Logo
Trang chủ

Chương 21

Sáng hôm sau Hữu Nam đến lớp đã thấy ngay bộ mặt hầm hầm của Hoài An. Tới giờ ra chơi, nhỏ tiền tới chỗ cậu ta.

- Ê, Hữu Nam. Có chuyện này tui muốn nói với cậu.
- Chuyện của Bích Chiêu phải không?
- Cậu cũng biết rồi à? Chúng nó toàn là bạn cậu đấy, bây giờ cậu định thế nào? Cái bọn ấy… tôi và Khánh Hưng không phải lúc nào cũng ở bên nhỏ được, lỡ như…`
- Được rồi, tôi biết rồi, cô đừng lo, tôi hứa chuyện này sẽ không xảy ra nữa đâu.

Nói rồi Hữu Nam đứng dậy đi qua bàn Bích Chiêu và nắm tay nhỏ kéo dậy.

- Ê… làm cái gì đó?
- Lên sân thượng với tôi một chút.
- Làm gì? Tiết sau kiểm tra mười lăm phút rồi đó.
- Nhanh!

Hoài An mắt chữ o mồm chữ a đang định ngăn cậu ta lại thì Khánh Hưng đã níu nhỏ lại.

- Cậu ta…
- Mình tin Hữu Nam cũng không muốn Bích Chiêu gặp rắc rối đâu.
- Những mà hai người đi với nhau như thế…
- Đừng lo, hôm qua mình đã gặp Kỳ Liêm rồi.
- Rồi cậu ta nói sao?
- Cậu ta nói sẽ không để ai gây rắc rối cho Bích Chiêu nữa.
- Tớ quá thất vọng về cái Hội này rồi…

Khánh Hưng nhẹ nhàng mỉm cười với Hoài An, nhỏ lập tức mỉm cười lại với cậu, trong lòng nhỏ cậu vẫn là một nhân vật siêu cấp, chỉ cần cậu mỉm cười nghĩa là mọi chuyện sẽ ổn thôi.

Lại nói đến Bích Chiêu bị Hữu Nam kéo lên sân thượng, nó xoa xoa cổ tay đồng thời cau mày hỏi.

- Tự nhiên kéo tôi lên đây chi vậy?
- Hôm qua bọn họ còn làm gì cậu nữa không?
- Tôi… không…
- Tại sao hôm qua cô vẫn giấu tôi?
- Bởi vì… bởi vì tội không muốn cậu phân tâm, cậu bị bệnh, tôi chỉ muốn cậu mau chóng bình phục thôi, tôi sợ…
- Cô thiệt là ngu, sợ cái gì chứ, cô làm như vậy thì chỉ có cô bị thiệt thôi! Bọn nó có đánh cô không? – Hữu Nam vén tay áo của Bích Chiêu lên thì nó đẩy cậu ta ra.
- Ờ tôi ngu vậy đó! – Bích Chiêu bật khóc. – Vì tôi ngu nên mới rỗi hơi đi lo cho cậu, sợ nói ra cậu sẽ suy nghĩ không học bài được, sợ cậu sẽ mệt thêm, tôi biết cậu ghét tôi mà, đáng lí tôi phải nói cho cậu vui chứ gì, đồ tôi!

Nó đưa tay lau những giọt nước mắt nóng hổi trên má, thật ra nói những lời cay độc với cậu ta như vậy nó cũng không đành lòng nhưng bao nhiêu ức chế dồn nén nếu còn giữ trong lòng chắc nó sẽ nổ tung mất. Thấy Bích Chiêu khóc Hữu Nam bỗng thấy hối hận vì thái độ của mình, khó khan lắm cậu mới nói.

