Logo
Trang chủ
Phần 3: Du lịch

Phần 3 - Chương 12

Muốn dẫn nước nóng từ suối bên trong ra ngoài, thực ra vật liệu tốt nhất không phải gỗ, mà là trúc.

Địa phương Mặc Thoát có trúc, tên là trúc vuông Mặc Thoát. Tôi và Bàn Tử được một người địa phương dẫn đến một nơi có trúc, tôi ngắm trúc, trong lòng có một cảm giác vô cùng không lành, bởi vì thứ này trông không giống trúc bình thường. Tôi lấy điện thoại ra tra thử, quả nhiên, là trúc vuông Mặc Thoát, hơn nữa còn được liệt vào “Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế”, bảo vệ ở mức độ nguy cơ.

Suýt chút nữa là đi tù rồi, tôi thầm nghĩ, cùng Bàn Tử lên mạng điền bảng biểu, xin bảo vệ khu vực này, sau đó quỳ lạy mấy cây trúc, lặng lẽ rời đi.

Trong vùng tuyết, trước khi làm việc gì cũng phải cân nhắc, dù sao mọi thứ ở nơi này chúng tôi đều không quen thuộc.

Tài xế địa phương bảo chúng tôi đến làng Bối Băng mua trúc, trúc ở đó rất nhiều chủng loại, có rừng trúc kinh tế. Chúng tôi ngồi xe máy qua đó, mua được đằng trúc dùng đan lát to bằng cổ tay, hai người cột lên xe máy, chạy về cứ như Don Quijote.

Bàn Tử gọi mấy du khách trong chùa, chính là kiểu vừa công tác vừa du lịch, mê hoặc bọn họ với thù lao 100 đồng một ngày, bắt đầu làm công cụ dẫn nước đơn giản. Trước là chuyển đá lên, làm một máng nước bằng đá, sau đó chèn trúc vào, bẻ đốt bên trong, từng đốt từng đốt nối liền, dùng bùn vàng (chính là bức tường lúc trước, dùng nước hòa tan thành bùn trở lại) để trét kín. Làm xong, Bàn Tử thả một đầu vào suối nước nóng, một đầu đưa vào một hố tuyết lớn.

Hố tuyết này nằm ở phía dưới không xa cái hang kia, rộng ước chừng hơn 30 mét vuông, từ bên dưới leo lên núi, sẽ đi qua hố tuyết trước.

Kế đó hắn đặt một lu nước vào trong hố tuyết, bên trong chứa đầy nước, hút mạnh một hơi ở một đầu ống trúc, sau đó đặt vào lu nước, rồi bắt đầu hút xi-phông.

Nước suối nóng vô cùng, nhanh chóng làm tan tuyết ở đây. Chẳng mấy chốc, lu nước đã đầy, nước nóng tràn ra ngoài, tuyết xung quanh lu cũng nhanh chóng tan ra.

Tôi không biết có phải chỉ tôi mới thế không. Tôi và Bàn Tử ngồi thu lu bên cạnh, nhìn tuyết tan ra từng chút từng chút, hố tuyết biến thành một đầm nước suối, cả quá trình khiến chúng tôi nở nụ cười tươi rói.

Giải trí thật.

Cả hố tuyết đã tan hoàn toàn, hình thành một đầm suối nước nóng, đáy đầm toàn là kẽ đá sắc nhọn, nhưng lại có thể nhìn thấy rất nhiều vật dụng sinh hoạt. Coi bộ hố tuyết này không phải loại hố tuyết vạn năm, mấy năm nay lúc tuyết tan, cũng có người dùng nơi này để vứt rác thải sinh hoạt.

Tôi và Bàn Tử đi vào dọn dẹp trong đầm, rất nhanh đã dọn sạch sẽ, sau đó chúng tôi ngâm mở hàng.

Dưới ánh nắng, trong tầm mắt toàn là núi tuyết, tuy dưới chân hơi không có điểm tựa, cảm giác như lòng bàn chân được massage, chỗ đặt mông cũng muốn mòn rồi.

Nhưng thư giãn một chút sau giờ lao động, cũng khiến người ta rất sung sướng, hơn nữa trước giờ tôi chưa từng nghĩ, mình lại có thể tự xây dựng một suối nước nóng.

Trải nghiệm này thật kiến người ta vui vẻ.

Kế đó, chúng tôi xuống núi bắt đầu đi xung quanh tìm vài xưởng nồi đá Mặc Thoát, tìm rất nhiều vật liệu làm nồi đá. Tìm được loại tương đối bóng loáng, kéo lên núi, chất bên cạnh hồ nước nóng, vậy thì có thể để quần áo trên này để hong khô. Đặc biệt là thảm nỉ dùng ở đây, lúc ra khỏi nước khoác lên, ngồi trên đá, thảm nóng, đá cũng nóng, thì sẽ không cảm thấy lạnh nữa.

Quần quật đến hơn 2 giờ khuya, đại lạt ma thỉnh thoảng lại phái người qua thăm chừng.

