Logo
Trang chủ

Chương 47: Bất đối xứng 7

Tôi ghi chép lại toàn bộ hệ thống thần linh được thờ phụng trong tín ngưỡng thờ Trần Triều để mọi người có thể thấy rõ một nghịch lý Đồng Nhà Trần dường như không hề có liên kết gì với Đồng Tứ Phủ nhưng lại nằm trong Đạo Mẫu. Vị quan đã giúp tôi có những ngu kiến của riêng mình, tìm ra mối liên hệ, giải thích được nghịch lý trên chính là Quan lớn Đệ Nhất – một trong những vị Quan lớn bí ẩn bậc nhất trong Ngũ Vị Tôn Quan Tứ Phủ. Trình đồng, mở phủ, xét duyệt hay phế bỏ tư cách Đồng Quan chỉ là một tấm vải đỏ không bóng thần hay dáng người. Đệ Nhất Tôn Quan không có hiện thân trong đời sống, huyền hoặc đến mức những kẻ tự huyễn hoặc mình cũng không thể tưởng tượng ra nổi hình dáng của Quan Đệ Nhất là như thế nào, tạo sao vị quan này lại không bị vướng vào tham, sân, si không mang thân – cái xác chết biết đi tạo nghiệp, trả quả cõi người. Đồng sáng hay đồng tối, mê hay tỉnh cũng chỉ nhìn thấy một tấm vải đỏ phủ xuống nơi án thờ mà thôi. Chuyện này có liên quan đến di giới.

Tôi đã từng nhắc đến khái niệm di giới lần đầu tiên trong giấc mơ về một thanh niên xuyên không 1000 năm làm đứt mạch truyện, đọc như truyện tàu, nghe rất mất hứng. Di giới thường là những người ngang tính, có khả năng tự học, không bị ảnh hưởng bởi bên ngoài mà bị kìm giữ bởi tâm bên trong. Những chuyện quy y cho vong linh của hòa thượng Thích Giác Hạnh cũng đã từng nhắc đến một linh hồn di giới. Trong những thành viên thuộc Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sư ông Giác Hạnh có góc nhìn rất thẳng, không tránh né về vong linh. Hòa thượng Giác Hạnh được mời đến một khu đất nghịch của một công ty nơi máy móc thiết bị hay bị dừng, chết máy, công nhân hay gặp phải sự cố. Đôi mắt của một trưởng lão tuổi hạ đã trên 50 nhìn thấy trên khu đất đó linh hồn một người sống không có thời gian. Âm u, cô tịch, không có ngày tháng, lấy mạch đất làm mốc thì tính ra đã 800 năm người này sống ngoài vòng luân hồi, không sống không chết, chỉ tồn tại ở dạng bụi linh hồn. Thuyết phục năm lần bảy lượt người này không nghe, không chịu dời đi. Đây chính là một dạng giấc mơ alpha tôi đã từng nhắc đến. Nhưng mạch đất của những giấc mơ alpha gốc là những nơi rất sáng, mã hý, tượng gầm, long chầu, hổ phục, phụng hoàng bay, linh hồn thần thánh tìm về tinh thần biến. Người này có khả năng tạo ra alpha gốc trên mạch đất thường, đạt tới khả năng của một Á thần nhưng chẳng phải thần, tồn tại một cách chỉ có thể dùng từ rất vô trách nhiệm với thời gian. Nói theo ngôn ngữ khoa học, trong bụi linh hồn của người này có một độ cứng (rigidity) vượt trội.

Quan lớn Đệ Nhất Thượng Thiên có thể giải thích theo hướng di giới. Bảo ông là rắn thần hoàng xà, con trai vua cha Bát Hải thì ông là con vua cha Bát Hải, bảo ông là Tôn Quan Đại Thần trên Đế Đình Thiên Cung mang hàm Thượng Thiên Nhất Phẩm Công Hầu thì ông là Nhất Phẩm. Nhưng Quan Đệ Nhất không có đền và ngày khánh tiệc chính vì không giáng trần. Hiện nay đền thờ Quan lớn Đệ Nhất thuộc quần thể di tích đền Đồng Bằng là mới xây dựng thêm và đặt ngày khánh tiệc. Trước giờ Đồng Quan Tứ Phủ thường được coi là chiếu dưới so với Lính Thánh Nhà Trần. Nhưng mỗi khi nhắc đến Quan Đệ Nhất Tứ Phủ những thầy pháp nạp mã xin binh dòng nhà Trần đều phải kính nể. Người dùng phù lục hay huyết kế khi thấy một kẻ mặc tấm áo đỏ có lỗ bục bằng đầu que hương thì đều thấy ngại. Vì đó là Dấu Đệ Nhất. Xét cho cùng, đồng sáng hay đồng tối cũng đều là một dạng tâm ma dưới sự bảo trợ của thần thánh. Người duyệt đồng, phế đồng phải là một người có trí lực vượt trội mới đủ khả năng kiểm soát và trừ tâm ma khi nó vượt giới hạn. Quan Đệ Nhất làm việc đó. Hơn nữa Quan Đệ Nhất là vị quan duy nhất làm việc không cần người đời biết đến hay thờ phụng. Không ai biết ông là ai. Nhưng biết là ông có tồn tại, tôn trọng ông bằng một tấm vải đỏ.

Tôi sống tại vùng đất của Trần Triều. Nơi có khu lăng mộ thờ các vị vua Trần – tên gọi cũ là trường học sinh miền Nam trong ký ức của bố tôi. Từ bé tôi đã bị ảnh hưởng bởi văn hóa thời Lý – Trần, đi đền Sinh, chơi Tổ đình Quỳnh Lâm. Ngôi chùa Quỳnh Lâm được xây dựng dưới thời vua Lý Thần Tông, người có công lớn trong việc xây dựng chùa là Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không. Vào thời Lý, nhà sư Minh Không đã cho đúc một pho tượng Di Lặc dịch nghĩa Từ Thị người có lòng từ. Tượng bằng đồng cao sáu trượng khoảng 20 m là một trong An Nam tứ đại khí

Tượng Phật Quỳnh Lâm chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều, Quảng Ninh

Tháp Báo Thiên ở Thăng Long, Hà Nội

Chuông Quy Điền ở chùa Diên Hựu chùa Một Cột, Hà Nội

Vạc Phổ Minh ở chùa Phổ Minh, Thiên Trường, Nam Định

Khi giặc Minh xâm lược Đại Việt 1407 chùa bị phá hủy nặng nề, tượng phật Quỳnh Lâm bị cướp mang về Kim Lăng nay là Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc. Dù là một trong bốn kỳ quan, bảo vật quốc gia đã bị cướp mất nhưng thần thức pho tượng vẫn nằm lại tại đất Đông Triều và di chuyển quanh mạch đất. Những người có đồng nhãn như tôi hay thử nhau bằng cách xác định vị trí của tượng phật Quỳnh Lâm.

Chùa Quỳnh Lâm thực sự trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng trong thế kỷ 14 với hoạt động của Pháp Loa Đồng Kiên Cương, vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Năm 1316 Pháp Loa cho thành lập Quỳnh Lâm viện - trường đại học Phật giáo đầu tiên ở nước ta. Chính vì vậy đất Đông Triều dù là nơi có khu lăng mộ nhà Trần nhưng lại không có những thầy pháp dòng nhà Trần nổi danh như Hải Dương.

Quay lại truyện Bạn gái tôi lớp 8
BÌNH LUẬN

Phuong Tran

Trả lời

2024-04-09 09:24:31

Kể chuyện lan man , bố cục truyện ko rõ ràng