Logo
Trang chủ
Phần 1: Đăng Hải Tầm Thi
Phần 1 - Chương 78: Thần kho báu

Phần 1 - Chương 78: Thần kho báu

Tôi lùi lại mấy bước, vặn lỏng đèn pin để tia sáng lớn hơn, chiếu sáng cả một bức phù điêu trên tường.

Trong các tạo hình Thần Phật Tây Tạng, tạo hình Thangka(1) là kinh điển nhất, mà nội dung sáng tác Thangka đều bắt nguồn từ những điển tịch tôn giáo nghiêm chỉnh. Những ghi chép về Thần Phật này vô cùng chi tiết, có những Thần và Phật hoàn toàn đến từ tôn giáo Nepal và Ấn Độ, có một số là sơn thần địa phương Tây Tạng, còn có rất nhiều vị Thần đến từ một loại văn hóa chúng tôi rất xa lạ.

Bổn giáo(2).

Tôn giáo này có nguồn gốc từ thời Đồ đá, trong Bổn giáo nguyên thủy lưu truyền rất nhiều nghi thức sát sinh cúng tế, việc sử dụng bí pháp về xương cốt, máu thịt, có ảnh hưởng vô cùng sâu xa.

Ở đây không đi sâu vào giới thiệu Bổn giáo, chỉ cần biết nó được sinh ra từ thời Đồ đá, phát triển song song với cổ quốc Tượng Hùng(3) ở đây, có vô số phân nhánh được diễn hóa trên đất Tạng, trước khi Bổn giáo mới xuất hiện, Bổn giáo nguyên thủy đã kéo theo các loại tập tục sát sinh cúng tế của các bộ lạc nguyên thủy, sùng bái vô số cổ thần, những cổ thần này có nhiều loại, hệ thống phức tạp, sinh ra sùng bái thần linh trên mọi phương diện như Trời, Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng, Vì Sao, Sấm Sét, Mưa Đá, Núi Non, Đất Đá, Cây Cỏ, Cầm Thú vân vân. Bởi vì thời nguyên thủy mang màu sắc vu thuật cực mạnh, cho nên Bổn giáo có những nghi thức và bí thuật cực kỳ thần bí. Trên rất nhiều hang động và vách đá ở Tây Tạng, vẫn có thể nhìn thấy bích họa Bổn giáo nguyên thủy nhất. Điển tịch của Bổn giáo gọi là “Thập Vạn Long kinh”, hết sức lợi hại.

Về sau những cổ thần này pha trộn các loại tôn giáo khác, rất nhiều vị đã xuất hiện trên tranh vẽ Thangka và bích họa, nhưng thần Bổn giáo không phải vị thần riêng lẻ, mỗi một chủ thần đều dẫn theo hệ thống bạn thần đông đúc, kể cả Minh phi, hộ pháp, người hầu, cũng đến mấy nghìn mấy vạn người.

Nếu phải kể rõ quy luật trong này, có lẽ cần đến ba vạn chữ, cho nên dừng lại tại đây. Chỉ xét riêng bức phù điêu này.

Đầu tiên tôi chưa từng trông thấy vị Thần Phật này, cũng không biết là tượng Thần hay thượng Phật, dù sao đến thời đại sau đó đều là Thần Phật một thể, nhưng cái này là hư cấu. Chủ mộ đưa gương mặt của mình lên làm mặt của chủ thần, có lẽ tượng trưng cho bản thân đã thành Thần.

Nhưng thiết kế chủ thần của ông ta khiến người ta phải suy ngẫm, rất nhiều Thần Phật của dân tộc Tạng đều cưỡi sư tử, cưỡi voi, cưỡi dạ xoa, tôi từng nhìn thấy một vị khiến tôi ấn tượng nhất, cưỡi xác nữ, là Diêm Vương kỵ thi.

Nhưng trên mặt vị thần này là biểu cảm giận dữ xấu xí, ba gương mặt, dưới chân  cưỡi một con kỳ lân màu đen.

Thực ra không phải cưỡi, mà là tư thế giẫm đạp chinh phục. Về logic thì giống như giẫm lên dạ xoa, chủ thần có hai loại tư thế, giẫm đạp chinh phục và cưỡi, ở đây chắc chắn là chinh phục.

Nhìn từ tạo hình chi tiết, những chi tiết này đến từ thần kho báu Tây Tạng (không cần lý giải). Thần kho báu cưỡi sư tử, ở đây đã biến thành kỳ lân.

Bên cạnh chủ thần còn có một đặc trưng rất rõ ràng có thể chứng minh suy đoán của tôi, là tám người đang chăn ngựa, tám người này đều có ba mặt quái dị, đây cũng là đặc trưng của thần kho báu, đây là diễn biến từ Bát Đại Mã Chủ nổi tiếng, là tám bạn thần của chủ thần.

