Logo
Trang chủ

Chương 10

Sau khi thông nhất phương án với gấu. Mình xin ý kiến sếp và trao đổi với đồng chí Thắng và Hương bắt đầu từng bước phối hợp thực hiện.

Về báo chí và truyền thông, mảng này mình quen biết nhiều. Tuy không có những báo lớn như an ninh thủ đô, công an nhân dân... nhưng mình cũng nhờ được báo đời sống pháp luật, cựu chiến binh, báo pháp luật việt nam tìm hiểu và đăng bài. Truyền hình thì mình cũng có thằng bạn làm bên ANTV. Tuy nhiên để làm phóng sự điều tra về vụ này thì thằng bạn mình chưa đủ tầm quyết. Lúc đó thì đồng chí Hương mới lên tiếng.Không hiểu chắp mối từ đâu mà chỉ 1 ngày sau khi mình đề xuất để ANTV vào cuộc, đồng chí ấy đã lên làm việc được với tổng biên tập. Sau đó thì kênh ANTV có đăng 3 số phóng sự điều tra về vụ án này. anh em nào hay xem kênh này chắc biết. (Mình vẫn còn đĩa lưu 3 bài phóng sự này, kết thúc truyện mình sẽ public). Vậy là gần 1 tháng trời sau đó, các cơ quan ban ngành ở TH ko ngày nào được yên, hết báo đến truyền hình thay nhau về phỏng vấn, yêu cầu cung cấp thông tin. Tuy nhiên thì cuối cùng cũng chỉ có báo đời sống pháp luật và ANTV là chiến đấu đến cùng. Còn các báo khác về bị phong bì nó lấp đầy miệng luôn. Đợt đó mình từ mặt một thằng bạn cũng vì vụ đó.
Về hướng khiếu nại và biểu tình: Ngay sau khi mình đề xuất thì đồng chí Thắng phi ngay vào trong Thanh Hoá và chiều hôm đó đã đưa được bà mẹ Việt Nam anh hùng ra Hà Nội. Đơn từ các kiểu thì mình đã soạn sẵn. Bà mẹ Việt Nam anh hùng sau khi ký xong thì đồng chí Thắng đi rải khắp các cơ quan cần thiết. Khi vào việc rồi mình mới thấy đồng chí Thắng và đồng chí Hương có quan hệ rộng kinh khủng. Hầu như đến cơ quan nào đồng chí Hương cũng có người quen để nhờ gửi đơn.

Còn bà mẹ Việt Nam anh hùng thì được trang bị áo chống nắng và băng rôn biển hiệu ra số 1 Hoàng Hoa Thám ngồi thiền. Đúng cái đợt ra ngồi thì hình như cũng có mấy vụ khiếu nại kiện tụng gì đó nên chỗ đó cứ gọi là chen chúc đồng đúc vl ra.

Đen cái là vừa mới ngồi được có nửa buổi thì bà mẹ Việt Nam anh hùng đã bị hốt lên xe thùng đưa về Hà Đông. Mình nhận được tin báo thì phi ngay xuống dưới đó. Nhưng đến nơi thì đã thấy cụ được thả ra. Vì bố bảo thằng nào dám động vào bà mẹ Việt Nam anh hùng chứ.
Vừa được thả thì cụ bảo mình: Cháu lại cho bà về chỗ cũ. Bà đòi bằng được công lý cho con bà mới thôi.

Ba ngày liền ngồi thiền ở đó. Đến ngày thứ tư (do có tác động) nên cụ được đồng chí X mời vào nói chuyện. Sau đó thì có chỉ thị gửi về UBND tỉnh TH và TAND tỉnh TH yêu cầu làm rõ nội dung vụ án.

