Logo
Trang chủ

Chương 296

Lội bộ mệt bởi cả hơi tai, không vì đường xá xa xôi trắc trở, mà vì cái vali to đùng của con nhỏ nhí nhảnh đang nhảy tưng tưng trước mặt tôi. Lắc đầu trước cái vẻ ngoài tinh nghịch đầy hậu đậu đó, tại sao tôi nói nhỏ Phương Chi hậu đậu? Số là nhỏ nhảy chân sáo trêu tôi, hí hửng sao đó lại vấp mấy cục đá lỏm chỏm trên đường, suýt té mấy lần, hên chưa trật chân =)))

 

Chiều dần tà trên bản, đúng cái chất của núi rừng Tây Nguyên, ánh nắng chỉ còn là một vệt mờ ảo, cố chiếu sáng xa xa phía chân trời, nơi những ngọn núi đồ sộ vương cao tận mây xanh. Chỉ vừa hơn 5 giờ chiều, trời chưa xuống núi hẳn, nhưng màn đêm cũng dần buông xuống rồi, nhanh thật.

 

Chúng tôi tập trung lại một nhà văn hóa của xã, hơi tiếc nuối, tưởng chừng được về với bản làng, với nhà sàn thân yêu cơ chứ. Thoáng hụt hẫng, nhưng may là không nghỉ lại chỗ đó, chỉ là tập trung để tạm đồ đạc thôi. Sau đó tôi mới thấy cái nhà dài ở cách đó không xa, nghe bảo là nhà của người dân, chúng tôi sẽ chia nhau ra ở những căn nhà đó, vậy mới vui, hòa nhập cộng đồng, chứ ai đâu nhét vào cái nhà tường bít bùng thế này thì tụi nó chỉ có mà thác loạn thôi.

 

Đặt tạm cái vali của nhỏ xuống đất, tôi dựa tường, thở dốc. Mệt thật, lâu ngày không hoạt động nhiều, sức khỏe có phần suy giảm thật.

 

_Nè! – Phương Chi chìa tờ khăn giấy ướt ra trước mặt tôi.

 

_Cảm ơn nhé! – tôi cầm lấy, lau đi khuôn mặt đẵm mồ hôi của mình. Cái mát lạnh làm tôi đỡ mệt hơn biết bao.

 

_Hì! –nhỏ mỉm cười, nụ cười tươi nở trôi đôi môi bé xinh, đỏ mọng đầy khiêu khích. Một giây thôi, cũng đủ làm tôi xao xuyến ấy chứ, nhưng rồi tôi lại niệm thần chú: “Mô phật! Gái gú là phù du!”

 

Ngồi thở được một tí thì nhỏ Ngọc Lan với Bích Khanh chia tổ, chia nhà này nọ, và định mệnh một lần nữa lại vẫy gọi tên tôi. Chẳng hiểu sao tôi với Phương Chi vẫn tiếp tục chung tổ, dù tên hai đứa chẳng gần nhau. Sau này hỏi lại tôi mới biết là thầy Toàn tính random, và rồi chung tổ thì tất nhiên là tôi cũng chung nhà với nhỏ luôn. Tổ tôi 10 đứa, trừ tôi với nhỏ Phương Chi ra thì thêm 2 nam 6 nữ nữa, chậc, âm dương chênh lệch cao quá, tỉ lệ chọi 3:1 vẫn còn dư =)))

 

Lúc chia tổ, trời xui đất khiến sao đó, Ngọc Lan với Bích Khanh đi ngang tôi, và đều gì xui theo chiều hướng có thể xảy ra thì nó nhất định sẽ xảy ra, nhỏ Bích Khanh thấy tôi đang đứng phe phẩy tờ giấy phân công công việc thay cho cái quạt, nhỏ dừng lại vài giây, mặt đăm chiêu nhìn tôi dường như đang suy nghĩ điều gì đó, rồi nhỏ cười khẩy, bước vội theo Ngọc Lan luôn. Đệch, tự dưng tôi thấy mình lành ít dữ nhiều rồi.

