Logo
Trang chủ

Chương 2: Quyền Huynh Thế Phụ, tình thương và nước mắt

(Tựa đề nghe mùi Tàu phết nhỡ, nên thôi tóm tắt là “ XÉM BỊ ĂN THỊT”).

Tiếp nối chuyện trước, khi rời Tứ Xuyên dọn về Hán Trung thì lúc đấy đã là những năm đầu Gia Khánh, em nghĩ chắc cũng khoảng những năm 1800, như mô tả thì nơi đấy gần như “ Sơn cùng thủy tận”, khu hoang vu, tận trong núi, xa phố thị, cây cối cằn cọc không trồng trọt được gì( chả hiểu thế mà các cụ di cư đến đấy làm gì không biết). Gia đình lúc đấy trên chỉ còn mẹ già, dưới thì có em nhỏ( người em tên là Tử Nam, không biết là tên thật hay tên tự), gánh vác gia đình lúc đấy có mỗi người con trưởng tên Xú ( rõ chán, em tên đẹp thế mà lại..).

Truyền là cụ Xú vóc người không cao nhưng lưng rộng, tay to, chân rắn, ông làm tất cả mọi việc có thể để nuôi sống gia đình mà vẫn đói ăn. Nhưng điều phi thường và em phục nhất là ông vẫn cho em trai đi học, ông Tử Nam ( con xin lỗi vì đã gọi tên tộc của Cụ, xin cụ tha thứ đừng về vặt cổ con, huhu) thì đi học tận Trường An từ lúc 10 tuổi, ở nhờ nhà người quen, cứ mỗi tháng là ông anh lại gửi tiền và gạo ra cho ăn học, cứ như thế mà suốt 8 năm. Ông đến giờ đã cao to, trắng trẻo, bụng làu kinh sử, đầu tỏ thi ca. Tranh thủ lúc tiết hạ( mùa hè) mát mẻ, lại được cho nghỉ học, ông về quê thăm mẹ già với ông anh thân yêu đã xa cách nhiều năm.

Về đến thì ôi chao... mẹ vẫn khỏe re, may thế 74 còn ông anh thì đã trung niên mà vẫn chưa vợ, dáng người thì đã thấp nhỏ hơn em trai nhiều và cũng tiều tụy, lam lũ do ngày đêm tần tảo. Số là anh Xú thì ở trong xứ khỉ ho cò gáy này thì có làm ăn được gì, buổi trưa thì ông vào núi chặt, nhặt lá tre, củi tre trong rừng, rồi bó thật chặt lại làm nhiều bó lớn, xong thì đến tầm giờ Tý ( khoảng 12g đêm) thì bắt đầu gánh tất cả ĐI BỘ đến kinh thành, lúc đến là giờ Thìn ( tức khoảng 7 - 8g sáng), bán xong củi, mua thức ăn rồi tranh thủ về.

WTF?? Đi bộ 8 tiếng đồng hồ, mà còn gánh hàng, mà còn đường núi, xong còn đi về nữa chứ??? Ôimeoi, ông đúng là siêu xay da, huhu.
Kể tiếp. Ông Tử Nam thấy anh làm thế bao nhiêu năm nuôi mình ăn học thì cũng thương, mới xin anh là đêm nay cho em đi cùng anh gánh đồ đi bán, để phụ anh với đi cùng cho vui.

Anh Xú thì bảo thôi nặng lắm chú, chú là ông học trò khiêng sao nỗi, lại hao sức rồi bệnh thì nguy. Ông em thì đang sức trẻ với đang tình cảm dạt dào nên cứ nài, chắc kiểu:“ Ô hay ô hay, em thân trai chí tại tứ phương, sức dài vai rộng, lực bạt sơn hề khí cái thế....Các kiểu các kiểu” nên anh trai cũng cho đi theo. Hằng ngày thì ông anh gánh phải 20 bó, cứ 10 bó một đầu cả lá và cũi, nhưng nghĩ thương em nên chỉ cho em vác 5 bó một đầu, mà chỉ riêng lá thôi. Thế là giờ tý ngủ dậy, cơm nước xong anh em lên đường.