Vậy là kết quả thu được từ 2 mặt trận đó tương đối khả quan. Mặt trận còn lại, thì đồng chí Hương tiếp tục ra tay, chắp mối cho sếp mình gặp đồng chí thẩm phán toà tối cao thụ lý phúc thẩm vụ án này. Sau khi gặp về thì sếp mình rất phấn khởi, nói vụ này vẫn có khả năng. vậy là 2 thầy trò lại lăn vào chỉnh sửa và bổ sung bản luận cứ.

Có một điều lạ là Suốt thời gian đó, em Hoa luôn chánh mặt mình, gọi điện cũng không nghe máy. Hỏi đồng chí Hương thì đồng chí ấy báo là em Hoa đang phải đi lo giải quyết một việc khác. Không có mặt ở Hà Nội.
Dù lo lắng và suy nghĩ về em Hoa rất nhiều nhưng mình phải tạm gác lại.

Phiên toà phúc thẩm ngày càng gần.

***********

GỬI ANH EM ĐỌC TẠM BẢN LUẬN CỨ TRONG LÚC MÌNH VIẾT TIẾP CHAP MỚI.



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------***----------

BẢN LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO DVH VÀ BẢO VỆ QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO BÀ NTA

(Vụ án gây rối trật tự công cộng xảy ra ngày xx/yy/zzz, tại khu vực sông zzzz thuộc xã TT, huyện TH, tỉnh TH)

Kính thưa hội đồng xét xử, thưa vị đại diện Viện Kiểm Sát Nhân Dân, thưa các luật sư đồng nghiệp và toàn thể quý vị có mặt tại phiên tòa ngày hôm nay.

Tôi là luật sư xxxxxx – thuộc Đoàn Luật Sư Thành phố Hà Nội.

Theo yêu cầu của ông DVH và bà NTA, được sự chấp thuận của tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa (theo giấy chứng nhận người bào chữa số 36/2012/HSST-GCNNBC), hôm nay tôi tham dự phiên tòa với tư cách là người bào chữa cho ông DVH và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà NTA.
Căn cứ vào hồ sơ vụ án và các văn bản, tài liệu, chứng cứ thu thập được, tôi – với tư cách là luật sư bào chữa cho bị cáo DVH và luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đại diện bị hại bà NTA xin đưa ra một số quan điểm và kiến nghị của mình góp phần giúp hội đồng xét xử có thể xem xét vụ án một cách toàn diện khách quan và đưa ra phán quyết đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho những người có liên quan đến vụ án.

Trước hết, tôi xin tóm tắt nội dung vụ án như sau

Trên địa bàn tỉnh TH những năm gần đây nạn khai thác cát trái phép của một số cá nhân, tổ chức coi thường pháp luật đang có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ. Như tại xã TT, hành vi trái pháp luật của các thuyền hút cát đã khiến hàng trăm ha diện tích đất và hoa màu của người dân bị xói mòn, sụt lở, gây thiệt hại nghiêm trọng cho toàn thể các hộ dân sinh sống tại xã.
Mặc dù chính quyền địa phương đã rất nhiều lần tiến hành làm việc, xử phạt đối với các chủ thuyền khai thác cát trái phép, nhưng các thuyền này vẫn ngang nhiên thực hiện việc khai thác cát trái phép. Thậm chí bọn chúng còn nhiều lần có hành vi chống lại người thi hành công vụ khiến chính quyền địa phương gần như bất lực và để thả nổi, không kiểm soát các hoạt động này. Người dân địa phương do quá bức xúc vì bị mất đất, mất hoa màu cũng như tiếng ồn suốt ngày đêm của các thuyền khai thác cát này nên đã nhiều lần cùng nhau tham gia đuổi các thuyền khai thác cát trái phép để bảo vệ đất và hoa màu của mình.