 

Và đúng như những gì tôi suy nghĩ, có lẽ là cảm giác của tôi luôn đúng, và lần này nó đúng quá mức, tôi đã bị quay như quay dế suốt thời gian của chặng đường tình nguyện sau đó. Số con rệp hay sao ấy, bị mấy cô nàng cho vào một cái rọ vô hình, rồi dìm bất cứ lúc nào mà họ muốn, dìm một cách công khai không thể nào cản lại được. Chậc, đúng là “không có cái dại nào bằng cái dại gái cả!”.

 

_Các bạn tranh thủ xem sơ đồ chia nhà theo từng tổ, rồi mang đồ đạc về đó nhé. Chúng ta có 1 tiếng rưỡi để các bạn ổn định chỗ ở và tắm rửa, sau đó tập trung lại đây ăn tối và nghe phổ biến công việc. –giọng nhỏ Bích Khanh vang lên dõng dạc

 

_Rõ! –mấy đứa kia hô hào lắm, thực chất theo cái cảm nhận của tôi thì bọn nó đang rất muốn nhanh chóng về nhà ở để nghỉ ngơi sau một ngày dài ngồi trên xe.

 

_Rồi, vậy các bạn mình giải tán! –nhỏ nói lớn, hòa vào đó là tiếng reo hò của mấy đứa bọn tôi.

 

Tôi toan quay lưng bước đi, thì một bàn tay chợt vỗ vai tôi, níu lại. Gì đây?

 

_Hửm? –tôi quay lại nhìn đối tượng xấu đang kéo mình lại, nếu không phải là đi tình nguyện, pha vừa nãy chắc tôi đã quay sau tống chỏ rồi @@

 

_Riêng bạn thì ở lại đây một tí nhé! – nhỏ Bích Khanh nhìn tôi cười cười.

 

_Tại sao? –tôi nghe lùng bùng lỗ tai thật, khi không bị bắt ở lại là sao?

 

_À thầy Toàn nhờ bạn cùng bọn tôi xuống xe lấy đồ lên thôi! –nhỏ đáp, mặt tỉnh bơ.

 

_Ớ sao lại là tui, sao hông kêu mấy đứa kia phụ? –tôi chưng hửng.

 

_Tui không biết, đó là ý của thầy Toàn. Giờ bạn có đi không thì bảo? –nhỏ nhíu mày, khiến tôi cũng hãi.

 

_Ừ thì … đi thì đi! –tôi thở hắt ra, ngao ngán cất tiếng.

 

Chậc, chẳng lẽ lọt vào mắt xanh của thầy tức là phải đi lăn xả như thế này hay sao, trời ơi, cao xanh kia có thấu – tôi thở dài cảm thán. Ngó ngang ngó dọc, chỉ thấy vài thằng đực rựa như tôi, mà hình như là ban cán bộ, tổ trưởng các nhóm, mỗi mình tôi là thường dân, là lính lác mà thôi. Lần này thì bỏ mẹ rồi, chặng đường 3 Km không quá dài, nhưng chẳng dễ dàng gì nếu mang vác đống đồ đạc kia. Thôi thì, ráng bơi vậy.

 

Ù ù cạc cạc, tôi cùng 3 thằng đực rựa duy nhất còn sót lại ở đấy, e lưng ra mà vác mớ đồ đạc lỉnh kỉnh, cũng may là chỉ mang một phần các dụng cụ cần thiết để nấu nướng và sinh hoạt, còn quà cáp để tặng cho người dân thì vẫn để đó, ngày mai sẽ có xe chuyên chở thay. Mô phật, chứ kêu bọn tôi khuân luôn mớ đó thì có mà đến sáng mai cũng chưa xong.

 

Thầy Toàn ở ngoài xe, kiểm kê đồ đạc mà bọn tôi mang xuống, mỗi thằng làm một chuyến là xong. Đang lu bu kiểm đếm, chợt thấy tôi lò dò mò lại, thầy vỗ đầu tôi một phát, đau điếng.

 

_Mày đi đâu đây?

 

_Ơ thầy kêu em xuống mang đồ lên phụ mà? –tôi xoa đầu, mặt ngu ngơ hẳn ra.