- Tôi xin lỗi. Cô đừng khóc nữa.
- …
- Thôi được rồi, cho đánh cái nè, đừng khóc nữa mà. – Hữu Nam đưa má ra đồng thời nhắm mắt lại.
- Cậu đang dụ con nít hả? – Bích Chiêu bị cậu ta chọc cho phì cười.
- Vậy không khóc nữa nhé.
- Ừ biết rồi.
- Cũng đừng nghỉ dạy nhé.
- Ừ, dù sao cũng sắp thi rồi… tôi sẽ không thấy chết mà không cứu đâu.
- Xí, ai chết mà cậu đòi cứu hả?
- Ai đêm qua đứng trước nhà gào lên “hay là cô thấy chết mà không cứu?”. – Bích Chiêu nhái giọng cậu hôm qua làm Hữu Nam đỏ mặt.
- Ờ, rồi sao, đồ nhà quê. Tôi đã nói mẹ tôi rồi, mẹ tôi đồng ý mướn cô làm gia sư cho tôi.
- Cái gì? – Bích Chiêu há hốc miệng.
- Mặt vậy là ý gì? Được làm gia sư cho người vừa đẹp trai vừa thông minh như tôi là phước mười đời cho cô đó.

Nhìn gương mặt vênh váo của Hữu Nam nó suýt mắc nghẹn.

- Chắc mười kiếp trước tui không tu nên mới đụng phải loại như cậu thì có. – Nó cong môi trả treo rồi quay lưng đi xuống, Hữu Nam cười hì hì chạy theo sau vẫn không ngừng ca ngợi về bản thân chọc cho Bích Chiêu cười.

Hai người đi rồi từ phía sau nhà kho trên sân thượng có một bóng người bước ra. Chuyện này rõ ràng không bình thường chút nào.

Hai người đi trên hành lang lúc ngang qua lớp 12A1 Hữu Nam đột nhiên lo lắng liếc Bích Chiêu thì thấy nó vẫn tỉnh bơ, hình như nó không hề biết những người học A1 đã gây ra rắc rối cho nó.

- Ê Hữu Nam.

Một cậu bạn từ trong lớp A1 chạy ra vỗ vai Hữu Nam, cậu ta đang định nói gì đó thì liếc nhìn thấy Bích Chiêu đi canh, nét mặt và thái độ lập tức thay đổi.

- Con nhỏ quê mùa đó vẫn bám theo cậu à.

Bốn chữ “con nhỏ quê mùa” như gáo nước lạnh dội thẳng vào đầu Bích Chiêu, nó mở to đôi mắt ngơ ngác nhìn cậu ta, niềm vui mới đây đã bị câu nói kia chùi sạch.

- Không…

Hữu Nam đang định mở miệng nói thì ngừng lại, nét mặt vô cùng khó xử, lúc cậu nhìn Bích Chiêu thì nó đã cúi mặt bỏ đi.

- Này, bị con nhỏ đó bám theo cậu đúng là xui mười đời.

Hữu Nam cau mày nhưng không nói gì, nhìn bóng dáng của nó từ từ xa dần cậu bỗng cảm thấy vô cùng có lỗi, vì cậu mà nó mới bị người làm tổn thương. Hữu Nam bỗng gạt tay cậu bạn kia ra và đi về lớp. Cậu bỗng cảm thấy không vui, cậu cũng chẳng hiểu tại sao nữa.

- Gì dzậy?

Về tới lớp chuông cũng vừa reo, thầy dạy lý bước vào lớp và yêu cầu mọi người lấy giấy ra kiểm tra.

- Hú hồn. – Hữu Nam thở phào một cái, may mà tối qua đồ nhà quê dạy lại, không thì…

Hữu Nam liếc nhìn sang phía Bích Chiêu thì thấy nó đang ngồi đề tên lên giấy, trông tội nghiệp làm sao.

- Ê.

Gọi tới hai lần Bích Chiêu mới biết là người ta đang gọi mình.

- Sao?
- Xin lỗi chuyện hồi nãy nha.
- Không sao, kệ người ta. Lo làm bài đi. – Nó trả lời kèm theo một nụ cười gượng gạo xấu không thể tả. – Sau này tôi sẽ không đi gần cậu nữa đâu.

