Logo
Trang chủ
Phần 1: Đăng Hải Tầm Thi
Phần 1 - Chương 67: Vùng Đại Hoang có ngọn núi tên gọi Đại Hoang

Phần 1 - Chương 67: Vùng Đại Hoang có ngọn núi tên gọi Đại Hoang

Lẽ nào đây chính là sự thật về những người màu đen này?

Bàn Tử ở bên cạnh bảo: “Những nô lệ bị lóc xương mà cậu nhìn thấy đó, đen thui thế này, có phải Côn Lôn nô không?”

Hiện nay cách gọi Côn Lôn nô chủ yếu là chỉ tộc người da nâu da đen ở các hải đảo Đông Nam Á, chỉ có số ít là người châu Phi đến từ Ả Rập. Vào thời Đường thì loại nô lệ và hộ vệ quý tộc này được sử dụng rộng rãi. Nơi này được xây dựng vào thời Nguyên, khi ấy tộc người da nâu da đen này đã vô cùng phổ biến rồi.

Sự chú ý của tôi không nằm ở đây, đầu tiên tôi hiếu kỳ, trên nắp quan tài này vì sao lại sơn vẽ những nội dung này.

Đây là quan tài của cái xác khổng lồ, nội dung trên đó có lẽ liên quan đến sinh tiền của nó.

Tôi di chuyển đèn pin, nhìn tới bên cạnh hình vẽ này, tôi liền phát hiện đây chỉ là một phần nhỏ của một bức tranh sơn lớn mà thôi, mặt sau cả cỗ quan tài, là toàn bộ nội dung của một bức tranh khổng lồ, trên đó miêu tả một cảnh tượng tôi khó mà hình dung được.

Nói thật, năng lực biểu đạt của tôi thực ra cũng mạnh, nhưng tôi thật không hình dung ra được, trước đây tại vị trí này của quan tài, thường sẽ vẽ cuộc sống ở tiên giới của chủ mộ. Nhưng ở đây tôi chắc chắn nó không miêu tả tiên giới, mà lại không phải thế giới hoàn toàn hư cấu bịa đặt lung tung, thậm chí những nguyên tố được vẽ trên đó, tôi còn cảm thấy có phần quen mắt.

Đầu tiên, tôi vừa nhìn đã thấy được, thay vì quái nhân ba mặt trước kia chỉ có thể nhìn thấy qua khóe mắt, bức tranh sơn đã có góc chính diện. Người này được vẽ ở trung tâm bức tranh, nó mặt quan phục cổ đại, ba gương mặt nhìn về ba hướng.

 

Có lẽ đây là nguyên thân của cái xác khổng lồ, ba gương mặt này mang ba biểu cảm khác nhau, có một gương mặt đối diện một bữa tiệc rượu, tiệc rượu giống như tiên cảnh, trong đó có tiên hạc, phượng hoàng, từ bố cục tôi có thể nhận ra đó chính là tiệc rượu ngoài kia.

Biểu cảm của gương mặt đó vô cùng lạnh nhạt, giống như bức tượng Phật nhìn bao quát bữa tiệc mà tôi đã thấy treo trên trần nhà vậy.

Trước mặt một gương mặt khác chính là nô lệ tôi nhìn thấy lúc nãy, đang chịu cực hình lóc xương, nhét vào ống trúc, đây là đang chế tạo vật bồi táng, nhìn xung quanh, còn có rất nhiều vật bồi táng như bò dê, thị nữ tuẫn táng, vô số bầy ngựa đang chuẩn bị.

Biểu cảm của gương mặt này hết sức hung dữ, giống như cái xác bên cạnh vậy.

Gương mặt cuối cùng, nằm ngoài dự liệu của tôi.

Phía trước gương mặt đó có một tòa kiến trúc, kiến trúc này cực kỳ hùng vĩ.

Tôi trông thấy ngay trước kiến trúc này, có ba tấm bia đá.