 

_Tao kêu mày hồi nào, việc này có mấy đứa hậu cần lo rồi mà? –thầy cũng ngạc nhiên thay tôi.

 

_Ớ sao Bích Khanh bảo thế? –tôi lại chưng hửng một lần nữa.

 

_Thôi, vậy mang phụ đồ dùm tụi nó luôn đi, cho nhẹ! –thầy đáp

 

Tôi chẳng biết phải vì thầy vỗ đầu làm chấn động não hay không, sao tự dưng thấy mình ngu ngơ ra quá @@ túm lại là tôi biết mình bị nhỏ Bích Khanh gài rồi, chậc, kê cái bẫy này thì hoàn hảo ra, mượn tay thầy giết tôi, tôi cũng chẳng thể nào làm gì khác được nữa. Hic, dù càu nhàu nhưng tôi cũng phải mang hộ đồ đạc dùm tụi hậu cần, lòng tràn đầy lửa giận. Bích Khanh – hãy đợi đấy, thù này ta nhất định sẽ trả!

 

Trời chập choạng tối, thì đám bọn tôi mới vác hết đống đồ đạc lỉnh kỉnh kia đến chỗ nhà văn hóa của xã. Thả đồ xuống đất, thằng nào thằng nấy thở dốc, phì phò như những con trâu nước.

 

_Mẹ bà, nặng như chó! –một thằng trong nhóm tru tréo lên.

 

Tôi thở dài ngao ngán, may mà thể lực còn đủ cho chuyến này, chứ không thì phê rồi. Mấy đứa kia giờ chắc đã tắm rửa nghỉ ngơi, còn lại bọn tôi giờ đây đang đẫm mình trong mồ hôi nhễ nhại, hài thật.

 

_Cảm ơn các bạn nhé! –nhỏ Bích Khanh vui vẻ lên tiếng, chìa những chai nước suối mát lạnh cho mấy đứa kia.

 

Chẳng hứng thú, tôi mang balo, quay bước đi luôn, mặc cho nhỏ í ới gọi tôi. Mặc kệ, tôi không quan tâm luôn, đi về hướng nhà của mình theo sự phân công ban đầu, may mà có cái sơ đồ, chứ không chắc tôi ngủ luôn lại tại nhà văn hóa kia mất.

 

_Này này! –nhỏ Bích Khanh đuổi theo tôi.

 

_Hê, sao đó? –tôi chẳng buồn đáp.

 

_Nước của bạn nè! –nhỏ chìa chai nước suối về phía tôi.

 

_Không cần! –tôi đáp, chân vẫn rảo bước về hướng nhà.

 

_Ơ … -nhỏ khựng lại, chắc là ngạc nhiên trước thái độ của tôi chăng, mà kệ, tôi có tỏ thái độ gì với nhỏ đâu, hay là nhỏ ân hận vì gài tôi nhỉ.

 

Vào nhà, đây là một căn nhà dài điển hình của người Ê Đê, khá là rộng rãi, dư sức cho cả bọn tôi cùng ở. Lơ ngơ tìm chỗ đặt đồ đạc, may mà có nhỏ Phương Chi hướng dẫn cho tôi. Lấy bộ đồ rồi đi tìm chỗ tắm luôn, mệt mỏi cả ngày rồi. Ngày đầu bọn tôi còn đi tắm tại nhà vệ sinh phía sau, mấy ngày sau cả bọn tìm được con suối gần nhà, thế là kéo nhau ra đó tắm tiên cho thoải mái =))))

 

Buổi tối cũng chẳng có gì đặc sắc, chỉ là ăn tối, nghe thông báo về công việc tình nguyện mà chúng tôi sắp sửa làm: đó là sửa chữa lại một ngôi trường tiểu học, và đổ bê tông một con đường làng. Chậc, nghe nhẹ nhàng phết, nhưng đời không nhẹ nhàng thế đâu, ngoài ra còn có cái kèo trồng cây gây rừng nữa.