Tối đó tôi và Bàn Tử ngủ thẳng cẳng, bởi vì quá mệt, tuy công việc rất đơn giản, nhưng đều đòi hỏi thể lực. Hốt nhiên tôi hiểu ra sự khác biệt giữa địa khu Giang Nam và nơi này là gì, vác hòn đá đi qua đường thủy, so với vác hòn đá lên núi, cảm giác thật khác biệt.

Vốn dĩ tôi còn định sẽ trang trí hoa hòe hoa sói gì đó lên đống đá, bởi vì tôi thấy những suối nước nóng khác ở Tây Tạng đều có rất nhiều cờ màu, rất đẹp, nhưng làm xong ngày đầu tiên đã không muốn làm gì nữa, cảm thấy cứ thế này là được rồi.

Ngày hôm sau, nghỉ ngơi, mọi người tham gia công trình suối nước nóng ngày đầu tiên đều không dậy nổi.

Tôi và Bàn Tử cũng liệt giường, Bàn Tử nói nam khỏe nhờ ăn nữ đẹp nhờ ngủ, chúng ta đi ăn thôi.

Vì thế đến chạng vạng tối, đội thi công xuống núi đến Mặc Thoát chén một con dê, ăn xong về phòng ngủ tiếp. Lại ngủ không biết trời trăng hết một đêm, đến ngày thứ ba, tôi sờ thấy cằm mọc đầy râu, thì biết thể lực mình đã trở lại rồi.

Râu đã mọc ra, hơn nữa còn không ít.

Đây là tín hiệu cơ thể sắp hồi phục.

Tôi cạo râu đi, khởi động toàn thân, cảm giác khoang khoái. Không lười nhác như ở Phúc Kiến, cuộc sống ở Phúc Kiến có thể nhìn thấy được ngày mai, ngày kia, thậm chí mỗi một ngày trong tương lai, cuộc sống đều trôi qua hết sức chậm rãi. Mà cuộc sống nơi đây, ngày đêm thoăn thoắt, lại chỉ có thể nhìn thấy hôm nay và kiếp sau.

Ngày thứ ba trong đội công trình có thêm một người nước ngoài, một cô bé người Đức. Nói là cha từng đến đây, bất ngờ qua đời, cho nên sau khi tốt nghiệp đại học thì đến đây xem thử.

Tôi và Bàn Tử nhìn nhau, cũng không dám hỏi kỹ. Cô bé người Đức học kiến trúc, tiếng Trung cực kỳ kém, cuối cùng vẫn chỉ có thể làm lao động.

Nhưng cô bé có thể cưa gỗ. Chúng tôi chọn ra một cây gỗ, cô bé phụ trách cưa thành cột xong, tôi lại bắt đầu dùng phần lớn gỗ thừa để làm mối ghép mộng, rất nhanh đã dựng xong chòi gỗ.

Chân cột lèn sâu vào trong đống đá chúng tôi chất nên, làm một vài kết cấu, ép vô cùng kiên cố. Bên trên dùng trúc kẹp với gỗ làm mái, sau đó gọt vỏ cây, làm một lớp ngói đơn giản, rồi lại vào thị trấn, tìm cỏ chăn nuôi bện thành thảm cỏ, phủ lên trên. Tất cả đều dùng cách bện, làm từng chút từng chút.

Đây đều là những kỹ năng tôi học được lúc rảnh rỗi, dùng hết trong một lần. Cô bé người Đức cảm thấy thứ này có thể không đủ chắc chắn, tôi bảo mọi người trong đội công trình đẩy thử cái chòi này, kết quả không lay động mảy may.

Căn chòi hoàn toàn là một chỉnh thể, nếu có bão tuyết, chỉ cần giội nước lên tường đá thì có thể đông lại, hoàn toàn không thổi ngã. Những lúc khác nơi này toàn là tuyết đọng, mái nhà không cần lo lắng.

Chuyện gì cũng vậy, nếu khi bạn thực hiện cảm thấy rất đau khổ, thì chứng tỏ bạn không đủ thành thạo.

Làm xong trời đã về tây, nắng chiếu núi vàng, chúng tôi ngồi dưới đất ăn cơm hộp, còn là khay bằng hợp kim nhôm. Lấy được bánh giầy kẹp dưa mắm chay trong chùa, có tiểu lạt ma mang trà bơ của đại lạt ma cho chúng tôi, bỏ vào suối nước nóng hâm nóng lên, tiểu lạt ma còn cạo lấy một ít lưu huỳnh, bỏ vào trà, nói tốt cho dạ dày của chúng tôi.

Chúng tôi không hiểu sao cả, lượng cũng không nhiều. Dưới tà dương ngắm núi vàng xẩm tối, ăn cơm hộp, uống trà bơ.

Thật ra trà bơ ở Mặc Thoát khá ít, sở dĩ ở trong chùa được uống món này, là vì trong chùa ít nhiều có tín đồ mang biếu.

Mặt trời xuống núi Muộn Du Bình vẫn chưa về, tôi tính ngày, không khỏi hơi lo lắng.

BÌNH LUẬN

minh long

Trả lời

2023-12-26 09:12:29

Hi

alex phạm

Trả lời

2022-08-08 15:39:30

Hi