Đỉnh điểm là vào khoảng 10 giờ, ngày 25/01/2012 có từ 40 đến 50 tàu thuyền khai thác cát trái phép tại mỏ cát 63 xã TT, huyện TH, tỉnh TH. Quá bức xúc nên nhân dân xã TT đã lên đê hô hào xua đuổi các thuyền khai thác cát này nhưng chúng vẫn bất chấp và ngang nhiên tiếp tục khai thác cát. Vì thế, một số người dân đã nhờ ông LQV lái đò ngang đi ra khu vực khai thác cát để xua đuổi. Trên thuyền lúc đó có anh Phương nhà báo, và anh Đông Bí thư đoàn xã cùng khoảng 20 người dân – hầu hết là người già và thanh thiếu niên.
Thấy thuyền của người dân ra đuổi, các thuyền hút cát tưởng là thuyền của đoàn kiểm tra liên ngành ra bắt nên tất cả các thuyền hút cát bỏ chạy, bỏ lại một thuyền xi măng của NVP ở xã Hà Phú, Hà Trung bị chết máy không chạy được. Người dân đi trên đò quyết định đưa chiếc thuyền xi măng trên về trụ sở UBND xã giao nộp, xử lý theo quy định. Anh Vinh chủ đò đã nhảy xuống thuyền buộc dây nối để kéo thuyền về. Thuyền vừa chạy được một đoạn thì có 2 chiếc thuyền sắt, một thuyền của NVN và một thuyền sắt nhỏ của ĐVC với khoảng 50-60 người đuổi theo. Sau đó thuyền sắt lớn của NVN đã đâm thẳng vào đò ngang của người dân xã TT khiến chiếc đò ngang bị hỏng mui, chao đảo suýt bị chìm. Sau đó những người trên thuyền sắt với dao, kiếm, gậy gộc, đã nhảy sang đánh chém khiến phần lớn người dân xã TT phải nhảy xuống sông để trốn thoát.
Hành vi này của những người trên thuyền hút cát đã dẫn đến hậu quả là 3 người bị chết và 6 người bị thương.

Sau đó vụ việc được cơ quan điều tra tiến hành khởi tố điều tra. Trong bản kết luận điều tra lần đầu cơ quan điều tra đã xác định hành vi của 7 bị can tham gia vụ án phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 104 BLHS. Và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa cũng đã có cáo trạng truy tố các bị can với tội danh trên.

Nhưng tiếp theo đó, tòa án nhân dân tỉnh TH đã ra quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Sau đó cả cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án nhân dân tỉnh TH đều thống nhất thay đổi tội danh đối với 7 bị can trên sang tội : “Gây rối trật tự công cộng”. Ngày 24/02/2012 tòa án nhân dân tỉnh TH ra bản án số 08/2012/HSST tuyên các bị cáo phạm tội gây rối trật tự công cộng với mức hình phạt từ 4-5 tháng từ giam.
Phiên tòa phúc thẩm đã hủy bản án sơ thẩm và yêu cầu điều tra lại.

1. Với tư cách là luật sư bảo vệ cho bị cáo DVH, quan điểm của tôi như sau:

Theo như bản cáo trạng số 43/CT-VKS-TA thì viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa truy tố thân chủ của tôi - ông DVH về tội gây rối trật tự công cộng vì hành vi: “mượn đò, lôi kéo mọi người đi đuổi các thuyền hút cát”. Tôi xin khẳng định lập luận trên là không có căn cứ và thiếu sức thuyết phục bởi những lý do sau:

Thứ nhất: Ông DVH không tham gia tổ chức, lôi kéo mọi người đi tham gia đuổi các thuyền hút cát.

Theo như lời khai của các nhân chứng hồ sơ vụ án thì việc đi đuổi các thuyền hút cá vào ngày 25/1/2010 là hành động tự phát do bức xúc của người dân xã TT chứ không phải do DVH đứng ra tổ chức. Cụ thể:

