Logo
Trang chủ

Chương 3: Suôi ngược dặm trường, thuận đường sang đất Việt.

Bàn chút về phần trước, lúc nhỏ nghe kể về quyết định bỏ học để bôn ba buôn bán của cụ Tử Nam em thấy rất không đồng tình, vì nếu đã học, đã muốn báo hiếu thì quyết thi cử nên danh, rồi ngày phong Hầu bái Tướng mà về báo hiếu song thân. Nhưng sau lớn lên, tìm hiểu về lịch sử thì em mới biết, thời đại hậu Càng Long rồi đến Gia Khánh, triều Thanh thối nát, rối ren, vấn nạn mua quan bán tước khởi sướng từ gian thần Hòa Thân vẫn cứ hoành hành, tiền trao cháo múc, cứ có tiền thì có chức. Thử hỏi trong thời đại như thế, một anh học trò nhỏ nhoi như cụ có làm được gì, có xoay chuyển được gì? Hi vọng gì từ cái tài học nhỏ nhoi mà kiếm công danh? Rồi chắc cụ cũng sợ, sợ mình tiếp tục học thì anh mình vẫn phải mạo hiểm tính mạng đi kiếm tiền. Thế là mọi thứ xoay chuyển trong đầu cụ :
Phải đi, phải đi thôi, phải thay đổi để thành công thôi.

Nhưng đi đâu? Làm gì?

Ông bà có câu "Phi thương bất Phú" nghĩa là không buôn bán thì không giàu. Thế là cụ quyết đi buôn, vác theo tay nải, theo nhờ thuyền hàng suôi xuống Vân Nam.

Đất Vân Nam là nơi trù phú, thiên nhiên ưu ái, sản vật bao la, sông ngồi uốn lượn, xưa từng là vùng đệm chiến lược giữa Ba Thục - Đông Ngô và Giao Chỉ thời tam quốc phân tranh nên văn hóa và dân cư rất đa dạng, đúng là thị trường tốt đây mà.

Ông Tử Nam dù mười mấy năm đèn sách không có chút kiến thức gì về kinh doanh nhưng may mắn là có học hành, đầu óc nhanh nhạy nên nảy số tốt, phán đoán tình hình nhanh. Những ngày đầu đến ông đi khắp nơi tìm hiểu văn hóa, dân cư, khí hậu và kinh tế của nơi này, biết được là thời tiết Vân Nam thì dễ chịu hơn phương Bắc nhưng lại 4 mùa rõ rệt, mùa đông thì khá lạnh còn hè lại rất oi, thế là ông có một idea khá táo bạo để bán hàng. Đầu tiên là vào mùa hè ông sẽ đi khắp nơi để mua mặt hàng tồn kho nhiều nhất lúc bấy giờ: áo ấm và chăn mền. Thời điểm đấy thì phải nói giá rẻ vô cùng vì đơn giản..Có ai dùng đâu. Ông mua số lượng lớn và thật sự gom hàng( các bạn thắc mắc hỏi tiền đâu thì em cũng đoán có thể ông dành dụm trong thời gian đầu hoặc đơn giản tư duy của mấy ông Tàu là rất thích gọi vốn, tìm đầu tư bên ngoài sau đấy chia lợi nhuận, thời xưa tổ chức như thế gọi là " Thương hội".)

Sau khi gôm được số hàng lớn thì cũng đã đến đầu đông, lúc đấy số quần áo ấm, chăn màn đã có thể tiêu thụ nhưng ông tuyệt chưa bán vì hiểu được giá cả sẽ do nhu cầu quyết định. Khi vào đông, trời bắt đầu thật sự rét, và sông ngòi đóng băng cả, tàu bè tuyệt không thể đi lại, lúc đấy nhu cầu áo ấm và chăn màn thật sự rất cao rồi, ông mới bắt đầu tung ra bán, có thể nói mua 1 lãi 5 cũng là được, giá cả càng ngày càng đội lên cao, các nhà phú hộ vì mua cho người nhà mà gần như dùng vũ lực để tranh đoạt với dân thường. Sau vụ đấy ông lời to, thế rồi ông kết hợp thêm buôn lương thực cũng với cách thức cũ. Thế là mới 2 năm ông đã nghiễm nhiên trở thành tay buôn có tiếng, mở được 1 tiệm bán vải và lương thực trong thành. Trong thời gian đấy, ông vẫn thường xuyên "mua dầu" ??? và gửi tiền về cho mẹ và anh, hi vọng lúc mình về anh đã cưới được một đại tẩu 79.