 

Ù ù cạc cạc, tôi cũng chẳng nghe rõ các kế hoạch là cần làm gì, phần vì tôi ngồi trong góc kẹt, khá xa nên không nghe rõ, phần vì tôi không thích nhỏ lắm lời này, thậm chí có phần ghét vì tự dưng bị nhỏ gài cái vụ mang đồ đạc kia. Cay lắm, nhưng nhỏ là con gái, nên tôi chẳng trả thù lại, chứ gặp nhỏ Bích Khanh kia là trai thì với cái tính máu chó của tôi chắc tôi chôn xác luôn chứ đùa. Nghĩ lại mà tức, thôi thì ta trốn vậy.

 

Nghĩ là làm, tôi bỏ ra ngoài, hít thở cái khí trời mát lạnh của núi rừng Tây Nguyên. Trời khuya vắng, chẳng có âm thanh ồn ào như phố thị, chẳng có đèn màu xa hoa, chỉ có màn đêm u tối, chỉ có âm vang côn trùng kêu reo ỉ ôi. Giờ đây mới là lúc mà tôi cảm thấy thư thả nhất, một mình một cõi, yên tỉnh tâm hồn, chẳng màn sự khuấy động cõi hồng trần. Ta như tự tại! Ta đi tìm ta!

 

Tự cảm thán trước không gian yên tĩnh như cõi hồng hoang sơ khai, cả ánh đèn cũng le lói đôi ba nơi, thấp thoáng sau những vách lá, trả lại cho thiên nhiên cái chân thật nhất, hoang sơ nhất có thể. Cũng nhờ vậy, tâm hồn tôi thư thả được phần nào. Mấy ngày qua, nỗi nhớ Minh Ngọc cứ gặm nhấm lấy tâm hồn tôi, từng ngày, từng ngày một.

 

Tôi dường như gục ngã hẳn sau ngày hôm đó, nhưng sau bao lần, tôi lại tự mình cắn răng mà cố trụ lại, vì tôi không tin những lời nói đó, tôi muốn gặp em, thật sự nghe những gì mà em nói, chứ không phải là đọc dòng tin nhắn cay nghiệt kia qua màn hình điện thoại. Biết là đau nhưng đó là yêu, là chấp nhận. Nếu em thật sự muốn chia tay tôi, thì hãy đứng trước mặt tôi, nhìn vào mắt tôi mà nói những lời buông tay đó – có lẽ tôi sẽ dễ dàng chấp nhận hơn.

 

Tôi đứng lặng người trước hiên nhà văn hóa, không gian vắng lặng khiến tôi chìm hẳn vào cơn u mê kia. Tôi lại nhớ em, nhớ lấy bóng hình người con gái ấy, cứ lởn vởn quanh quẩn mãi trong trí óc của tôi …

 

Lấy gói thuốc, tôi đắn đo mãi, phần vì Minh Ngọc muốn tôi bỏ thuốc, phần vì tôi cảm thấy thèm quá. Không hẳn là nghiện, nhưng mỗi khi như thế này đây, tâm trạng chùng xuống thì tôi lại thèm thuốc, thèm được đắm chìm trong làn khói mỏng manh kia, cần cái chất nicotin độc hại kia xâm chiếm lấy mình, an ủi cho tâm hồn một liều tỉnh táo. Lấy một điếu, tôi lại châm lửa, rít một hơi dài, không quên tự nhủ lòng mình rằng – một điếu thôi.

 

_Đang có chuyện gì buồn à? –giọng con gái quen quen, vang lên bất chợt giữa không gian thinh lặng này, khiến tôi giật cả mình.

 

_Ơ không gì! –tôi quay ngoắt người lại xem ai.

 

_Thế sao đứng đây? –Phương Chi hỏi tôi, ánh mắt dò xét.

 

_Trong kia ngộp quá nên ra đây hít thở một tí.

 

_Chứ không phải thèm thuốc quá nên ra đây hút hả? –nhỏ nheo mắt nhìn tôi.

 

_Hì –tôi cười với nhỏ, nhiều khi nhỏ lại đoán trúng.

 

_Đừng hút nữa, có bổ béo gì đâu mà hút lắm thế không biết! –nhỏ nhăn mặt.

 

_Có một điếu thôi mà, nhiều đâu? – tôi gân cổ lên cãi lại.