Cái câu “Sau này tôi sẽ không đi gần cậu nữa đâu.” cứ như một nốt lặng tan vào trong không khí, Hữu Nam định nói thêm cái gì đó rồi lại thôi, cậu chúi mũi vào tờ giấy và tiếp tục làm bài kiểm tra.
Hoàng đưa tôi về quê nội, vùng quê có những con đường cắt ngang qua đồi, xẻ đồi ra làm hai nửa. Tôi thích thú ngắm nhìn những hàng thông lá bông bông ở lưng chừng đồi giữa nền trời xanh ngắt, trong khi Hoàng vẫn mặc sức nấu cháo dinh dưỡng xanh đỏ bên cạnh. Sáng nay không biết ăn gì chưa mà nôn dữ. Tôi vỗ vỗ lưng Hoàng dỗ dành:

- Khổ, đằng ấy nôn ra cả ruột gan phèo phổi rồi đấy!

- Nhỏ là trâu hay là người thế? Còn cả cái xe khách này nữa, nèn khách như xe chở lợn, lắc với rung còn hơn cả máy giặt.

- Công nhận, hình như cái xe này sản xuất từ thời Pháp thuộc. T___T

- Về nhà tôi có mỗi chuyến này thôi. Mai này tôi làm chủ tịch nước, tôi sẽ điều hẳn chục chuyến về đây mỗi ngày.

- Xì, Hoàng hợp với cái chức Cục trưởng Cục phân cục thôi.

- Nhỏ này thôi đi… Ọe….

Trời đất! Tôi cảm tưởng tôi đang ngồi cạnh cái máy xay cám lợn. Quang cảnh hai bên đường đã thay đổi. Đi qua quãng đường xẻ đồi thì đến đoạn đường bạt ngàn lúa. Tôi không kiềm chế được sự thích thú. Mảng màu xanh mướt trước mắt khác hẳn với những ngôi nhà vuông chen nhau ở thành phố. Mặc kệ Hoàng vật vã với đống túi nilong, tôi kéo hé cửa kính để gió tràn vào, mùi đồng quê thơm thơm. Trên xe mỗi người một câu chuyện khác nhau, có người đi làm xa nhà về, có bác đi buôn, có cô đi thăm con trên thành phố. Chỉ có tôi và Hoàng hình như ít tuổi nhất. Tôi ấn tượng nhất với cô phụ xe tên Lan. Cô nói từ khi tôi bước lên xe cho đến khi xuống mà không ngừng nghỉ, kể hết chuyện này đến chuyện khác, từ chuyện ở nhà cô có con chó biết múa, con cô đi học hay cắn bạn… đến chuyện hôm nọ có hai thằng ngổ ngáo đi xe máy nó cứ chèn ô tô, cô phi xuống cầm tông lào vả ỗi thằng hai phát. Có đoạn truyện Hoàng vừa nôn vừa sặc cười. Tôi choáng nhất là cách nói chuyện tự nhiên phát ngôn khi có một bác nào đấy gọi, cô cứ tự biên tự diễn: “A lô? Ai đấy? Hả? Ai? Nói to lên xem nào? Anh nào? Em đéo nghe thấy anh nói gì cả? Ô! Đm cái điện thoại”, sau đấy cầm điện thoại gõ vào thành xe cồm cồm, lại đưa lên tai nói chuyện tiếp: “Alo nghe được chưa? Anh bị điếc à?”. Rồi có một bác khách béo béo lên xe, cô đứng vẫy tay chào: “Hê nhô em là cô gái hay thùng phi? Em có cổ hay không có cổ?”. Đến mức bác lái xe không chịu được phải quay ra cằn nhằn: “Lan ơi em nói nhiều như thế thì bao giờ em mới chết được?”. Tôi chỉ ngồi cười khúc khích. Lần đầu tiên tôi được đi chuyến xe thú vị như thế này.

Điểm đỗ của tôi và Hoàng là một đoạn đường, bên phải là đồng lúa, trên kia là một con đường nhỏ rẽ vào làng. Hoàng vẫn chưa hết mệt, cứ dúi đầu vào đống rơm nhà ai cất lên bên lề đường. Tội quá. Trên đời này chắc không có thằng con trai nào say xe như hắn. Tôi chạy lại túm cổ hắn lôi đi, miệng không ngừng cằn nhằn:

- Nôn thế thôi. Cứ ọe ọe nữa là phọt ra cả mật đấy.

- Nhỏ cõng tôi được không?

- Cái gì nữa hả? Đứng dậy đi đi.