Cứ ngỡ là thuận lợi làm ăn để báo hiếu nào ngờ "niềm vui ngắn chẳng tày gan". Năm đấy triều đình ra lệnh trưng binh ở 2 tỉnh Vân Nam và Quý Châu để bình định ngoại loạn ở biên giới( khả năng là quân Miến Điện vì thời điểm đấy nhà Nguyễn đã hòa hoãn với nhà Thanh). Theo chế độ Sĩ - Nông - Công - Thương thì thương nhân như ông Tử Nam thuộc hàng thấp nhất, chắc chắn phải tòng quân, và như các bác cũng biết, trong giai đoạn đấy thì quân "Thiên Triều" đánh đâu thua đấy, tử nạn ở Việt Nam, hàng chục vạn, ở Miến Điện còn nhiều hơn. Đầu quân thì coi như chết chắc, mà trốn ngũ thì chắc chết. Nghĩ đi nghĩ lại, với dòng máu khẳng khái, kiên cường, quyết làm chủ số phận của mình... Ông trốn.

Gói ghém hết cả tiền bạc hành lý, ông men đường mà trốn vào núi, dự là chuyện qua sẽ tìm về quê nhà. Mà đúng là chuyện vui thì không đến mà họa thì hay đi một cặp. Cụ đi được ngày đường thì bỗng nghe câu hét:

Đường này do ta mở, cây này do ta trồng, muốn đi ngang đây thì để cái mạng lại.!!!

Sau đấy thì lù lù một bọn thổ phỉ, đứa tay dao thằng tay kiếm, nghĩ lần này cái mạng nhỏ coi như bỏ. Trong hẻm núi nhỏ, trước mặt là mấy chục tên thổ phỉ đằng đằng sát khí, hình bóng cụ đứng lừng lững cứ như Điển Vi năm xưa chặn đường cứu chủ, cứ như Leonidas đứng chặn giữa quân Ba tư. Lúc đấy thời gian như ngưng đọng lại, cụ lặng lẽ cuối người đặt hành lý xuống đất, ngẩng mặt lên và hét:

This is Spartaaaaaaaaaaa !!!!

Nhầm 74. Cụ thét lên:

- Hảo hán tha mạng, tại hạ trên còn có mẹ già, xuôi ngược dặm trường, khó khăn gian khổ chỉ để kiếm chút cơm thừa nuôi mấy miệng ăn trong gia đình.

Rồi các bạn biết sao không? Tụi nó tha cho cụ. Nói tha cũng không đúng lắm vì tụi nó cướp mẹ hết, tiền bạc, lương thực, cả quần áo ấm cũng lột sạch, thế khác m* gì giết đâu? Nhặt được cái mạng nhỏ từ cửa tử về, cụ Tử Nam chả còn biết trời trăng mây đất gì nữa, chạy thục mạng, thay vì theo đường lớn như ban đầu thì cụ lại chạy tụt vào rừng, đêm xuống, trăng lạnh sao thưa, trời tối mịt, cụ chạy cả ngày đã mệt phờ, ngã vật xuống nền đất lạnh. Trong đêm mơ màng cụ cảm thấy tay mát lạnh, đau buốt. Cố mở mắt ra thì What the Heo?... Tay cụ bị một con gấu cắn vào mà lôi xềnh xệch, con gấu dễ phải to hơn người, đen trùng trục, đang đi lùi bằng hai chân còn miệng vẫn cắn lấy tay cụ mà kéo nghiếng. Gần như ngất xỉu vì đau, vùng vẫy trong tuyệt vọng mà sức của anh học trò thì bỏ bèn gì với con gấu. Lúc nguy hiểm cụ bỗng có cách thoát thân, các bạn biết cụ làm sao không? Cụ đọc Hiếu Kinh, đọc Tứ Thư.1 Ok, im fine. Vẫn chả có chút tác dụng nào, đúng là nho giáo nó làm con người ta thành ra thế, với cụ thì sự ngay thẳng, đường hoàng, hiếu, nghĩa, lễ, trí sẽ đánh bại tất cả thứ xấu xa độc ác. Mợ, cái đấy là người ta nói theo nghĩa bóng thôi, các ông lại hiểu theo nghĩa đen!!!

Vừa nhặt được cái mạng về cửa sinh, chưa nằm ấm chỗ cụ lại đưa mình vòng về cửa tử, mà kèo này 10 chết đến 9, gấu nó có hiểu được tiếng người đâu mà van. Cả người giờ ướt sủng máu, mắt cụ lại cay.