 

_Hứ, you mà hút một điếu tui đi đầu xuống đất ý! Thôi dẹp dùm tui đi, khói quá! –nhỏ xua xua tay quạt làn khói thuốc đang bay là đà trước mặt.

 

_Ừ rồi! –cố rít một hơi nữa cho xong, rồi tôi dí đầu thuốc vào cây cột nhà bên cạnh, chẳng dám búng nó đi, kẻo cháy rừng mất.

 

Tiếc nuối trước làn khói mỏng manh đang dần tan biến kia, tôi thở dài, hai tay đan lại đặt sau ót, đưa mắt ngắm bầu trời đầy sao. Bầu trời trong, không có mây bay hay sương mù, thành thử đúng là nơi tuyệt vời để ngắm sao thật, lung linh giữa màn đêm.

 

_Này! –Phương Chi khều tôi.

 

_Hửm, sao? –tôi giật mình quay sang, nãy giờ nhập tâm vào khung cảnh đê mê kia quá.

 

_Ông có chuyện gì buồn à? Tui thấy ông lạ lắm! –nhỏ tò mò.

 

_Không gì đâu! –tôi suy nghĩ giây lát, rồi đáp lại cho có lệ, tiếp tục đắm chìm vào khung cảnh yên tĩnh mà đất trời mang lại.

 

_Nếu cảm thấy nhiều tâm sự thì kể tui nghe này, như vậy sẽ nhẹ lòng hơn đấy! –nhỏ nhìn tôi, đôi mắt lấp lánh, trong veo. Khuôn mặt ánh lên sự đợi chờ, chắc là nhỏ đang tò mò xem tại sao tôi lại nhìn như thằng ngố đầy tâm sự này.

 

_Hì, không có gì đâu mà, tại thèm thuốc quá nên tui mới ra đây á! –tôi cười, vin vào cái cớ mà lúc nãy nhỏ bắt bẻ mình.

 

_Ơ! –nhỏ chưng hửng, chắc là hụt hẫng lắm. Kệ, không nhiều chuyện được, một mình đủ rồi.

 

Đứng im đó, chẳng nhúc nhích hiếu động. Nhỏ Phương Chi cũng thế, nhưng lầm bầm điều gì đó, rất khẽ. Lúc sau, tôi mới biết là nhỏ đang hát, vài lời tâm sự xuyên vào màn đêm hư ảo, vang vọng nho nhỏ bên tai. Cố lắng nghe, nhưng đứng xa quá, thành ra tôi lại không nghe rõ gì cả, chỉ là trong trẻo tiếng thì thầm.

 

Họp xong, mọi người đổ ra, túa về nhà. Tôi cũng vậy, tự động bước đi như rập khuôn sẵn, ai đi thì tôi đi theo, may mà nhà tôi gần nhất, nói nôm na là nhà tôi nằm ở khoảng giữa, từ nhà văn hóa đi về bản thì phải đi ngang nhà tôi là đầu tiên. Cũng may thật, đỡ phải đi xa, mỗi chân.

 

Ngày đầu tiên trôi qua đơn giản, không vội vã, chỉ thấy mệt mỏi vì chặng đường đi quá xa, ngồi trên xe mà người cứ ê ẩm mãi. Tôi đi ngủ sau một ngày dài, điện thoại bỏ lăn lóc ngay đầu nằm. Tôi và hai thằng nam duy nhất của tổ, được đặc cách nằm gần ngay cửa chính ra vào, gọi là giữ cửa cho an toàn. Chậc, hên là nhà kín đáo, chứ gió lùa vào thì có nước ba thằng ôm nhau giữ nhiệt chứ giữ cửa gì cho kham. Ngăn cách ba thằng tôi với cánh nữ nhi là một hàng balo, vali to tướng, kèm giữa là một tấm phên bằng nứa. Chẳng hiểu đây là sáng kiến của ai nữa, nhưng thôi, cũng khá hợp lý, vô tình ngăn cách ra làm hai gian, cho đỡ ngại.

 

Nhà của tôi, chủ hộ là anh Y Năng, tuổi trạc ngoài 30, một vợ hai con, gia đình hạnh phúc. Thêm bọn tôi vào ở cùng, căn nhà rộn ràng hẳn ra, nhưng chỉ đến 10 giờ đêm là dẹp, chia nhau về ngủ.

