Logo
Trang chủ
Phần 1: Mộ Trung Tầm Long
Phần 1 - Chương 3: Con sói đầu

Phần 1 - Chương 3: Con sói đầu

Cũng trong phần 3 của bộ truyện Mê Tông Chi Quốc mang tên Đại Thần Nông Giá, địa điểm mà nhân vật chính của chúng ta đặt chân tới thám hiểm chính là Thần Nông Giá, là một địa phương tràn ngập sắc thái thần bí, thuộc thủ phủ tỉnh Ngạc Tây (tên gọi khác của tỉnh Hồ Bắc), lại vừa hay nằm ngay trên khu vực 30 độ vĩ Bắc, xung quanh vĩ độ này từ trước tới này tồn tại rất nhiều điều bí ẩn khó mà giải thích: hòn đảo Atlantis thất lạc giữa biển khơi, kim tự tháp Ai Cập hùng vĩ, tam giác quỷ Bermuda chết chóc,... tất cả đều cùng xuất hiện tại 30 độ vĩ Bắc!

 

Từ xưa tới nay thường nói Thần Nông Giá có tứ bảo, lần lượt được nhắc tới là “Giang biên nhất uyển thuỷ, đầu đỉnh nhất khoả châu, Văn Vương nhất căn bút, thất diệp nhất chi hoa" (Chỉ 4 loại thảo dược đặc trưng của vùng Thần Nông Giá). Bài thơ trên nhằm để ca ngợi sự trù phú và rộng lớn của vùng rừng núi Thần Nông Giá, nơi đây cổ mộc cao chọc trời, sinh trưởng rất nhiều kỳ trân dị thảo, thậm chí đến nước suối cũng chứa dược tính. Mỗi khi những đợt sấm đầu mùa xuân qua đi, chỉ cần đến gần con suối nào đó múc một bát nước, liền có thể trị liệu chấn thương, phong thấp, đầu đỉnh nhất khoả châu liền có thể chữa được chứng đau đầu (Chỉ Diên linh cỏ, một loài thảo dược lá rộng, mọc ra một loại dị quả màu đen, tròn tựa như hạt trân châu), Văn Vương nhất căn bút có thể tiêu độc khu nhiệt (Một loài thảo dược thân dài giống cây nấm, nhưng phần đầu lại hệt như đầu bút lông, tương truyền Chu Văn Vương khi đi ngang qua Thần Nông Giá đã từng dùng nó để vẽ tranh, phê duyệt tấu chương), thất diệp nhất chi hoa thì lại càng được coi là kỳ hiệu, có thể chữa được mọi loại nan bệnh (Chỉ Thất Diệp Liên, khi nở hoa giống hệt với lá cây, rất khó có thể phân biệt cho nên tuy chỉ có 6 lá nhưng tính thêm cả hoa là 7 lá tất cả). Cái gọi là “thất diệp nhất chi hoa”, cái tên đã nói lên toàn bộ, là một loài thực vật thân thảo, đặc thù là có bảy phiến lá cây, trong núi khắp nơi đều có thể tìm thấy được, dù là âm hàn độc vật chỉ cần thuốc đến là bệnh trừ, đặc biệt hữu hiệu, tương truyền chính là một loại thảo dược do Thần Nông lão tổ lưu lại cho nhân gian, dân trong vùng mỗi khi chẳng may bệnh tật ốm đau đều lợi dụng vật này cứu mạng.

 

Bên trong rừng rậm nguyên thuỷ Thần Nông Giá, càng có vô số loài dị thú kỳ điểu thoắt ẩn thoắt hiện, ngoại trừ dã nhân man rợ trong truyền thuyết, còn có một loài sinh vật phi thường đặc biệt. Tương truyền loại quái vật này có thân của loài sói nhưng đầu lại là đầu của con lừa, sơn dân vùng này thường gọi là “sói đầu lừa", hình thể cùng con lừa không xê xích nhau bao nhiêu, đầu rất giống lừa, lại mọc ra bốn cái lợi trảo của loài sói, cái đuôi vừa to vừa dài, hành tẩu như bay, trời sinh tính tình hung hãn tàn nhẫn. Khi không tìm được đồ ăn chúng sẽ nhắm đến súc vật, thậm chí ăn cả thịt người, thử suy nghĩ một chút, bộ dáng “thân sói đầu lừa" của nó cũng đã đủ đáng sợ, lại thêm những truyền thuyết được lưu lại kia, càng giống như mê vụ bao phủ bên trong núi sâu, khiến cho diện mục của loài quái vật này càng trở nên mơ hồ quỷ dị, làm cho con người ta tự mình sinh ra sợ hãi.

 

Nghe nói trước những năm sáu mươi, đã từng có thợ săn vào núi bắt được một con sói đầu lừa, đáng tiếc thi thể không được bảo tồn lại, thậm chí ngay cả một tấm hình kỷ niệm cũng không có, tất cả truyền thuyết liên quan tới loài sói đầu lừa từ trước tới nay đều do người dân tự thuật lại rồi truyền tai nhau, mãi cho đến tận bây giờ vẫn không có bất kỳ một chứng cứ cụ thể nào chứng mình loài sinh vật này thực sự tồn tại,

 

Những truyền thuyết ấy tưởng chừng như hoang đường, nhưng nghĩ sâu xa, lại vô cùng hợp tình hợp lý, có nhà khoa học khảo cổ chuyên nghiên cứu sinh vật cho rằng: ngoại hình đặc thù của sói đầu lừa và loài sinh vật tiền sử “sa quảng" vô cùng gần gũi, nhưng bởi vì đặc thù địa lý cùng với hoàn cảnh sinh thái ở Thần Nông Giá khiến cho động, thực vật nơi đây phi thường phong phú và đa dạng, rất nhiều giống loài giống như “sa quảng" đã từng tồn tại trước kia khắp các địa khu gần như đều đã tuyệt tích hoàn toàn, nhưng ở Thần Nông Giá lại như cũ vẫn có thể sinh tồn. Bởi vậy chúng ta cũng có lý do để có thể suy đoán, khả năng lớn là vẫn còn một số ít “sa quảng" còn sót lại tiếp tục sinh tồn trên mảnh đất này, để lại những dấu chân hiếm thấy tại nơi thâm sơn cùng cốc!

BÌNH LUẬN