Logo
Trang chủ

Chương 39

Âm thanh xuất hiện trong não, khiến Yuri vô cùng nghi hoặc.

Anh ta dâng lên một loại cảm giác khó mà hình dung.

Nếu nhất định phải hình dung, vậy chỉ có thể chắp ghép từ ngữ, giải thích một cách rườm rà.

Khi ấy trong hố, đây không phải một suy nghĩ rõ ràng cụ thể, mà là một cảm giác hết sức hỗn loạn mơ hồ, trong trạng thái thần trí không minh mẫn.

Nhưng bóng tối được tạo nên sâu dưới hố đó, khiến người ta vừa nhìn vào, đã dễ dàng xuất hiện ám thị mất mát . Cho nên trong tiềm thức anh ta, vẫn luôn lặp đi lặp lại câu này.

Anh ta có một ham muốn mãnh liệt: anh ta muốn ném thứ gì đó xuống vực sâu, thứ đó sẽ mãi mãi biến mất.

Cảm giác này cực kỳ giống khi đứng trên sân thượng nhìn xuống, kích động muốn nhảy ra. 

Nếu không đích thân trải qua trạng thái này, đọc qua sách hoàn toàn không thể hiểu được, Yuri đột nhiên hiểu vì sao trong tôn giáo rất nhiều lúc phải kể đến cơ duyên. Bởi vì chữ viết quả thực không thể miêu tả được cảm giác, trong cuộc đời đã qua của anh ta, không có bất cứ cảm giác nào có thể dùng chữ viết chuẩn xác để người khác cảm nhận được.

Dù là Beriak đi guốc trong bụng anh ta, cũng không thể có chung cảm giác đó.

Anh ta bắt đầu thử chia tôn giáo nguyên thủy thành hai bộ phận, dùng phương pháp lý tính để giúp Beriak hiểu được cảm ngộ của mình. 

Phần thứ nhất, là tôn giáo nguyên thủy thông thường của thế tục.

Nỗ lực suốt mấy mùa đông của Yuri và Beriak có thành quả cực kỳ phong phú, bọn họ chỉnh lý các loại thần thoại, đại khái tổng kết ra được lai lịch của mấy loại cổ thần.

Đầu tiên là thiên tai thảm khốc, những hiện tượng này thường sẽ được nhào nặn thành hình tượng một loại cổ thần, đặc biệt là những thiên tai nhìn thấy được, ví dụ như vòi rồng, sóng thần.

Động vật dị thường ăn thịt người, ví dụ như rắn, dã thú to lớn khác thường, những loài có thể hình dễ phát triển thành siêu to khổng lồ. 

Địa hình tự nhiên vĩ đại, ví dụ như một huyệt động sâu không thấy đáy, một thứ mùi ngửi vào sẽ chết.

Con người thời đồ đá mới, gặp phải thảm họa, thú dữ ăn thịt người, địa hình tự nhiên vĩ đại, đều sẽ tổn thất nhân khẩu nghiêm trọng. Điều này khiến tất cả cổ nhân đều sinh ra một ý nghĩ sai lầm: Cổ thần thích lấy mạng người.

Mà đường lối tư duy của con người thời bấy giờ chủ yếu nhắm đến thức ăn, cho nên sinh ra một hiểu lầm, vì sao thần phải lấy mạng người, đại khái là để ăn.

Đương nhiên, thiên tai cũng sẽ khiến rất nhiều động vật tử vong, cho nên trong cúng tế, sử dụng động vật cũng là chuyện vô cùng thường gặp. Nhưng phần lớn lễ tế đều diễn ra vào những thời điểm đặc biệt như nạn đói hay hạn hán, động vật đã bị ăn sạch, trong bộ lạc chỉ còn lại con người là có thể đem đi cúng tế.

Vì thế tập tục giết người được giữ lại, trở thành một phần của quy định.

Đương nhiên giết người cũng vô dụng, nhưng thiên tai rồi cũng sẽ qua đi, bộ lạc đông nhân khẩu giết mất một vài người, thiên tai qua rồi, vu sư sẽ có được địa vị chí cao vô thượng. Bộ lạc neo nhân khẩu không trụ qua nổi, lẳng lặng biến mất, cũng chả ai quan tâm.

Đây là giai đoạn thứ nhất của tôn giáo nguyên thủy.

Nếu chúng ta thông qua ngôn ngữ – không hiểu chữ viết mà chỉ truyền miệng – nghe thầy cúng của một thôn làng xa xôi hẻo lánh kể lại phiên bản truyền thuyết cổ thần xa xưa nhất, chúng ta sẽ phát hiện, cổ thần giai đoạn một mang tính động vật.

Cổ thần nhận được vật tế, khả năng cao sẽ không thỏa mãn nguyện vọng của bạn, mà tay nhanh hơn não cực kỳ giống động vật.

Tính khí của thần hỉ nộ thất thường, bà đồng vào thời Tây Môn Báo(1) chỉ có thể lần lượt dìm chết thiếu nữ làm vật tế, đợi đến khi thần hài lòng.

Sang giai đoạn hai, văn minh phát triển đến một mức độ nhất định, thần bắt đầu được nhân hóa, nguyên nhân nhân hóa cổ thần rất đơn giản, chính là để dễ miêu tả. Bởi vì cần khiến cho tất cả mọi người đều hiểu được sơ sơ cổ thần là gì, nói với bọn họ đó là một hang núi, chắc sẽ có người nghi ngờ, nhưng nếu nói có một cổ thần sống trong hang núi, vậy thì sẽ đơn giản hơn nhiều.