Phong cách của kiến trúc cổ này gần như hoàn toàn là phòng đá, có một số dường như xẻ núi mà ra, không phải phong cách lăng tẩm Trung Nguyên, nhưng quy mô lớn vô cùng. Chính giữa quần kiến trúc cổ, tôi thấy một thứ trông như đốm đen.

Gương mặt này nhắm mắt cúi đầu, trạng thái kính cẩn lắng nghe.

Xem bích họa cần có chút năng lực chắp vá, tôi cảm thấy ba gương mặt này, chia bức tranh sơn làm ba khu vực.

Một là khu vực đồ bồi táng, một là khu vực cúng tế – cũng chính là tiệc rượu, cuối cùng là quần kiến trúc cổ, chính là khu lăng mộ thiên hạ đệ nhị lăng.

Ba tấm bia đá khiến tôi hết sức chú ý, bởi vì tôi đã từng trông thấy trong một ảo ảnh nào đó.

Nói thật, xem xong bức tranh sơn tôi còn mơ hồ hơn, bởi vì nó không có quy luật.

Nếu là thợ vẽ Trung Nguyên, vậy thì kết cấu dựng đứng, có lẽ hai bên sẽ chia làm khu vực đồ bồi táng và cúng tế, hơn nữa có thể gương mặt ở giữa sẽ nhìn thiên hạ đệ nhị lăng.

Nhưng không phải vậy, thiên hạ đệ nhị lăng nằm bên trái nó, gương mặt ở giữa đang nhìn phần đồ bồi táng, cúng tế ở bên phải.

Nhìn từ biểu cảm trang nghiêm ấy, hiển nhiên thiên hạ đệ nhị lăng là quan trọng nhất, nó nên nằm trên trục đối xứng chính giữa bố cục, đây là mỹ học giản dị của con người, nhưng nó lại không, khiến chứng ám ảnh cưỡng chế của tôi đang không ngừng trỗi dậy.

Tuy bức tranh sơn được vẽ vô cùng nghiêm túc, nhưng đây gần như là bố cục lộn xộn, không qua thiết kế. Tôi không biết sao lại như vậy, trừ phi trong tranh còn ẩn chứa quy luật nào mà tôi chưa biết.

Có điều người ba mặt kia được vẽ rất tốt, lúc này tôi nghĩ đến một câu chuyện trong Sơn Hải kinh.

Vùng Đại Hoang có ngọn núi tên gọi Đại Hoang, mặt trời và mặt trăng lặn ở đấy. Có tộc người ba mặt, là dòng dõi của Chuyên Húc, có ba khuôn mặt và một cánh tay. Người Tam Diện bất tử. Nơi ấy chính là cánh đồng Đại Hoang.

Có cơ hội phải nghiên cứu kỹ xác chết này.

Nghĩ rồi tôi bảo Bàn Tử: “Anh có manh mối gì không, thứ này tôi xem không hiểu, có khi lại cộng hưởng với trình độ văn hóa thấp của anh.”

Bàn Tử liền nói: “Bức tranh sơn này, thực ra là mọi người tự tìm rắc rối. Cậu nhìn kỹ xem, trong đó có một vài thứ vô cùng thần kỳ. Thực ra, nó hoàn toàn không đối xứng, ba khuôn mặt, thực ra nhìn ba thứ khác nhau, đều giấu trong tranh.”

BÌNH LUẬN

Thảo Đinh

Trả lời

2023-12-03 16:33:15

6 tháng nay chưa ra chương mới hở ad

Hỏa Dực Phi Phi [Chủ nhà]

2023-12-14 11:52:33

Chưa bạn ơi.

tukhang duong

Trả lời

2023-09-01 15:52:14

Tự hứa là sẽ ko đọc nửa vì cứ bị lọt hố và chờ dài cổ nhũng cứ chuẩn bị ra phần mới là thấy hào hứng và vui ko tưởng