Logo
Trang chủ
Phần 1: Mộ Trung Tầm Long

Phần 1 - Chương 14: Phan gia viên

Trong bộ tiểu thuyết “Ma Thổi Đèn", hai người Hồ Bát Nhất cùng Vương Khải Tuyền quyết định dấn thân trên con đường mô kim, đều bởi vì tại Phan Gia Viên - chợ đồ cổ lớn nhất Bắc Kinh thời bấy giờ - gặp được Răng Vàng, về sau bọn họ cũng chọn nơi này để dừng chân, làm nên sinh ý, có thể nói Phan Gia Viên là một đầu mối quan hệ trọng yếu, là nguyên nhân trực tiếp để phát triển thành hàng loạt các cố sự sau này. Chuyện này hẳn là phát sinh vào đầu thập niên tám mươi của thế kỷ trước, mà khi ấy khu chợ Phan Gia Viên hãy còn chưa xuất hiện, muốn tìm hiểu kỹ hơn mời các bạn theo dõi.

 

“Khu chợ đồ cũ Phan Gia Viên" thật sự nằm ở trên đường Tam Hoàn, phía đông nam thành Bắc Kinh, hình thức ban đầu của nó bắt nguồn từ nửa đầu năm 1992. Lúc ấy nơi đó là chỗ sinh sống của một số công nhân viên chức sau khi nghỉ việc, bọn họ bày quầy bán hàng bên cạnh vỉa hè dọc theo sườn núi, đem đồ gia dụng, đồ điện đã cũ trong nhà mang ra bán. Từ một người bán, rồi thành mười người bán, một khu chợ đã dần dần được tạo thành, cuối cùng dưới sự nhất trí của mọi người, nó chính thức đặt cho cái tên là Khu chợ đồ cũ Phan Gia Viên. Cái tên “khu chợ đồ cũ" rõ ràng đã phải trải qua vô số cân nhắc, “đồ cổ", “văn vật" thì quá gây chú ý, “hàng mỹ nghệ" thì lại không nêu bật lên được vấn đề, “đồ cũ" hàm nghĩa liền rộng rãi hơn nhiều, các loại tạp hạng như buôn đồ cổ đều có thể được bao quát trong đó, mà hiện tại đã không còn chỉ giới hạn ở hai chữ đồ cũ, ngay cả một ít sản phẩm thuộc thời kỳ “Cách mạng văn hoá", cùng các loại hàng mỹ nghệ dân tộc cũng đều có người kinh doanh. Mời bạn đến thử một lần, cái gì mà đồ giả cổ dùng trang trí trong nhà, văn phòng tứ bảo, cổ tịch tranh chữ, sách báo cũ, đồ gốm sứ, ngoại tệ, đồ thờ Phật giáo, ngà voi chạm khắc, di vật “Cải cách văn hoá", huân chương Mao Chủ tịch, áp phích quảng cáo của một vở kịch cách mạng nổi tiếng, truyện tranh nhiều tập, các loại tranh chữ thật giả lẫn lộn của danh nhân xưa và nay, lịch đại đồ gốm, cổ ngọc nghìn năm, thanh đồng khí phỏng chế, đồng hồ quả quýt,... phải nói là đủ các loại đồ cũ, đủ khiến cho bạn hoa cả hai mắt.

 

Bây giờ những người nước ngoài tìm đến Bắc Kinh du lịch, ngoại trừ leo lên Vạn Lý Trường Thành hay ăn thịt vịt nướng ra, còn có một chuyện vô cùng quan trọng, đó chính là đi dạo một vòng khu chợ đồ cũ Phan Gia Viên, nơi đây tập trung vô số những người nước ngoài có chung sở thích đào bảo đến từ khắp mọi quốc gia trên thế giới, cũng là một trong những loại đặc sắc.

 

Răng Vàng cái quái gì cũng có thể đem ra để buôn bán, nghề chính của hắn là “tạp hạng", không chỉ giới hạn trong kim thạch ngọc khí, hắn tự xưng công việc của mình là “nghề chơi đồ cổ", cái này theo như trong kinh doanh, thì tiếng lóng là thủ đoạn câu thông cơ bản nhất, từ giới thiệu, bình phẩm, cho đến cò kè mặc cả, mua bán thành giao, đều có một bộ thuật ngữ riêng biệt. Nếu như ngay cả những điều này đều không biết, cũng đừng trông mong tại Phan Gia Viên này kiếm được một chút thành tựu, ngoại trừ những tiếng lóng trong nghề ra, còn có rất nhiều quy củ phải tuân theo. Ví dụ như, đôi bên muốn giao dịch song phương một món minh khí, trước tiên cần phải để cho người mua được nhìn xem hàng đã, thế là người bán liền phải đem món minh khí đó đặt ra. Nhưng bạn đừng có vội, đồ minh khí không thể truyền tay, tuyệt đối không được đưa trực tiếp cho người mua nhìn, trước hết người bán phải đem minh khí bày lên trên bàn, lúc ấy người mua mới được phép đưa tay từ từ cầm lên quan sát. Làm như vậy là để tránh cho việc khí món đồ đó rơi xuống đất bị hư hại, có thể phân ra rõ ràng là trách nhiệm do ai, nhất là đồ sứ hay ngọc khí, ngàn vạn lần không thể trực tiếp qua tay. Tên thương nhân đồ cổ nham hiểm người Hongkong tên là Minh Thúc cùng Răng Vàng đều là người trong nghề, cho nên đều rất nắm rõ những loại quy củ này.

