Logo
Trang chủ
Phần 3: Du lịch

Phần 3 - Chương 34

Chúng tôi lập tức xuất phát đến biên giới Trung Việt. Thời điểm hiện tại, dù có thủ tục cũng không qua được, cho nên chúng tôi hẹn người của nhà trẻ, gặp mặt trong khu mậu dịch biên giới. Khu mậu dịch này bên tôi qua được, bên Việt Nam cũng qua được, nhưng mọi người chỉ có thể hoạt động trong khu vực này.

Nhìn từ tư liệu đối phương gửi, đó là một nhà trẻ hết sức bình thường ở địa phương, cũng không lắp camera, cho nên tối hôm đó rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì, không ai biết được.

Có một thoáng ở trên đường, tôi nhìn Muộn Du Bình qua gương chiếu hậu, phát hiện vẻ mặt của y chợt trở nên cảnh giác, nhưng thể nghĩ đến điều gì, hay cảm nhận được gì đó.

Khoảnh khắc ấy, biểu cảm của y khiến tôi cảm thấy vô cùng không lành.

Sau đó, y cứ nhìn đăm đăm về một phía.

Tôi biết ở nơi rất xa, chắc chắn đã xảy ra chuyện gì đó, có lẽ y cảm ứng được, hoặc nhớ ra được gì.

“Có chuyện gì có thể nói với tôi.” tôi bảo y.

Y vẫn nhìn về phía đó: “Nếu có chuyện, không cần tôi nói, tối nay sẽ có người đến. Nếu không ai đến, thì không có gì.”

Trương gia có hệ thống tình báo, tuy đã suy tàn, nhưng vẫn phát huy tác dụng. Ý y là, có lẽ sẽ có người Trương gia đến báo tin, nhưng hiện tại y cũng không thể xác định. 

Khúc đệm này khiến tôi thấy tâm thần hơi bất an, tôi đặc biệt kị chuyện vụ này chưa giải quyết xong, lại lòi ra vụ khác. Lúc này nhìn phản ứng của y, giống như đang nhớ ra chuyện lớn gì.

Nhưng đêm ấy không ai đến, chuyện này tôi cũng không để trong lòng.

Đến biên cảnh, con gái lớn của A Quý ra đón chúng tôi. Chúng tôi đến khu mậu dịch, ở trong nhà khách nơi này.

Chỗ này toàn là thương nhân hai bên, đang kinh doanh trái cây tươi và trái cây khô số lượng lớn. Còn có đồ điện Trung Quốc, như đồ làm bếp, dao cạo râu gì đó, đều được bán qua bên kia.

Trong nhà khách rất loạn, chính giữa vạch một đường, một bên là Trung Quốc một bên là Việt Nam, có thể tùy ý qua lại, nhưng pháp luật hai bên đã khác rồi.

Chúng tôi qua phía Việt Nam ăn bún gạo, thấy giáo viên nhà trẻ Việt Nam kia, mới 19 tuổi, còn biết nói ít tiếng Trung, nhưng khẩu âm rất nặng, tiếng Anh ngược lại tốt hơn chút. Chúng tôi giao lưu bằng hỗn hợp cả ba ngôn ngữ, con gái lớn của A Quý biết nói tiếng Việt, cũng ở bên cạnh giúp chúng tôi phiên dịch.

Lời kể của cô ấy thực ra cũng không mang lại thông tinh gì hữu ích. Cô ấy là giáo viên nội trú, khi ấy tất cả bạn nhỏ đều đã ngủ, nhưng đột nhiên hết đứa này đến đứa khác khóc ré lên. Cô ấy và mấy nhân viên khác chạy tới, thì phát hiện trên người bọn trẻ xuất hiện vết mẩn.

Vết mẩn ngứa ngáy khó mà chịu được, bọn trẻ gần như cào rách cả da, các giáo viên không thể không đeo bao tay cho chúng.

Sau đó cảnh sát hai bên cũng đến, lịch trình của tôi rất dễ tra, chẳng mấy chốc đã loại bỏ được hiềm nghi, nhưng bọn họ vẫn hỏi tôi rất nhiều câu liên quan đến kẻ thù. Tôi nghĩ, nếu tôi có kẻ thù ở Đông Nam Á, vậy chỉ có thể là hai người kia, dù sao hiện tại vẫn đang nợ rất nhiều tiền, hai người này chắc chắn không làm ra chuyện như vậy.

