Logo
Trang chủ
Phần 1: Mộ Trung Tầm Long

Phần 1 - Chương 6: Miêu thành

Mèo là một loài động vật thập phần thần bí, đồng thời cũng lại vô cùng thú vị, từ xưa tới nay, trong số các loài động vật đã được con người thuần hoá chỉ duy nhất không có loài mèo, khoảng cách giữa chúng cùng nhân loại giống như rất gần, lại cũng rất xa. Mọi người đều biết, loài mèo tại Ai Cập cổ xưa từng được coi là thần linh chí cao vô thượng, nhưng tại Trung Quốc trước giờ không hề có một tập tục bái lạy Miêu tiên nào cả. Thời cổ đại từng có truyền thuyết động vật bát tiên cùng ngũ đại gia, ngay cả giống chuột cũng là một trong số đó, nhưng thuỷ chung vẫn không có một vị trí nào dành cho loài mèo cả. Ở phương đông, không chỉ có là Trung Quốc, ngay cả Nhật Bản, Thái Lan,..., đều coi mèo là linh vật thần bí, tỉ như chuyện “Mèo thành tinh sẽ nói được tiếng người, nhưng bởi vì phạm huý mà không dám lên tiếng”, đều có thể xem như những cố sự thú vị đáng để quan tâm.

 

Trong cuốn “Tặc miêu", tôi có miêu tả về một toà thành tên là Linh Châu, nằm ở khu vực thuỷ lục trọng yếu, phồn hoa náo nhiệt, hay còn được gọi với một cái tên khác là “Miêu thành" - nơi tụ tập của những nhóm lớn mèo hoang, người trong thành này ai ai cũng đều thích mèo, thậm chí còn sùng bái Miêu tiên gia. Từng có rất nhiều độc giả hỏi tôi hình mẫu nguyên gốc của Linh Châu thành phải chăng chính là Tô Châu thành? Kỳ thật mặc dù vị trí địa lý của Linh Châu thành thực sự nằm ở vùng Giang Nam, nhưng bản thân bối cảnh cùng với miêu tiên hoàn toàn đều là những chi tiết do tôi hư cấu nên mà thôi, trong lịch sự Trung Quốc không hề có một nơi nào gọi là “Miêu thành" cả. Tôi gần đây có tới đảo Cổ Lãng Tự ở Hạ Môn, phát hiện thấy ở trên đảo có rất nhiều nhà nuôi mèo, còn có thương nhân dùng mèo để làm quảng cáo, đồng thời bày bán rất nhiều quà lưu niệm tinh xảo liên quan tới loài mèo, bất quá vẫn chưa đến mức mỗi bước chân lại bắt gặp một con mèo như trong truyện đã viết.

 

Còn nếu nói chân chính đúng với cái tên “Miêu thành" thì phải tìm đến thành phố Kuching ở Malaysia. “Kuching” trong tiếng Malaysia chính là “con mèo", khả năng là có quan hệ cùng với tín ngưỡng tôn giáo nơi đây, dân bản xứ chưa từng nuôi chó, nhưng nhà nào nhà đấy lại đều nuôi mèo, nơi này ngoại trừ có loài vượn người khổng lồ độc nhất vô nhị trên toàn thế giới ra, thì thứ nổi danh nhất khả năng chính là những “cư dân mèo" với đủ mọi chủng loại, xung quanh hai bên bờ sông Sarawak, đến nay vẫn còn tồn tại rất nhiều phù điêu, bích hoạ cổ xưa có hình tượng mang hơi hướng loài mèo, cho đến những pho tượng thời kỳ cận đại gần đây càng là giống như đúc. Nếu như không tính đến văn minh Ai Cập đã bị tan biến trong dòng sông lịch sử, thì Kuching có thể được coi là thành thị duy nhất trên thế giới tới nay vẫn còn tập tục sùng bái loài mèo, nơi này thậm chí còn có một địa danh tên là “Bảo tàng mèo Kuching”, lại thêm thời kỳ thực dân phương tây thống trị, lưu lại phần lớn những kiến trúc mang phong cách Âu lục, những nét kỳ diệu văn hoá này kết hợp với truyền thuyết xa xưa, làm cho thành phố Kuching toát lên một mị lực đặc biệt.

 

Cách khu vực nội thành Kuching rất xa là những dãy núi trùng điệp, tại đây có toà cổ tự, u tĩnh vắng vẻ, cách biệt với ngoại giới trần tục, du khách tới thăm cũng không có nhiều, chùa miếu quanh năm là nơi cư trú của rất nhiều con mèo, bọn chúng không phải là mèo hoang du đãng tứ xứ, cũng chẳng phải mèo nhà do nhà chùa cố ý nuôi, mà là lẫn lộn cả hai, lại rất thân quen với các hoà thượng trong chùa, mỗi khi có du khách đến, hoà thượng liền sẽ dùng bánh bích quy để chào hỏi bọn mèo tới, biểu diễn trò xiếc mèo chui vòng, nhưng những con mèo kia lại không hề có chút hứng thú đối với bánh bích quy, thứ chúng thích chính là việc được chui qua chui lại những chiếc vòng, thậm chí còn đánh nhau vì tranh lượt. Về sau du khách rời đi, hoà thượng có chút tịch mịch, đám mèo cũng lười tiếp tục đánh nhau, liền lại leo lên tường mà nằm ườn phơi nắng!

BÌNH LUẬN