đây không phải lần đầu nó né được đạn. Bắn gần, bắn xa đều không trúng. Như ma làm vậy. Anh Tháp giải thích với anh Sềnh:

- Việc giết con vật này hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng nếu chúng ta có một khẩu súng trường bắn tỉa tiêu chuẩn, như M40 của lính Mỹ là đủ. Khẩu súng khá nặng, có trọng lượng 6,8 kilogram, chiều dài 1 mét 2 khả năng bắn xa 1000 mét với độ chính xác cao do ống ngắm có độ phóng đại lớn với tiêu cự cố định, liều thuốc phóng lớn, đầu đạn nặng, sơ tốc đầu đạn khi ra khỏi nòng súng gần 5000 mét trên giây tạo động năng rất lớn, ít chịu ảnh hưởng của gió.

-Mọi người vẫn hiểu nhầm Đạn ăn lên tên ăn xuống. Viên đạn có đường đi hình vòng cung chứ không găm lên. Súng chúng ta sử dụng đều có tầm bắn rất hạn chế lại bị tác động rất nhiều bởi lực cấp từ thuốc súng, trọng trường, lực cản không khí, độ kéo đường đạn. Dùng súng bắn đạn ria thì quá nguy hiểm bởi thao tác chậm sẽ làm mồi cho con báo, cũng không chính xác mà rất dễ gây sát thương cho chính bản thân mình.

Đang trong trạm xem lại bản đồ rừng, thấy có tiếng bước chân rất vội vã bước vào. Con anh Sềnh đã bị con báo cụt tai càm đi. Anh Tháp cùng anh Sềnh, ông Lỷ và một số thanh niên làng băng rừng ngay trong đêm. Theo vết máu thấy xác đứa bé ở bụi cây cạnh dòng nước. Đứa bé đã bị con báo cắn chết nhưng nó vùi ở bụi cây đầu suối chứ chưa ăn. Có nghĩa là nó sẽ quay lại. Ông Lỷ và anh Sềnh tranh cãi dữ dội. Ông mo Lỷ muốn để đứa bé lại cúng nhà Trời. Bằng không ông sẽ ở lại tự cắn lưỡi cúng mình cho con báo. Trong nỗi đau mất con không kìm được, anh Sềnh có nói ra những lời không nên nói. Chuyện đã rối lằng nhằng nay lại tối tăm như bịt hũ nút. Mọi thứ như vượt qua sức chịu đựng của anh Sềnh. Anh chỉ muốn bắt sống con báo, nhét quả xoan vào cái miệng vấy máu người của nó. Cho nó nếm trải cảm giác mất đi vị giác, tổn thương dạ dày, sung huyết phổi, trụy tim mà chết. Không thể nói gì với bố mình, anh Sềnh đành phải để đứa bé ở lại. Ông mo Lỷ làm lễ vẽ bùa rồi xùa tất cả mọi người về cùng. Anh Sềnh bôi nhựa sui vào tay chân đứa bé, mắt đỏ au, môi mím chặt.

“Con chờ bố nhé. Bố sẽ mang xác con báo về trả thù cho con.”

Về chưa đến nửa đường, anh Sềnh bảo hai thanh niên đi cùng trói gô ông Lỷ lại mà mang về làng cùng cán bộ Tháp. Riêng mình anh quay lại đem đứa bé về. Anh Sềnh đi được một lát thì anh Tháp cũng theo sau.

-Cán bộ về đi, chỗ này giờ nguy hiểm lắm. Cứ coi như là việc riêng của tôi. Mai tôi có không về thì nhờ cán bộ chôn cha con tôi cùng một chỗ sau nhà.

Anh Tháp trả lời:

-Sáng mai tôi và anh sẽ đưa đứa bé cùng xác con báo gấm về trước mặt ông Lỷ.

Hai người quay lại bôi đất đá, chà lá cây lên mình để làm mất mùi người rồi nấp rất gần cạnh đứa bé. Một khoảng cách nguy hiểm. Con vật quay lại. Nó dường như ngửi ra mùi lạ nhưng vì cái bụng đói đang thèm thịt người nó bỏ qua sự cảnh giác mà tiến tới xác đứa bé. Tất cả những chỗ anh Sềnh bôi nhựa sui trên người thằng bé con báo gấm đều chầm chậm ngửi, đánh hơi qua lại chứ không ăn. Nó đã biết đó là chất độc. Một khoảng cách quá gần không thể dùng súng trường, anh Tháp còn một nòng súng lục đã lên đạn sẵn. Bắn trúng là khó nhưng anh tin phát súng này anh sẽ bắn trúng. Việc kéo cánh cung thả mũi tên tẩm nhựa sui của anh Sềnh cũng sẽ rất dễ bị phát giác. Vị trí của anh lại đang xa hơn cán bộ Tháp. Cả hai người đều rất mất bình tĩnh khi nhìn răng con báo ngập vào da thịt đứa bé. Như không thể chịu đựng nổi, anh Tháp nổ súng. Viên đạn không trúng mà chỉ sượt chân con báo. Nhưng đã khiến nó chậm hơn nhát vồ ngay sau đó của anh Tháp một nhịp. Một nhịp cơ hội duy nhất mà anh Tháp đã dũng cảm chớp lấy. Bị vồ lấy đuôi, con báo ngoảnh lại cắn sâu vào bả vai phải anh Tháp. Một phát táp mạnh, ngập sâu da thịt hòng anh Tháp sẽ đau đớn buông tay để nó vụt thoát. Nhưng anh Tháp mặt đã tái lợt vì vết cắn vẫn không buông tay, quyết giữ bằng được mà quát to:

-Bắn đi!

Anh Sềnh nước mắt nồng xộc đến sống mũi. Trong một giây phân tâm, anh đã sợ mình bắn trúng anh Tháp, con báo sẽ lại vụt chạy trốn như bao lần trước. Nhưng rồi anh mím chặt môi, quyết đoán kéo căng dây cung. Ba mũi tên cắm ngập thân con báo. Nó dừng cựa quậy cán bộ Tháp mới buông tay. Nằm bất động, bả vai lênh láng máu. Mọi thứ kết thúc thật rồi.

Quay lại truyện Bạn gái tôi lớp 8
BÌNH LUẬN

Phuong Tran

Trả lời

2024-04-09 09:24:31

Kể chuyện lan man , bố cục truyện ko rõ ràng