Mà bên dưới kỳ lân, hình vẽ phù điêu là rất nhiều thi thể đang ăn thịt người, cả bức tranh là bữa tiệc thịt người long trọng, có thể nhìn thấy ba bộ xương trắng ngồi ở ba vị trí, bên tai những bộ xương này có vây cá, đang ngắm nhìn bữa tiệc.

Nguyên bản đây là “Thi Đà Lâm Chủ”, thần mộ táng Tạng truyền, tuy hình tượng đáng sợ nhưng lại là một đại cát thần, nhưng ở đây hai vị đã biến thành ba vị, hơn nữa rõ ràng đã được biến tấu thành tà thần trong bức phù điêu này. Tạng truyền gọi mộ địa thiên táng là Thi quốc, Thi thành, Thi lâm.

Cho nên nơi thi thể tập trung dày đặc này là “đất tu pháp”, trên phù điêu tượng trưng cho nơi chủ thần này sinh sống.

Cho nên, tiệc Thi quốc chúng tôi đứng lúc nãy, không là gì trong hệ thống Đạo giáo cả, nhưng ở đây lại ám chỉ một khái niệm “Thi lâm” nguyên thủy, là nơi Thần cư ngụ và là nơi người phàm hiểu thấu cái chết, bất tịnh thân xác. Để có thể lý giải cơ thể con người chẳng qua cũng chỉ là một loại vật chất, người xưa đã dùng cách ăn thịt người, thể hiện nội tâm của mình đã đạt đến bản chất.

Hơn nữa đằng sau những bạn thần này, còn có vô số nô bộc màu đen, tạo hình những người màu đen này thực ra vô cùng thường thấy trong bích họa Tạng truyền, là người hầu của thần chủ, thường được ghi chép là có hai đến ba vạn người.

Tôi nhìn Bàn Tử, Bàn Tử cũng nhìn tôi, trong sách cổ Bổn giáo và hồ sơ tôn giáo phức tạp ở đây, tất cả vị Thần đều có ghi chép chi tiết, dựa vào ghi chép này sắp xếp cả hệ thống, lúc mới nhìn, tôi cũng cảm thấy đây là người xưa thuận miệng đánh giá. Bởi vì rất nhiều đại thần có cả tỷ người hầu, tôi cảm thấy về cơ bản là thổi phồng.

Nhưng đối với tín đồ mà nói, những con số này lại không thể sai sót. Vị thần hư cấu này đã kế thừa phong cách ấy.

Mà điều đáng sợ nhất là, đây không chỉ là hình tượng trên bích họa phù điêu, tôi tin rằng người thiết kế lăng mộ này đã thiết kế được hình tượng trên phù điêu ra thực tế.

Thi thể ba mặt và cái bóng có vây cá bên tai là hai thứ khác nhau, tôi thật sự không ngờ tới.

Tuy nhiên lúc này, nội tâm hỗn loạn đã trở nên hết sức rõ ràng, tôi bất giác ngáp một cái, bảo Bàn Tử: “Trong quá trình sắp tới, có một thứ chắc chắn sẽ xuất hiện rất nhiều lần, anh biết là gì không?”

Là gì?

“Thi thể.” Tôi đáp: “Đây là tín ngưỡng Bổn giáo nguyên thủy, thi thể là nguyên liệu của tất cả bí pháp, sắp tới chúng ta sẽ nhìn thấy vô số thi thể.”

Chú thích

(1) Thangka: còn đọc là tangka, thanka, hoặc tanka, là một bức tranh Phật giáo Tây Tạng trên vải bông, lụa thêu, thường mô tả một vị thần Phật giáo, cảnh hoặc mạn đà la. (ảnh minh họa ở đầu đề)

(2) Bổn giáo: được coi là tôn giáo truyền thống, tiền thân của Phật giáo bản địa Tây Tạng.

(3) Tượng Hùng: là một nền văn hóa và là một vương quốc cổ đại tại miền tây và tây bắc khu vực Tây Tạng ngày nay.

BÌNH LUẬN

Thảo Đinh

Trả lời

2023-12-03 16:33:15

6 tháng nay chưa ra chương mới hở ad

Hỏa Dực Phi Phi [Chủ nhà]

2023-12-14 11:52:33

Chưa bạn ơi.

tukhang duong

Trả lời

2023-09-01 15:52:14

Tự hứa là sẽ ko đọc nửa vì cứ bị lọt hố và chờ dài cổ nhũng cứ chuẩn bị ra phần mới là thấy hào hứng và vui ko tưởng