Logo
Trang chủ

Ngoại truyện 20

Hai chị em họ Triệu có gia cảnh bần hàn, cha mẹ ruột vốn là nô lệ phục dịch trong phủ quý tộc. đến tuổi trưởng thành được tuyển vào phủ của Dương A công chúa, tại đây họ được học làm ca nữ. Hán Thành Đế vốn đam mê tửu sắc, mãi phi tần không sinh được con, nên chán ngán hậu cung đến phủ Dương A công chúa uống rượu xem hát.
Tại đó, ông gặp Triệu Phi Yến, say mê nhan sắc tuyệt trần của nàng nên mang về cung ngày đêm sủng hạnh. Triệu Phi Yến được xem là đệ nhất mỹ nhân thời Hán bên cạnh Vương Chiêu Quân, nổi tiếng với dung mạo xinh đẹp, vóc dáng mong manh, thân thể nhẹ nhàng tựa như chim én, có thể uyển chuyển như bay như lượn trong từng điệu múa nên gọi là Phi Yến (én bay), đồn rằng nàng có thể nhảy múa trong lòng bàn thay người khác.
Sau đó, Triệu Phi Yến tiến cử em gái Triệu Hợp Đức vốn có dung mạo tuyệt sắc cho Hán Thành Đế để cùng tranh sủng. Triệu Hợp Đức nhập cung, Thành Đế càng không ngó ngàng đến các phi tần khác mà chỉ ngày đêm đắm chìm vào hưởng lạc cùng chị em Triệu thị. Sau đó hai chị em gièm pha khiến Hán Đế phế hậu, từ đó hai chị em độc chiếm hậu cung. Sau khi được phong Hậu, Triệu Phi Yến lại không được hoàng đế sủng ái như trước, quay sang mê đắm em gái nàng.
Lâu dần nàng và em gái vẫn không thể mang thai, tương truyền rằng cả hai do dùng một loại thuốc khiến da dẻ mịn màng, dáng người mảnh dẻ xinh đẹp, thân thể toả mùi thơm nhưng tác dụng phụ là gây khó mang thai. Truyền thuyết nói Triệu Phi Yến đã lén thông dâm với nhiều nam giới nhưng vô vọng, chuyện đến tai Hán Đế nhưng Triệu Hợp Đức một mực nói giúp nên hoàng đế bỏ qua. Vì không có con nên trong cung có phi tần nào sinh được con đều bị hai nàng hại chết cả mẹ lẫn con khiến Hán Thành Đế tuyệt tự. Từ đó tiếng xấu lưu sử sách.
Hán Thành Đế đột tử, vua mới lên ngôi, thái hoàng thái hậu hạch tội Triệu Hợp Đức đầu độc hoàng đế nên nàng sợ hãi tự sát. Còn Triệu Phi Yến vì ủng hộ một người cháu của Thành Đế lên ngôi mà được phong Thái hậu. Về sau vì không còn giữ được quyền lực mà bị Vương Mãng (người phế nhà Hán lập nhà Tân) và Thái hoàng thái hậu phế truất rồi bị ép tự sát.
Về Lưu Tiên Quần: Theo Phi Yến ngoại truyện, Triệu Phi Yến thân thể cực kỳ uyển chuyển nhẹ nhàng, mỗi khi nàng uốn eo thon đón gió bay múa, thật giống như muốn thuận gió mà đi. Một ngày, nàng mặc một chiếc váy tím vào hồ Thái Dịch, lại ngân nga ca cổ nhạc nhẹ nhàng nhảy múa, đột nhiên cuồng phong gào thét, Phi Yến như cánh diều bay lên.
Vì thế Thành Đế gọi nhạc sư ngay lập tức đến kéo Phi Yến trở về, không cho nàng bị gió thổi đi. Khi vào phong đình, phát hiện váy của nàng bị kéo đến líu nhíu, từ đây các cung nữ thịnh hành mặc các loại váy gấp ra nếp vải, mỹ danh gọi là Lưu tiên quần. Về sau, Hán Thành Đế phòng ngừa Triệu Phi Yến bị gió thổi đi, còn xây cất một tòa thất bảo tránh gió để nàng khiêu vũ thỏa thích, liền trở thành một giai thoại truyền đời.

Quay lại truyện Âm Gian Thương Nhân
BÌNH LUẬN

Pham Van Thai

Trả lời

2023-09-04 05:13:18

Hay