Cho nên một hang động trong dãy Himalaya được diễn biến thành Hắc Ám thiên nữ địa phương.

Bất cứ hệ thống chính thức nào khi giải thích về tôn giáo nguyên thủy, đại khái cũng sẽ phân tích như vậy.

Nhưng trong văn hiến thời cổ đại, trong tôn giáo nguyên thủy còn có một loại ghi chép, loại ghi chép đó hoàn toàn khác.

Yuri gọi đó là thần thoại cổ thần được diễn biến từ sinh vật.

Những ghi chép cổ thần kỳ quái này, trong đại đa số điển tịch cổ đại của Bổn giáo, đều giống như ghi chép về ảo giác, nội dung trong đó hết sức tối nghĩa, có vẻ đó là thứ trừu tượng mà ngôn ngữ cổ đại không miêu tả nổi.

Năm đó có một đám hiền nhân thời đồ đá mới, trong lúc thám hiểm thế giới này, đã vào đến những nơi có môi trường tự nhiên cực kỳ xa xôi, hang động, sông băng, núi cao thăm thẳm.

Khám phá và cô độc trong thời gian dài, khiến thần trí những người này không còn tỉnh táo, hoặc giả, tại những nơi đó có loại vi trùng, hay virus nào đó, trực tiếp phá hủy đại não của con người. 

Loại vi trùng hay virus này sẽ khiến trong lòng người ta sinh ra suy nghĩ kỳ quái, bọn họ sẽ bắt đầu tạo thần theo ảo giác của mình.

Giun bờm ngựa có thể khiến bọ ngựa khát khao mãnh liệt những bề mặt phản quang, trước đây bọ ngựa sẽ nhảy xuống mặt hồ sóng nước trong vắt, ngày nay có lúc chúng sẽ lao lên cửa kính xe hơi.

Trong lòng bọ ngựa, ánh sáng đó chính là cổ thần.

Loại vi trùng hay virus này, phân hủy não người, khiến người cổ đại sinh ra ảo giác. Những người này từ trong núi sâu trở về, mang theo truyền thuyết về cổ thần, thần kinh rối loạn kể tràng giang đại hải, sau đó bọn lại dẫn thêm nhiều người vào trong núi, nơi mình bị lây nhiễm, thế rồi từng tốp từng tốp người trúng độc, đều sinh ra một sự sùng bái kỳ quặc.

Mà nơi đó, chính là nơi phát tán virus, con người sẽ bắt đầu tập trung quanh khu vực đó, không ngừng sinh sôi.

Đây là thuyết virus khởi nguồn tôn giáo.

Virus phân hủy đại não người, khiến thần trí người ta không tỉnh táo, bấy giờ anh ta đã bị nhiễm bệnh, cho nên anh ta tin rằng, vực sâu đó có thể thỏa mãn nguyện vọng mất đi thứ gì đó của mình.

Điều này cũng có thể giải thích vì sao sau đó anh ta cứ sốt cao.

Lý luận này khiến Yuri hết sức mừng rỡ, bởi anh ta ý thức được, nếu trong cái hang đó thật sự có virus, vậy anh ta chắc chắn có thể lợi dụng Bổn giáo nguyên thủy này làm những việc rất lớn.

Anh ta quyết định, cứ thuận theo ảo giác của mình, nhận lời Hắc Ám thiên nữ làm mất một món đó, sau đó xem virus có thể phát huy tác dụng trong não không.

Mà thứ anh ta chọn mất đi lúc đó, chính là Beriak.

Bắt đầu từ lúc anh ta lựa chọn, anh ta không thể nào nhìn thấy Beriak nữa, Beriak biến mất khỏi thế giới này.

Đương nhiên, Beriak không hề biến mất, mà từng giờ từng phút luôn ở bên anh ta, nhưng anh ta không cảm nhận được gã, không nhìn thấy gã.

Não của anh ta đã che khuất người thầy vô cùng quan trọng này của mình.

Chú thích

(1) Tây Môn Báo: Người nước Ngụy đời Chiến Quốc, làm quan công minh giúp dân rất nhiều. Ông từng đến nhâm chức một nơi có tục gả vợ cho Hà Bá. Các kỳ mục trong làng, các ông đồng bà cốt hằng năm chọn một cô gái còn trinh trong làng đem ném xuống sông để gả cho Hà Bá! Họ tin rằng làm như vậy thì sẽ được thần phù hộ và dân chúng trong làng sẽ làm ăn thịnh vượng.Tây Môn Báo đến dự lễ, bắt các ông đồng bà cốt ném xuống sông, bảo nhớ xuống nói lại với thần là năm nay không có việc dân con gái như trước nữa. Sau khi ném xuống một vài ông đồng bà cốt, Tây Môn Báo định ném cả mấy ông chức sắc. Mấy ông này lạy lục xin tha mạng, và từ đấy việc mê tín gả con gái cho thần không còn nữa.

Chợt nhớ hồi trước cũng có một vụ bà mẹ bị bệnh tâm lý, não tự động che khuất đứa con gái, mặc dù cô này luôn ở bên chăm sóc mẹ, nhưng bà mẹ thì không nghe không cảm nhận được luôn.

Hai ông này gei cấn quá làm sao đây, ngược tâm ngược thân đồ…

BÌNH LUẬN