Đồ mất nết! Hoàng cứ ngồi lì ở bên đường, mặt tái xanh tái xám. Tôi không làm cách nào dựng dậy được, hắn mệt nên tôi phải chịu trách nhiệm đeo cái balo đồ đạc to gấp đôi người. Túng quá tôi cũng ngồi bệt xuống cùng hắn luôn.

- Làm thế nào giờ? Vi đói quá!

Nhìn đôi mắt long lanh cộng cái bụng đang kêu ọc ọc của tôi, Hoàng đứng phắt dậy, giật ba lô đeo lên lưng rồi cầm tay kéo tôi đi. Tôi lũn cũn chạy theo cậu ấy trên con đường mòn đầy ổ gà dẫn vào làng.

Nhà bà nội nằm ở giữa xóm. Đường vào nhà bà có những bụi dứa dại bên đường, cổng nhà có giậu hoa râm bụt to. Hoàng đứng ở cổng gọi bà mãi không thấy ai thưa, tôi với tay hái hoa râm bụt đưa lên miệng mút mút ở cuống, vị hoa ngọt như mật ong. Bỗng nhiên thấy mình như được trở về cái ngày trẻ thơ vài tuổi, thơ thẩn với những hàng cây chụm rụm quanh nhà.

Ở làng quê, mỗi khi xuất hiện người lạ thế nào cũng là mục tiêu tấn công của lũ trẻ con. Trong lúc đứng đợi bà ở cổng, có một túm trẻ quanh quẩn ở đấy, thằng trèo cây, thằng núp đống rơm, thằng ngồi trên bờ tường… Chúng nó ngó tôi và Hoàng như nhìn người ngoài hành tinh. Tôi thấy hơi sợ nên nép vào cánh tay Hoàng. Nhìn nhau chán, phán đoán tình hình chán, có một thằng mặt mũi sáng nhất ra gần chỗ chúng tôi hỏi:

- Mấy người tìm bà Út à?

- Ờ! – Hoàng trả lời ngắn gọn.

- Là ai? Sao chưa nhìn thấy bao giờ? Đến đòi nợ à? – Thằng bé dò xét.

- Chúng tôi là cháu, nợ nần gì ở đây? Bà tôi nợ ai?

Đích thị là đòi nợ rồi! – Một thằng cao to đen (chưa đứng gần nên không biết hôi hay thơm) từ đống rơm nhảy sổ ra hằm hè chúng tôi.

- Không thì là ăn trộm! – Một thằng nữa nhảy từ bờ tường xuống, tay vân vê vạt áo

- Dở à? Đòi nợ với ăn trộm cái gì? Chúng tôi là cháu về thăm bà! – Tôi vẫn đứng sau Hoàng, thấy Hoàng không phản kháng gì nên thò mặt ra phân bua

- A, giọng điệu con này giống y một con điên nguy hiểm!

“Con điên nguy hiểm”???? Lần này cả lũ trẻ tràn ra vây quanh chúng tôi làm tôi với Hoàng sợ chết khiếp, tưởng sắp bị đánh hội đồng. Nhưng cả lũ vẫn đứng im đó, chỉ nhìn nhìn chờ đợi. Mặt Hoàng thộn ra như ị đùn, chắc cũng chẳng hiểu được tình hình. Tôi hít sâu rồi đứng lên nói giọng trịnh trọng:

- Chúng tớ về thăm bà nội. Đây là cháu trai, tớ là cháu gái. Chúng tớ không phải côn đồ trộm cướp đòi nợ ăn cắp gì đâu!

- Ừ thì có ai nói là côn đồ đâu? – Một thằng phân bua

- Cũng có ai bảo trộm cướp? – Thằng nữa đế theo

- Ai vu cho là ăn cắp đâu? – Thằng nữa cũng hóng được một câu

- Có ai bảo là đòi nợ đâu? – Cả lũ cùng đốp lại.

Ôi tôi chết mất!
___
Phải nói cái gì với chúng nó bây giờ???

- Vậy có ai biết bà tôi ở đâu không?

- Kia kìa!