 

-------------------

 

Sáng hôm sau, tôi giật mình thức giấc khi trời vẫn chưa sáng. Với tay lấy cái điện thoại, chậc, mới hơn 5 giờ, còn sớm lắm. Định ngủ tiếp, nhưng chẳng hiểu sao nằm xuống lại không ngủ được, thế là dậy luôn. Lơ ngơ ngồi dậy, tôi vớ lấy bàn chải rồi đi rửa mặt cho tỉnh táo.

 

Không khí sáng sớm lạnh dễ sợ, sương là đà trắng xóa cả vùng trời, ướt đẫm cả mặt đất. Mát mẻ thật, tôi hít sâu một hơi cho thật căng lồng ngực. Thoải mái thật, biết bao lâu rồi mình mới cảm nhận thấy cái không khí của đất trời, của thiên nhiên này. Rửa mặt dưới cái lạnh buốt giá của nước suối, lạnh băng, như nước đá. Cái lạnh làm tôi tỉnh táo hẳn. Rảo bước về phía đầu làng, nơi nhà văn hóa cũng là điểm đầu tiên của cái bản làng nhỏ bé này. Đường vắng, mà cũng đúng thôi, giờ này mới hơn 5 giờ sáng, có ai đâu mà ra đường, có mỗi thằng điên như tôi thôi.

 

Hơi điên một tí, thế là tôi chạy bộ tập thể dục, làm nóng mình một tí lấy lại sức khỏe vậy. Dạo này không tập tành gì, thành ra cơ thể tôi yếu đuối quá, mới chạy có vài phút mà tôi thở phì phò như trâu. Thế là ngưng, chuyển sang đi bộ, rồi lâu lâu hứng chí múa vài đường quyền, tung vài cú đá … vào lá cây, đúng điên thật.

 

Mặt trời dần ló dạng phía xa xa nơi đường chân trời, khung cảnh dần sáng lên, thấp thoáng ánh bình minh khuất sau dãy núi. Tôi lại rảo bước về nhà, kẻo bọn nó lại kháo nhau đi tìm khi thấy tôi mất tích khỏi chỗ ngủ à.

 

Bắt đầu ngày đầu tiên của chiến dịch tình nguyện, chúng tôi gom quân lại ngôi trường nhỏ ở giữa bản. Đây là điểm trường duy nhất của bản này, chỉ có duy nhất 5 phòng học giành cho từng lớp, thêm 2 3 phòng truyền thống và giáo viên thôi, đơn sơ đến đau lòng. Ấy vậy mà nơi đây là nơi học tập của hơn 60 bạn nhỏ đủ các lứa tuổi. Hiện tại thì cơ sở này bị hỏng hóc khá nhiều, do thời gian xây dựng cũng khá lâu rồi.

 

Thế là lại họp, rồi chia công việc ra mà làm. Công việc của bọn nam chúng tôi là tháo dỡ phần mái tôn đang bị mục nát kia, và thay mới lại, sau đó là sơn phết lại các bức tường. Tất nhiên là có sự hỗ trợ của các anh thanh niên trong làng, và thêm thợ thầy bên ngoài nữa. Chứ bọn tôi thì chỉ biết nhìn thôi, làm gì biết sửa chữa như thế này đâu.

 

Đó là phần của nam nhi trai tráng, còn phần nữ nhi thì nhẹ nhàng hơn đôi chút, đó là dắt các bé ra nhà văn hóa trước bản, bày các gian hàng trò chơi đơn giản mà thôi. Phần vì vừa qua trung thu, mà các bé trên bản chẳng được tổ chức gì cả, nên coi như lần này chúng tôi tổ chức bù đắp lại cho các bé luôn.

 

_Rồi, công việc chỉ nhiêu đó, phần mái tôn chúng ta cần phải hoàn thành trong ngày hôm nay. Các đồng chí quyết tâm nhé! –thầy Toàn nói lớn.