Lời khai của NQDtại bút lục số 265 thì việc lên thuyền là do: “Nhiều người rủ tôi và tôi cũng rủ một số người” lời khai này cũng thống nhất với lời khai của Dương Văn Tới tại bút lục số 233 : “Người ta bàn tán về chuyện có nhiều thuyền hút cát, thấy nhiều người lên thuyền tôi cũng lên theo” và lời khai của Lê Trọng Trung tại bút lục số 245: “Tôi lên chiếc thuyền của ông Vinh đi đuổi những thuyền hút cát theo sự kêu gọi của những người trên thuyền, tôi đi mà không được gì và không ai hứa cho hưởng lợi gì”. Không những thế, theo lời khai của ông NĐĐ – Bí thư xã TT tại bút lục số 237 thì: “Sau khi tôi và anh Dũng lên thuyền thì anh Hà ở thôn 4 xã TT mới đến và lên thuyền”
Kính thưa hội đồng xét xử, những lời khai trên cho thấy việc cáo trạng của viện kiểm sát nhân dân tỉnh TH quy kết thân chủ tôi – ông DVH: “phát hiện thấy nhiều thuyền khai thác cát tại bãi cát mà Hà đang làm thủ tục xin được cấp giấy phép thăm dò và khai thác cát, nên DVH đã tự động tổ chức mượn chiếc đò ngang của ông LQV ở xã TT huyện TH đồng thời DVH đi gọi nhiều người ở xã TT lên đò” là hoàn toàn không có căn cứ.

Thân chủ của tôi không phải là người tổ chức, rủ rê, lôi kéo mọi người đi đuổi các thuyền hút cát, mà đây hoàn toàn là do sự bức xúc của người dân xã TT. Thân chủ của tôi cũng không hề có bất kỳ động cơ vụ lợi nào khi lên đò đuổi các thuyền hút cát bởi việc xin cấp phép khai thác cát của thân chủ tôi đã diễn ra từ năm 2007 và đã chấm dứt trước thời điểm vụ án diễn ra rất lâu.Việc viện kiểm sát đưa thông tin này vào với hàm ý thân chủ tôi vì vụ lợi mà tổ chức mọi người đi đuổi các thuyền hút cát là suy đoán và áp đặt.
Việc lên thuyền của thân chủ tôi là do thấy trong số người lên thuyền có rất nhiều người già và trẻ nhỏ đồng thời lo sợ số người này ra sông sẽ xảy ra xô xát với bọn cát tặc. Vì thế khi lên thuyền thân chủ tôi có nói: “Báo cáo các ông và các cháu, ta ra sông tuyệt đối không được ai đánh nhau, nếu có thuyền nào chống lại, ta giữ lại mang về báo cáo UBND xã và công an xã”. – Bút lúc 263 – Lời khai của Lý Thế Đô.

Mặt khác thời điểm đó, trên thuyền đã có rất nhiều người bao gồm cả anh NĐĐ - bí thư xã TT. Việc cáo buộc ông DVH tổ chức, lôi kéo xúi giục mọi người tham gia đuổi các thuyền hút cát là hoàn toàn không có căn cứ.

Thứ hai: Hành vi đi đuổi các thuyền hút cát trái phép của những người dân xã TT không phải là hành vi vi phạm pháp luật.

Việc khai thác cát trái phép trên đoạn sông thuộc xã TT trong nhiều năm qua đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân trong xã như làm sạt lở nhiều diện tích trông hoa màu cũng như hệ thống đê điều trong xã. Không những thế tiếng ồn của hàng trăm máy hút cát suốt ngày đêm ảnh hưởng đến sinh hoạt của toàn bộ người dân trong xã, đặc biệt là việc học tập của các cháu đang trong độ tuổi đi học.
Suốt nhiều năm qua, chính quyền địa phương gần như không làm được gì trong việc ngăn chặn hành vi khai thác cát trái phép của những người khai thác cát trái phép.

Vì vậy việc người dân bức xúc và thay mặt chính quyền đi bảo vệ tài nguyên quốc gia là hoạt động giúp đỡ chính quyền và cần được khuyến khích và tuyên dương.