Thời xưa rừng hoang vu, dã thú rất nhiều và người ta sợ nhất là cọp, beo, bên cạnh đấy còn có ma rừng quỷ núi nên đêm đi gánh hàng người ta vẫn họp nhau thành từng đoàn trên 10 người, châm lửa, cùng nhau vượt rừng. Và luật là người đi đầu tiên và người cuối cùng châm một ngọn đuốc và thắp sáng liên tục để dẫn đường và đoạn hậu, tuyệt đối không được nói chuyện từ giờ tý đến giờ dần, cứ theo ánh lửa trước mà đi, không quay đầu cho đến giờ dần.

Người em lúc đầu tưởng nhẹ nhưng khi gánh lên mới thấy khá nặng dù chỉ có 10 bó lá, đi được đến hết giờ tý ông đã mỏi rã rồi, gánh đâu có quen, thế là ông lén lén bỏ lại 2 bó, tưởng đỡ rồi thế mà đi tiếp thì vẫn mỏi, chịu không nổi ông lén bỏ thêm 2 bó nữa, cứ thế đến giữa giờ sửu thì 2 đầu gánh của ông mỗi đầu còn một bó ( chán thanh niên) vai đau buốt, chân mỗi nhừ, môi khô đắng, lần đầu tiên trong đời ông phải chịu cực như thế. Ông đã muốn ngồi phịch xuống rồi mà đoàn người vẫn lầm lũi đi thì cũng đành đi theo. Đến đầu giờ dần thì đoàn ngừng lại nghỉ và bắt đầu nói chuyện rôm rả, ông Xú giải thích cho ông hiểu là theo quan niệm, từ giờ Tý đến giờ Sửu âm khí nặng, ma quỷ dễ tác quái nên phải im lặng châm đèn mà đi, tránh việc gọi tên gọi tuổi mà bọn nó nhớ thì lần sau nguy hiểm, đến giờ Dần thì âm khí tan rồi, nên thoải mái hơn. Nói đến đây thì bỗng trời nổi gió, cả đoàn im bặt, mùi tanh hôi xộc thẳng vào mũi đến lượm giọng ( đại boss đã xuất hiện74)

Mọi người cũng đã loáng thoáng nhận ra ai đến, trong bóng tối dần xuất hiện 3 đóm xanh rực lên như lục bảo. 3 đóm sáng đấy là 3 ngọn lửa nhỏ bay vòng tròn cách mặt đất tầm 1 sải? Ngay phía dưới là một gương mặt to cỡ miệng chum. 2 mắt to vần đỏ, hàm răng trắng nhởn đang chảy dãi lòng thòng, trong ánh sáng 2 ngọn đuốc mập mờ thứ ấy thoắt ẩn thoắt hiện xung quanh đoàn người.
Bổng có người thốt lên: Tinh Quân đến rồi!**

Khi người kia vừa thốt lên thì đúng là giọt nước tràn ly, nhiều người trong đoàn đã không chịu nỗi, vứt quang gánh, đuốc lửa bỏ chạy, và lúc đấy 2 ông nghe rõ một tiếng không phải gầm cũng chẳng phải rống, mà giống như tiếng sấm vậy, một con hổ khổng lồ nhảy vào vòng người và bắt đầu tàn sát. Con hổ rất to, phải dài đến một trượng (tầm 4 đến 4.7m), vai cao ngang vai người. Nó cứ tát cứ vả cứ đớp liên tục, máu như nhuộm đỏ cả đất trời, thiên hôn địa ám. Trong lúc mọi người tán loạn thì ông Tử Nam chết điếng, đầu óc tê rần, không thể chạy nỗi, may sao ông Xú thấy em trong hiểm cảnh nên kéo lấy em mà chạy thục mạng, quang gánh đều vứt cả. Còn ông Tử Nam thì ngơ ngẩng như từ chổ chết chưa về, vừa chạy vừa đọc Hiếu Kinh, rạng sáng thì đến kinh thành, cả lũ mới biết mình còn sống, kiểm lại thì mới biết đội 11 người đêm qua đã có 5 cụ dính thẻ đỏ, còn lại 6 cụ thì một ông ngẩn ngơ gọi nữa ngày mới tỉnh...