 

Những thứ này đều là ước định mà thành, là luật bất thành văn, so với những luật lệ này, càng chuyên nghiệp hơn chính là tiếng lóng, nếu không phải là người trong nghề nghe được, quả thực như vịt nghe sấm, tỉ như phỉ thuý thì gọi là “lục đầu", ngọc khí gọi là “tảng đá", tranh chữ gọi là “trang giấy", hàng phục chế gọi là “đẻ trứng", bán cho người nước ngoài gọi là “dương trang", bán cho người trong nước thì là “bổn trang", trao đổi đồ vật là “đánh trận", nhận được đồ tốt gọi là “ăn tiên đan", lần đầu mở hàng gọi là “mở xông", ra ngoài thu mua cổ vật gọi là “đào đất", hàng nhái làm không được chuẩn gọi là “chướng mắt",... quả thực có thể xuất bản thành hẳn một cuốn từ điển ngôn ngữ.

 

Những điều vừa mới nói kia, đều là do người trong nghề lúc giao dịch với nhau sử dụng, nếu như gặp phải một tên người mua gà mờ không hiểu thứ ngôn ngữ này, thì chính là gặp phải “thái đầu", nếu như thái đầu muốn hỏi thì cũng đều có rất nhiều cách nói đưa đẩy khách sáo để ứng phó, nếu như hỏi kiện đồ vật này là của triều đại nào, người nói liền sẽ trả lời là “Minh thức" chứ không phải là “Minh triều", hỏi hàng từ chỗ nào đến, đáp án tiêu chuẩn thường là “Hầu Mã tỉnh Sơn Tây", hàng giả trong Phan Gia Viên đồng dạng đều sử dụng chung một loại lí do này để thoái thác trách nhiệm.

 

Tiếng lóng được sử dụng trong nghề chơi đồ cổ, cũng là từ thời đại mạt Thanh kia sinh ra, nhưng mà cho đến ngày này, còn có chút từ cổ đã không còn được áp dụng, liền dần dần bị người ta đào thải, những từ còn bảo lưu cho tới hiện tại thật sự rất ít, phần lớn đều là tiếng lóng được sinh ra ở thời cận đại, cùng với trước kia so ra, có rất nhiều điểm khác biệt.

 

Ví dụ như cùng là một danh từ hay động từ trong hệ thống tiếng lóng, nhưng chỉ cần khác nhau về niên đại hoặc khu vực, liền sẽ có cách giải thích và sử dụng không giống nhau, có nơi gọi hành động ra ngoài thu mua đồ cổ là “đào đất", cũng lại có nơi gọi là “đội du kích", hàng giả còn được gọi là “cao lão gia" hoặc “cao lão bát", hơn nữa vì để tránh lộ ra tiền tài của bản thân khiến cho người khác đỏ mắt đánh chủ ý xấu tới, thời điểm ra giá mua hàng, đều chỉ trả một phần trăm giá trị thực, nói một khối tiền, trên thực tế chính là một trăm khối, một trăm đồng chính là một vạn đồng.

 

Hiện tại luôn có chuyên gia giám định giá trị của các loại cổ vật, kỳ thật giá trị của đồ cổ rất là khó nói, có tiền mà không mua được hoặc muốn mua mà không đủ tiền là những tình huống rất phổ biến và dễ gặp. Một kiện đồ vật, giá trị của nó không phải do người bán định ra, nếu không có ai chịu mua thì vật đó chính là đồ không đáng tiền, điều kiện tiên quyết chính là phải được người mua tán thành, thì nó mới thật sự có giá trị. Mà đồ cổ thật giả vô cùng khó phân biệt, đồ phỏng chế quả thực rất nhiều, ngay cả là chuyên gia cũng có thể nhìn nhầm, theo tiếng lóng của thành Bắc Kinh thường hay gọi là “mua bán trong mộng", nói trắng ra chính là “nhắm mắt mua bừa".

 

Tóm lại khu chợ đồ cũ Phan Gia Viên, chính là một nơi để người mua kẻ bán song phương thi triển nhãn lực, tài lực cùng khả năng quyết đoán, đấu trí, tranh cãi, tâm lý chiến, mang theo phong thái vô cùng đặc sắc vốn có của các khu chợ tự do. Ngay tại bên trong khu chợ này, phát sinh qua rất nhiều cố sự thập phần truyền kỳ, cũng có thật nhiều trân phẩm bởi vậy mà được đưa ra xuất hiện lại lần nữa trước ánh sáng, nếu như rảnh rỗi đi dạo nơi này một vòng, nói không chừng sẽ nhặt được một cái gì đó đáng giá, miếng bánh nướng từ trên trời rơi xuống, có lẽ sẽ dành cho chính bạn!

BÌNH LUẬN
Đăng Truyện
[Series] Thám tử K

15565 · 0 · 257

Đã nhớ một cuộc đời!

685626 · 2 · 852

MIẾU HOANG

50238 · 0 · 134

Tán Gái Ở Nhà

34265 · 1 · 377

Yêu thầm em vợ

40128 · 0 · 618

Âm Gian Thương Nhân

474093 · 3 · 508

Ngày hôm qua đã từng

285557 · 3 · 448

Âm Phủ Thần Thám

343974 · 3 · 662