Kính thưa hội đồng xét xử nếu những người đi bảo vệ tài nguyên quốc gia lại bị quy kết là có tội thì kỷ cương phép nước để đâu. Nếu ngày hôm nay, Hội đồng xét xử tuyên thân chủ tôi là có tội thi tôi và những người có mặt tại phiên tòa này đều chắc chắn rằng người dân xã TT nói riêng và người dân cả nước nói chung sẽ không có ai dám đứng lên bảo vệ tài nguyên quốc gia nữa.

Trên đây là quan điểm của tôi bảo vệ cho bị cáo DVH bị viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa truy tố về tội “Gây rối trật tự công cộng”
2. Với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà NTA – mẹ của bị hại PXQ, quan điểm của tôi về việc định tội danh của ĐVC và đồng bọn như sau:

Kính thưa hội đồng xét xử, bản kết luận điều tra, bản cáo trạng và cá nhân tôi cũng nhận định rằng đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng với số lượng đông người tham gia và gây hậu quả làm nhiều người chết, nhiều người bị thương. Tuy nhiên việc bản cáo trạng cho rằng: “do có đông người tham gia lộn xộn, những người này lại không biết rõ về nhau nên không chứng minh được cụ thể hành vi gây thương tích của các bị can” qua đó thay đổi tội danh của các bị cáo từ “Cố ý gây thương tích” sang “Gây rối trật tự công cộng” là không có căn cứ và thiếu sức thuyết phục.

Với diễn biến sự việc và lời khai của các bị cáo, người bị hại và nhân chứng, tôi nhận định rằng việc nhảy xuống sông của những người dân đi trên đò ngang làm 3 người bị chết là hậu quả của hành vi đâm thuyền sắt vào đò ngang và nhảy sang đánh chém của những người đi trên 2 thuyền sắt khai thác cát là hoàn toàn có căn cứ. Vì vậy theo chúng tôi, không chỉ 7 bị can đang bị truy tố mà tất cả những người có tham gia trên hai thuyền sắt khai thác cát đều phải chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra.
Theo quan điểm của chúng tôi, Trong vụ án trên, hành vi của các bị can đã cấu thành tội Gϊếŧ người theo điểm a, điểm c điểm l, điểm n, điểm o khoản 1 Điều 93 BLHS với các tình tiết: Gϊếŧ nhiều người, gϊếŧ trẻ em, dùng phương pháp có khả năng chết nhiều người, có tính chất côn đồ và có tổ chức.

3 người chết trong là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng gây hoang mang, bất bình trong người dân xã TT nói riêng và người dân cả nước nói chung thế nhưng cơ quan điều tra chỉ đưa ra kết luận là không chứng minh được cụ thể hành vi gây thương tích của các bị can và đóng hồ sơ vụ án với tội danh chung chung “Gây rối trật tự công cộng”. Đây là việc làm thiếu trách nhiệm bởi nhiệm vụ của vơ quan điều tra là điều tra, thu thập chứng cứ đưa những kẻ phạm tội ra anh sáng. Vậy nhưng trong vụ án này, vì “không chứng minh được” hành vi tôi phạm nên cơ quan điều tra thay đổi tội danh và để mặc 3 người chết và thân nhân trong gia đình họ với nỗi oan khuất không biết kêu ai.
Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định: Hoàn toàn có thể chứng minh được hậu quả 3 người chết là do hành vi phạm tội của các bị cáo cũng như những kẻ đi trên thuyền sắt của NVN và ĐVC. Qua việc phân tích hành vi của các bị cáo chúng tôi sẽ lập luận làm rõ nhận định nêu trên. Cụ thể như sau:

2.1. Hành vi của ĐVC tổ chức những người trên thuyền hút cát đuổi theo hành hung người dân trên đò ngang xã TT và dùng hung khí tấn công và tấn công đến cùng gây chết người