 

_Dạ rõ! –bọn nam nhi chúng tôi hô hào đầy khí thế, dù khi vào thực tế thì thằng nào cũng khù khờ như nhau, ai sai gì làm nấy.

 

Bắt tay vào làm, mới thấy nó khó đến chừng nào. Mái tôn mục nát, dàn kèo thì cũng gãy đôi nơi, thế là phải lần dò từ từ, ngồi trên cao tháo từng miếng tôn mà mặt mày mấy thằng được phân công cứ xanh lét, dù vài phút trước đó mấy ông thần rất tự tin giơ tay. Này thì thích thể hiện.

 

Mất cả tiếng hơn thì cả đám mới quen được việc, dù sao thì toàn là sinh viên, có mấy khi làm việc nặng nhọc. Chẳng còn gương mặt hăng hái như ban sáng, thay vào đó là nhăn mặt nhăn mày, cắn răng đỡ lấy những cây kèo to đùng nặng trịch, thở phì phò như thằng nghiện.

 

Nhưng rồi cũng xong … đến trưa là xong, xong phần tháo dỡ. Ăn vội hộp cơm do mấy nhỏ hậu cần chuẩn bị, nghỉ trưa một lúc để chuẩn bị cho buổi chiều lắp đặt. Trốn ra một góc, tôi cố gắng nuốt khan từng muỗng cơm, khô khốc. Chậc, tính tôi lạ, cơm dù ngon hay dỡ tôi đều ăn được hết, với cái phương châm không cần biết ngon hay dỡ, chỉ cần ăn được là được.

 

Nhưng mà với cái nắng gay gắt, nuốt vài muỗng cơm khô khốc mà tôi muốn khó thở, ăn không vô. Phần vì nắng, phần vì làm mệt, phần vì cơm quá khô. Khui chai nước suối, nốc vội vài ngụm cho xuống cơm, rồi ráng ăn tiếp, chứ bỏ thì mang tội.

 

_Này! –nhỏ Phương Chi chẳng biết từ đâu chui ra, vỗ vai tôi một phát, giật mình suýt úp mặt luôn vậy.

 

_Hết hồn, đâu ra như ma vậy? –tôi lớn giọng.

 

_Hì thì thấy you ngồi đây một mình buồn, nên qua hỏi thăm thôi.

 

_Hừ, hỏi thăm của mấy người làm tui suýt rớt tim vậy! –tôi bực dọc.

 

_Hì hì xin lỗi, người gì đâu mà yếu đuối thế, mới vỗ vai cái thôi mà … -nhỏ lầm bầm.

 

_Ờ kệ tui! –bực mình, tôi đăm quạo.

 

_Thôi, tui chuộc lỗi nè! –nhỏ khều khều tôi.

 

_Gì nữa đây? –tôi quay sang.

 

_Cơm khô lắm, ăn kèm với canh đi, dễ ăn hơn đấy! –nhỏ hí hửng đưa tôi một hộp tròn nhỏ đựng canh.

 

_Ơ đâu ra vậy, nãy tui thấy canh trong bịch ni lông mà? –tôi cầm hộp canh mà thắc mắc, vì lúc nãy rõ ràng tôi thấy cơm đều có canh, nhưng bỏ trong túi ni lông, tôi thấy nhỏ xíu, lại thêm phần bỏ trong túi ni lông, nên chẳng lấy, chịu ăn cơm khô luôn, mà giờ thì …

 

_Bí mật hì hì, thôi tui đi đây! –nhỏ đáp, rồi quay lưng về hướng nhóm nữ đang nghỉ ngơi luôn, bỏ lại tôi với mấy dấu chấm hỏi to đùng trong đầu.

 

Thây kệ, có canh thì còn gì bằng, tôi mừng rỡ húp lấy húp để, xoa dịu đi cơn khô khốc từ nãy đến giờ. No nê, tôi hí hửng dọn dẹp, rồi ngã lưng nằm nghỉ một tí, để buổi chiều còn tiếp tục công việc.

Quay lại truyện [Hồi ký] Cấp 3, Anh và Em
BÌNH LUẬN

Dang Quang Tin (FPL DN)

Trả lời

2022-09-14 16:49:49

Chừng nào có truyện tiếp vậy