Giáo viên còn dẫn theo một bạn nhỏ tới, là đứa nổi trội trong nhà trẻ, sức sống vô cùng dồi dào, đến tối vẫn không chịu ngủ. Chúng tôi mua đồ ăn cho con bé, hỏi con bé tối đó đã xảy ra chuyện gì.

Bé gái đó nói (bằng tiếng Việt): “Là hát chèo.”

“Hát chèo?”

“Đúng, có một người hát chèo, ông ta diễn một con rùa đen, leo lên mái nhà, rùa đen lớn.” con bé nói.

Tôi và Bàn Tử nhìn nhau, Bàn Tử tỏ ý hắn không hiểu, không phải là thứ hắn quen thuộc.

“Rồi sao nữa?”

“Trên lưng rùa đen có lư hương, vái lạy như thế này.”

“Hát chèo là gì?” tôi hỏi con gái lớn của A Quý.

Cô ấy nói: “Là hí kịch địa phương truyền thống của Việt Nam, giống như tạp hí, còn gọi là tuồng chèo.”

Bàn Tử ở bên cạnh lấy điện thoại tra, nhưng tư liệu trên mạng vô cùng ít.

“Phải nhờ người có hậu phương lớn tìm tư liệu chi tiết cho chúng ta, tra thứ này phải đến thư viện, trên mạng không có hình, chỉ có giới thiệu đơn giản.” hắn nói.

Bé gái kia quá nhỏ, tôi cảm thấy nó cũng không vẽ ra được, bèn hỏi con bé: “Lư  hương cõng ở đâu cơ, trên cổ, trên đầu, hay trên lưng?”

“Trên cổ.” con bé đáp, chỉ chỉ vào cổ tôi: “Chú cũng có một cái.”

Nói xong câu này, vẻ mặt con bẻ trở nên lạnh lẽo, nhìn tôi chằm chằm. Tôi sửng sốt, nhưng thoắt cái con bé đã trở lại bình thường.

Tôi sờ sờ cổ, hỏi nó: “Cháu vừa nói gì cơ?”

Con bé vẻ mặt nghi hoặc, tôi nhìn Bàn Tử, Bàn Tử cũng lắc đầu: “Nó có nói gì đâu, cậu làm sao đấy?”

Tôi quay lại nhìn Muộn Du Bình, y cũng lắc lắc đầu.

Khoảnh khắc ấy, tôi nghi ngờ có phải mình xuất hiện ảo giác không.

Lần gặp mặt này không có thu hoạch gì, tôi nằm trong nhà khách, nhìn bức tường đối diện trầm tư. Bộ não bị cuộc sống thoải mái đóng băng cuối cùng cũng bắt đầu trở nên linh hoạt như trước.

Xử lý những chuyện thế này quả thực quá khó, chỉ dựa vào trí khôn và sáng suốt thì hoàn toàn không đủ, phải đồng thời có năng lực suy luận ra nhiều manh mối.

Trong đầu tôi lúc này có hai manh mối, một là, nhà trẻ đó tình cờ được chọn sao? Nếu là tình cờ, vậy chứng tỏ sức mạnh đằng sau chắc chắn là người.

Còn nguyên nhân, tôi thật sự không giải thích rõ được, xem như là kinh nghiệm đúc kết qua thời gian dài.

Nếu không phải tình cờ, vậy thì sức mạnh này chọn trúng nhà trẻ, nhất định là có nguyên nhân nào khác, nguyên nhân này là manh mối chủ chốt.

Đáng tiếc tôi không cách nào đến hiện trường, tôi nhờ giáo viên kia chụp lại toàn bộ ngóc ngách trong nhà trẻ gửi cho tôi, không chỉ phải chụp hình, còn phải quay phim lại. Bởi vì tôi vừa cần quan sát chỉnh thể, vừa phải kiểm tra chi tiết.

Tôi dặn cô ấy đến sáng hẵng làm việc này, hơn nữa không được cho bất kỳ ai biết.

Tối hôm đó, tôi vẫn đang đợi thám tử của Muộn Du Bình, kết quả vẫn không ai đến. Đến nửa đêm, tôi đã thả lỏng toàn thân, chuẩn bị đi ngủ.

Bấy giờ, điện thoại tôi đột nhiên sáng lên, là số điện thoại của nữ giáo viên kia.

Tôi xem thời gian, lại nhìn vào điện thoại, bản năng mách bảo tình hình có thể đã có biến.

BÌNH LUẬN

minh long

Trả lời

2023-12-26 09:12:29

Hi

alex phạm

Trả lời

2022-08-08 15:39:30

Hi