Nhìn theo hướng chỉ tay của thằng cao to đen, quay sang bên trái, một cụ bà đang chậm chậm tiến về phía chúng tôi. Hoàng chạy vội về phía ấy, để tôi còn đứng lại một mình. Lũ trẻ vẫn cứ nhìn tôi chăm chú. Tôi đứng… nhìn lại! Cảm giác mình đang là một tên tử tù đứng giữa những nhân chứng lạnh lùng quyết đoán. Người tôi như có kiến bò.

- Cha trời thằng mất nết, mày còn nhớ bà với cái nhà này hả con?

Bà nội sau khi nhìn thấy Hoàng vừa khóc vừa đánh Hoàng. Hoàng như một con cún đi lạc bao năm giờ tìm được mẹ, khuôn mặt cậu ấy đầy yêu thương và tội lỗi, đứng chịu những cái tát của bà. Bà vừa đi vặt đỗ về, rổ đỗ cầm trên tay rơi vung vãi mặt đường. Lũ trẻ đang đứng quanh tôi chạy vội tới, mỗi thằng nhặt một ít để lại vào rổ. Tôi đứng im chờ đợi. Chờ đợi sự đón nhận của một người bà dành cho đứa trẻ xa lạ này…

Lũ trẻ lúc này đã biết chúng tôi đúng là cháu bà nên tản đi chỗ khác chơi. Bà nội tiến lại gần tôi, dắt tôi vào nhà. Cử chỉ ấm áp quá. Bà thấp hơn tôi chút xít, tóc đã bạc được vấn quanh đầu, bà mặc áo nâu, quần nái đen và khoác một tấm áo len bên ngoài. Ngày sau khi bà buông tay tôi ra để mở cửa, tôi nhảy cẫng lên giữa khoảng sân rộng nhà bà. Lần đầu tiên tôi được hít thở một luồng không khí thơm đến vậy ở một nơi đẹp như thiên đường. Tôi chạy chỗ này một tí, chạy chỗ kia một tí, ngó góc này một tẹo, nhìn góc kia một tẹo. Hoàng cứ vẫy vẫy gọi tôi vào nhà nhưng tôi không nghe. Làm sao có thể cưỡng nổi sự thích thú và tò mò trước mọi thứ lạ lẫm như thế này.

- Này, sao nhỏ như con chó sổng chuồng thế hả?

- Tôi tát cho phát giờ? Cái thùng kia là cái thùng gì thế?

- Không được đụng vào cái thùng đó. Đừng…

Muộn rồi! Kết quả là tôi phải ngồi hẳn một tiếng đồng hồ ở giếng cùng bà gội đầu vì tội thò mặt vào chum tương.

***

Làng quê, bà nội, giếng nước, ao nhỏ, vườn rau… đem đến cho tôi niềm vui vô cùng lạ lẫm. Bà nội hiền và ấm như một tấm chăn bông. Bà bảo tôi bà không có cháu gái, sự xuất hiện của tôi giống như một nhánh cỏ bốn lá giữa cánh đồng. Tôi kể cho bà nghe về tôi, về bố mẹ, về em Ki, về trường lớp, và về Hoàng. Câu chuyện nào cũng thú vị và đáng yêu như nhau. Bữa trưa bà nấu cơm cá kho, tôi ngồi ăn tận 5 bát, trong khi bà cứ giục tôi ăn nữa thì Hoàng ngồi gườm gườm thầm thì: “Nhỏ là lợn hay là người thế?”. Quá đáng!

Chiều đến khi nắng đã nhạt bớt. Hoàng xin bà cho chúng tôi đi chơi. Sau khi đứng đợi bà dặn dò cẩn thận tỉ mỉ đừng chơi ở chỗ nào đừng hái cây vặt quả đái bậy ở đình chùa hơn 10 phút tôi và Hoàng mới được đi. Đúng lúc ấy có một thằng bé cao tướng nhưng mặt còn non choẹt vào nhà bà xin ổi, bà gửi gắm tôi và Hoàng luôn cho nó rồi đội nón đi trước. Tôi nhìn Hoàng dò hỏi, Hoàng thì đứng nhìn người bạn mới mãi không biết nói gì. Cho đến lúc thằng bé đi đến trước mặt chúng tôi, hất hàm hỏi:

- Ăn ổi không?

Hoàng sựng lại một lúc rồi gật gật:

- Có, có!