- Giờ mẹ ta anh ta chắc đang ngon giấc, ôi, lần này làm gì có anh Xú ở đây cứu ta, chết ở đây thì cũng coi như xong nhưng rồi hoài bão của ta sẽ ra sao? Ai sẽ lo cho mẹ, cưới vợ cho anh? Ôi, rồi anh và mẹ vẫn mỏi mắt ngóng ta từng ngày, họ có biết rằng ta đã vùi thây xứ núi rừng xa lạ này? Mẹ ơi, anh ơi, Tiểu Lan ơi*

Gần như phó mặc cho số phận thì có một tiếng gầm vang lên, một con chó to, tai vểnh ngược, miệng gầm gừ với con gấu, trong ánh trăng người con chó đen trùng trục run lên từng hồi, mắt nó ánh lên những tia hưng bạo. Nó nhanh như cắt táp vào hai chân và đuôi con gấu, cứ vòng ra sau và táp liên tục, đến khi con gấu quay lại thì nó bỏ chạy vòng vòng giữ khoảng cách, đến lúc con gấu đuổi theo thì nó chạy vụt vào rừng, ông gần như mê sảng nhưng vẫn chứng kiến được chuyện đấy, vẫn nghe tiếng sủa văng vẳng của nó vang ra từ trong rừng rồi tắt hẳn.

Không biết chuyện gì đã xảy ra với con chó đó và lý do gì khiến nó hành động như vậy nhưng nó đã cứu mạng ông. Và đây chính lí do mà quy định thứ 8 trong thập đại quy định Huỳnh Gia truyền đời đến hôm nay là : Tuyệt đối dù trong bất kỳ tình huống nào và bất kỳ lý do gì, con cháu dâu rể và bất kỳ ai mang huyết thống Huỳnh gia không được ĂN THỊT CHÓ.
(Cám ơn chó, làm tốt lắm bro, không thì cả họ nhà em chết cả nút rồi, i like chó.)

Sau đấy thì ông ngất, tỉnh lại rồi đến hai ngày sau mới có thể bò ra bờ sông uống nước dù rằng bờ sông chỉ cách chổ ông nằm đúng 20 trượng( gần trăm mét). Đến ngày thứ 3 thì có một đoàn thuyền lớn đi ngang gần chỗ ông rồi ngừng lại, họ xuống thuyền đi vào rừng rồi một bận thì về thuyền, có người gia nhân nhìn thấy ông thì tri hô lên rồi mang lên thuyền cấp cứu. Họ chăm sóc đến khi ông hồi sức, báo tên họ thì sau đấy mới biết là thuyền của ông Hoàng Ích Nghiêm, làm quan tiền triều nước Việt, sang ở nhờ triều Thanh rồi nay được chiếu vời về cố quốc để làm quan. ( Em tìm tư liệu mãi mà không ra vị này, chắc quan nhỏ, bảo là làm quan tiền triều mà thời đấy là nhà Nguyễn thì không biết là làm quan Tây Sơn hay Hậu Lê, chỉ biết thời điểm này là đầu thời Nguyễn). Khi đi ngang cửa sông thì được biết có tượng đá và đền thờ 2 vị Trưng Vương (bác nào biết giải thích giúp em ạ? Không rõ sao ở Trung Quốc lại có đền thờ 2 bà Trưng ạ? Nhưng sách chép thì tuyệt không sai) mới ghé vào thắp nhang tế bái để cảm ơn xưa và vô tình gặp ông. Vì hành trình gấp gáp không thể chần chừ mà chốn rừng hoang không thể bỏ ông lại, hiện đã suôi dòng về Nam, cứ yên tâm nếu về sau khỏe muốn hồi hương thì tự nhiên có cách.

Và thế đấy, tận cùng của đau khổ, gian nan số phận đã đưa một chàng trai lưu lạc đến vùng đất mới. Chính thức rời xa quê mẹ, mãi đến chết cũng không thể về lại cố hương, và Mẹ già, anh Xú ở quê nhà sẽ ra sao?

Hồi sau nói tiếp các bác nhé. Cám ơn các bác đã ủng hộ, có gì thấy chưa hay chưa tốt cứ nhận xét, gạch đá nhiệt tình ạ.

BÌNH LUẬN

Nguyễn Quang Hải

Trả lời

2023-03-05 16:46:05

tên của cụ cũng ứng với việc sau này quá, Tử Nam thì lúc chết cũng chết ở phương Nam

Đăng Truyện