2.1.1. Hành vi tổ chức những người trên thuyền hút cát đuổi theo hành hung người dân trên đò ngang xã TT.

Theo lời khai ban đầu của NVN – Chủ thuyển sắt hút cát tại bút lục 410 và biên bản đối chất lần đầu – bút lục 411 thì “Chú C, con rể ông D bảo tôi cho thuyền đi kéo máng xả về”. Đây là những lời khai ban đầu khi vụ án vừa xảy ra và có tính xác thực cao nhất. Tuy nhiên sau khi bị tam giam và trong quá trình điều tra, không rõ vì lý do gì mà NVN lại thay đổi lời khai và nói là do tất cả những người đi trên thuyền hút cát hô hào yêu cầu Ninh đuổi theo đò ngang xã TT.
Phải biết, tại thời điểm đó, tất cả những người đi trên thuyền của Ninh đều là người dân tứ xứ, hành nghề khai thác cát tự do và hâu như không quen biết nhau – (theo lời khai của các bị cáo). Vậy việc họ đồng lòng lên thuyền đuổi theo đò ngang xã TT để lấy lại thuyền của anh Phước – một người không quen biết phải do một người đứng lên kêu gọi, tổ chức và chỉ đạo.

Theo như lời khai của NVN tại bút lục 410, 416 thì Cường là người đi thu thuế cho công ty ông Dựng. “Các thuyền hút cát bất kỳ mua cát ở bãi nào thì đều phải nộp thuế cho công ty ông Dựng là 160.000” (Hành vi bảo kê thu thuế khai thác cát trái phép tôi đề nghị cơ quan điều tra khởi tố và làm rõ ở một vụ án khác). Như vậy có thể xác định, Cường là người có uy tín và quan hệ với tất cả những người dân hút cát ở khu vực này. Việc ban đầu NVN khai C là người yêu cầu N điều khiển thuyền hút cát đuổi theo đò ngang xã TT là hoàn toàn logic và có căn cứ.
2.1.2. Hành vi gϊếŧ người của ĐVC

Theo lời khai của nhiều người bị hại và nhân chứng trong hồ sơ vụ án cũng như những chứng cứ mà cơ quan điều tra không đưa vào bản kết luận điều tra, thì Nguyễn Văn Cường đã có những hành vi sau:

- Là người đã dùng hung khí trực tiếp tấn công anh Quyền làm anh Quyền ngã xuống sông;

- Là người đạp vào tay anh Quyền khi anh Quyền cố gắng bám vào mạn thuyền và xin tha chết, khiến anh này bị chìm và dẫn đến tử vong;

- Là người bắt những người trên thuyền xi măng nhảy xuống sông nếu không sẽ chém chết;

Chúng tôi khẳng định, hành vi của ĐVC là côn đồ và đặc biệt nghiêm trọng.

Thứ nhất: Hành vi gϊếŧ anh LXQ.

Theo như lời khai của DVH tại bút lục 275 và lời khai của Lý Thế Đô tại bút lục số 233 thì khi bị Cường tấn công ngã xuống sông, anh Quyền bám vào được mạn thuyền và van xin tha mạng nhưng vẫn bị Cường quyết tấn công đến chết, đạp vào tay để Quyền rơi xuống sông, và còn hô to “cho mày chết”. Đây là hành vi cố ý phạm tội đến cùng, mục đích của Cường là gϊếŧ bằng được anh Quyền và hậu quả xảy ra (anh Quyền bị chết) có mối quan hệ biện chứng rõ ràng với hành vi phạm tội của Cường.
Đặc biệt, cơ quan điều tra đã bỏ sót tình tiết quan trọng trong biên bản khám nghiệm tử thi. Cụ thể, tại biên bản khám nghiệm tử thi lập hồi 15h30 ngày 29/01/2010 tại bờ sông Mã đối với anh Quyền có nêu rõ: “Cánh tay trái hư thối căng to, da bàn tay xám đen nhăn nheo, kẽ ngón tay và móng tay dính nhiều bùn đất, da tay có nhiều chỗ phồng rộp. Tay phải hư thối căng to, da tay nhăn nheo nhợt nhạt có màu trắng xám...” Như vậy thương tích trên tay phải và tay trái của nạn nhân là không giống nhau, biên bản khám nghiệm tử thi cho thấy tay trái nạn nhân xám đen nhăn nheo có nhiều chỗ phồng rộp mà tay phải lại chỉ nhăn nheo, nhợt nhạt, có màu trắng xám. Tình tiết này đồng nhất với lời khai của anh DVH và ông Lý Thế Đô khi thấy ĐVC đạp vào tay của anh Quyền khiến anh không thể bám vào thuyền nữa – Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của anh Quyền.
Cơ quan điều tra không đưa vào và làm rõ tình tiết này là vi phạm nghiêm trọng tố tụng dẫn đến bỏ lọt tội phạm.