- Có thì vào góc nhà cầm cái gậy ra đây!

Hoàng cun cút làm theo, tôi chạy theo bạn mới ra gốc ổi góc ao. Đi một đoạn bạn mới lại kéo tay tôi rẽ rẽ bước chân theo đường riêng của bạn ý.

- Cẩn thận dẫm phải cứt đấy! Tôi toàn vào vườn bà ỉa bậy thôi.

Tôi trợn mắt nhăn mũi nhìn. Thằng điên này đã ỉa bậy lại còn la làng. Hoàng cầm cái gậy chọc ổi chạy theo sau. Vừa đi vừa hét vì dẫm phải “ấy”. Trong khi tôi cầm mũ đứng hứng ổi thì Hoàng ngồi bờ ao cọ dép. Quang cảnh thi vị hết sức. Lúc đầy một mũ ổi, bạn mới nhảy từ trên cây xuống, đưa hai đứa “bạn mới” của “bạn mới” men theo rìa ao đi ra đường.

- Mày học lớp mấy rồi? – Bạn mới vừa nhai ổi hỏi

- Tớ lớp 8 – Hoàng nói dối

- Tớ cứt! Xưng tao mày mẹ đi.

- Tao lớp 8!

- Tao với mày khéo bằng tuổi đấy. Tao đúp học 2 năm mà.

- Ừ.

- Mày tên gì?

- Hoàng! Trần Minh Hoàng!

- Mẹ, hỏi tên chứ hỏi họ đéo đâu mà nói. Tên đẹp như cứt. Ở đây trẻ con toàn tên lởm thôi.

- Thế mày tên gì?

- Tao tên Học. Bố tao đẻ 2 thằng, đặt tên Đại với Học. Thế mà bọn tao đi học bị đúp suốt. Mai này đẻ con tao sẽ đặt tên chúng nó là “Bị Đúp” để chúng nó đỗ đại học.

Hoàng quay sang tôi nhe răng cười, tôi thì cố nín cười đến nỗi đỏ cả má. Bạn mới nói chuyện thật thà dã man.

- Ở nhà bố hay gọi anh tao là Cu, gọi tao là Buồi. Tao cứ đi đâu là ông đi khắp làng tìm, gặp đứa nào cũng hỏi “Mày biết Buồi bác đâu không?”. Có lần bị chúng nó trêu “Buồi bác trong quần ý”. Ha ha

Đến lúc này thì tôi cười phì hết cả hạt ổi đang nhai trong miệng ra. Hoàng thì cười hô hố. Bạn mới đứng há mồm cười hềnh hệch.

- Buồn cười lắm phải không? Hê hê

- Không! Đáng yêu lắm!


Tôi trả lời Học. Bạn ấy tự nhiên đỏ mặt rồi đứng gãi gãi đầu thật lực.

- Mày làm sao thế? Nhìn mặt tự nhiên đần thối như ngỗng ỉa thế? – Hoàng đập bộp vào vai Học hỏi

- Đéo đâu, lần đầu tiên được con gái khen “đáng yêu” nên thấy đụt đụt.

- Vãi =))))

Tôi ôm rổ ổi đi trước vì không muốn ngoác mồm cười trước hai người con trai. Từ cổng nhà bà rẽ sang phải đi một đoạn là có một con mương to nước trong vắt chảy qua. Tôi đứng dưới bậc đá các cô làm đồng về hay xuống rửa chân, cảm nhận dòng nước mát lịm đang xoay vòng vòng quanh cổ chân. Học và Hoàng đứng trên đường đợi tôi một lúc rồi gọi tôi lên. Học hỏi:

- Con bé này có thích xem đá bóng không?

Tôi hất hàm sẵng giọng:

- Xưng mày tao mẹ đi, con bé con to cái gì?

- Đệt, tao lịch sự với phụ nữ nhưng mày đéo muốn thì thôi.

Tôi lại cười phá lên.

- Thôi tao muốn được bình đẳng như thằng Hoàng.

- Nhưng mà thằng Hoàng vừa bảo tao mày kém nó 2 tuổi mà. Con này láo vãi.

- Kệ mẹ tao.

- Đm tao du mẹ mày xuống mương giờ.