Sau đấy thì hỏi ra, khi qua rừng thì mọi người đi nhanh, lại ngược gió tránh để lại mùi, nào ngờ ông Tử Nam cứ vứt củi lại dọc đường nên khả năng cao là hổ theo dấu, theo mùi mà tìm được, tội cụ, đã fram kém mà còn tạ nặng thế, bóp cả đội.)

** Em được biết người xưa đi rừng kị nhất chữ hổ, tránh dùng sợ gọi hổ ra và có gặp cũng tránh kêu vì sợ hổ nổi giận, còn "Tinh Quân" ở đây về sau này em và bố có bay về Tứ Xuyên để tìm người thân tộc nhưng không được 67 và nghe được rằng riêng dân vùng Tứ Xuyên, Hồ Nam tục rằng Hổ là Tinh Quân trên trời xuống đẻ ra các dòng họ bản xứ nên gọi kính trọng là Tinh Quân, đến giờ vẫn còn cách gọi và tục thờ Tinh Quân kiểu như dân ta gọi là ông 30 vậy, và 3 đóm sáng xanh trên đầu hổ khả năng là thứ mà dân ta gọi là ma trành, kiểu những người bị hỗ ăn thịt.

+ Tiếp chuyện:

Sau đêm kinh hoàng và cực khổ đấy, thế giới quan của ông Tử Nam hoàn toàn thay đổi, từ nhỏ đến lớn ông chỉ lo học hành, sống trong kinh đô phồn hoa, chỉ biết rằng mẹ già và anh cả ở quê vẫn đang tần tảo nhưng cực khổ ra sao thì ông nào biết!

Đến hôm nay ông mới nhận ra gần chục năm qua anh mình đã sống trong cuộc sống thế nào? Làm quần quật ngày đêm đến mức người khô kiệt, đi đằng đẵng dặm trường đến mức chân đã đóng mài dày, ăn uống thiếu thốn, quần áo mỏng manh vá chằng vá đụt, đã 30 tuổi mà vẫn chưa có chút vợ con và hơn hết là tính mạng luôn như trên bàn chông, không biết lúc nào sẽ chết?

Ôi, thế mà anh ta vẫn đều đặn gửi tiền gửi gạo cho ta chưa từng chậm trễ, ôi, ta thì vẫn cứ dửng dưng nào biết người anh vĩ đại của ta đã chịu khổ sở như thế nào? Tử Nam ơi, mày có còn là đàn ông nữa không? Anh ơi!!!

Đau đớn xé lòng như thế, ông Tử Nam đã về Trường An ngay trong ngày, trả lại mũ và sách không học nữa( chắc kiểu treo lại chứng chỉ tạm ngừng học). Sau đấy ông về thu xếp nhà cửa, quỳ lạy ở sân nhà cả đêm, hướng về mẹ già và anh trong nhà mà khóc, khóc vì bất hiếu phụ sự mong chờ của mẹ, khóc vì bất nghĩa phụ công của anh nuôi nấng, khóc vì bất nhân với bản thân đã bỏ lỡ học hành, đường công danh từ nay đã như gió Sở mây Tần, chí tang bồng cũng đành gác lại sau lưng. Hửng sáng ông dứt áo ra đi, mang theo máu thương hồ(kinh doanh) và suôi xuống Vân Nam để mua bán, quyết phải để lúc quay về cho mẹ già hưởng phú quý, anh cưới được hiền thê. Nào có ai ngờ, lần đấy ra đi là lần vĩnh biệt, người đi kẻ ở, trời Nam đất Bắc chẳng gặp nhau. " Tự thuở mang gươm đi mở cõi, ngàn năm thương nhớ đất quê hương" Em mượn câu này vì tức cảnh sinh tình, các bác gạch đá, em xin nhận ạ. ẦYYY, buồn cho cụ.

BÌNH LUẬN

Nguyễn Quang Hải

Trả lời

2023-03-05 16:46:05

tên của cụ cũng ứng với việc sau này quá, Tử Nam thì lúc chết cũng chết ở phương Nam