- Mày du đi!

Nói thế mà thằng Học nó làm thật. Tay nó cầm vai tôi rồi đẩy ra bờ mương. Tôi sợ quá xin lỗi rối rít nó mới tha. Khốn nạn quá. Lúc ấy Hoàng không ngăn còn đứng cười ha ha mới mất dậy. Tôi tức nên đi trước không thèm nhìn mặt hai thằng chó ý. Lúc sau thấy im im quay lại thì hai thằng đã mất mặt ở đâu. Rẽ chỗ nào mà không gọi tôi.

Tôi chạy vòng trở lại, từ chỗ mương đến chỗ đứng của tôi lúc nãy chỉ có một nhà. Chắc Hoàng với Học vào đó rồi. Tôi đứng ngoài cổng ngôi nhà có giàn sắn dây xanh xanh ngó vào gọi nhỏ nhẹ:

- Hoàng ơi…. Học ơi!!!!

Mới gọi được hai câu thì có hai con chó lông vàng chạy sồ ra. Tôi hốt quá hất tung rổ ổi rồi chạy mất dép. Vừa chạy vừa khóc thét. Làng quê nguy hiểm vãi đạn. Thằng chó Hoàng giờ đang ở đâu? Tôi mà bị chó cắn thì nó chết với tôi. Điền kinh được một đoạn thì nhớ lời bà Tám dặn, nếu bị một con chó không to lắm đuổi thì mình cứ đứng nghiêm, khi nào nó đến gần thì ngồi thụp xuống, tay vơ mấy hòn gạch đá gần đó. Chó sẽ sợ và dừng lại giữ thế thủ. Tôi giảm tốc độ rồi quay đầu lại chợn mắt, ngồi thụp xuống rồi vơ một cây củi gần đó. Hai con chó dừng lại thật, đứng gằm gè chờ đợi tôi sơ hở để lao vào cắn. Lúc này mới thấy Hoàng, Học và một ông cụ chạy ra xua hai con chó về. Nước mắt tôi lúc này đã tuôn ra ướt má. Sợ gần chết luôn!

- Mày có bị cắn không? – Thằng Học đứng ngó ngó chân tôi

- Cút! Tao đi về không chơi nữa.

- Ừ về đi!

- AAAAAAAAAAA

Thằng chó con không biết dỗ con gái. Hoàng đứng xoay xoay người tôi một lúc, biết chắc tôi không bị thương gì mới an ủi tôi:

- Không sao, không sao. Tui xin lỗi nhỏ!

- Xin lỗi đéo gì, con bé làm đổ cả rổ ổi tao vặt kia kìa.

- Mày thì ăn cứt ý! Tao suýt bị chó cắn vì mày đấy biết không? – Tôi gào lên với thằng Học.

- Sao lại tại tao? Tao có huấn luyện chó cắn mày đâu?

- Nhưng tao là người lạ, mày có trách nhiệm bảo vệ bọn tao chứ. Bà gửi gắm bọn tao ày rồi mà?

- Vãi cả gửi gắm. Ừ được rồi. Giờ đi ra bãi đá bóng thôi. Cứ yên tâm núp vào đít tao.

- Mẹ màyyyyyyyyyyyyyy!

- Ha ha, núp sau lưng tao. Ha ha….

Tôi vừa đi vừa đấm Hoàng vì không đấm được thằng Học. Thằng này nó thẳng tính, đấm nó là nó vả lại ngay bất kể trai hay gái. Hoàng vừa cười vừa dỗ tôi cho tôi nín. Đoạn đường rẽ ra bãi bóng đá, tôi va phải mấy đứa con gái đang chơi kéo xe cải tiến. Vì chúng nó đi sai cộng với đúng lúc tôi tức nên tôi gào lên chửi mấy câu. Lúc ấy có ngờ đâu, chỉ vì một phút mất bình tĩnh mà sau đó tôi lãnh nguyên hậu quả khủng khiếp không bao giờ quên.

BÌNH LUẬN
Đăng Truyện
Xóm Trọ Kỳ Lạ

107687 · 4 · 503

Đôi Mắt Bồ Câu

248835 · 0 · 437

Tử Tù

82668 · 0 · 612