Thứ hai: Hành vi đe dọa, bắt ép những người trên thuyền nhảy xuống sông

ĐVC phải biết rằng, thời điểm diễn ra vụ án là giữa mùa đông rét buốt và địa điểm là giữa dòng sông Mã chảy siết. Kể cả là người bơi giỏi cũng khó có khả năng nhảy xuống sông vào thời điểm đó.

Tuy nhiên Cường đã dùng dao kiếm, hung khí nguy hiểm đe dọa những người trên đò, bắt họ phải nhảy xuống sông nếu không sẽ chém chết.

Lời khai của hầu hết các nhân chứng đều khẳng định nội dung này. Cụ thể:

- Anh NQD tại bút lục 266 có khai Cường bắt những người trên đò ngang của người dân xã TT “nhảy xuống sông nếu không bị đánh”.

- Nguyễn Văn Đảng tại bút lục 260 cũng khai rõ nội dung đe dọa của ĐVC : “Bay có thích chết không, muốn sống thì nhảy xuống sông”
- Lời khai của Dương Văn Tới tại bút lục 233: “Tôi không nhảy xuống sông thì bị đánh vào cánh tay trái sau đó bị đạp xuống sông”

- Đỗ Xuân Trường tại bút lục 243 có khai: “Một người cầm xẻng đập vào mông và bắt tôi nhảy xuống sông nếu không nhảy thì hắn đánh chết” - Lời khai của các nhân chứng khác và của chính ĐVC đều khẳng định Cường là người cầm xẻng nhảy sang đò ngang của người dân xã TT

Cường biết và buộc phải biết việc đe dọa và ép buộc những người trên đò nhảy xuống sông có thế khiến những người này chết đuối nhưng vẫn thực hiện hành vi đến cùng và bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Hành vi nêu trên của Cường đã có đủ yếu tố cấu thành tội danh gϊếŧ người theo quy định tại Điều 93 BLHS.

2.2. Hành vi của NVN điều khiển thuyền sắt đâm vào đò ngang của người dân xã TT:
Theo như lời khai của các nhân chứng:

1. Vũ Đình Nhương tại bút lục 248: “Thuyền sắt lượn 1 vòng quanh đò, vòng lại lần 2 thì đi ngang, đâm thẳng vào bên phải của đò làm cho chiếc đò nghiên đi nhưng may mắn không ai ngã xuống sông”

2. Lê Trọng Trung tại bút lục 245: “Thuyền sắt lao thẳng vào thuyền chúng tôi làm vỡ thành thuyền”

3. Dương Văn Tới tại bút lục 233: “Thuyền của chúng tôi bị gẫy thành do thuyền kia đâm vào”

4. Nguyễn Quốc Hợp tại bút lục 225: “Khi đang kéo vô bờ thì có 1 thuyền hút cát to bằng sắt chở nhiều người (khoảng 20 người đàn ông) đến và húc thẳng vào thuyển chúng tôi đang đi”

5. Chính NVN tại bút lục 416 cũng đã thừa nhận “Thuyền của tôi tiến thẳng và đâm vào đò xã TT”, “Tôi đã cho xà lan của tôi đâm thẳng vào phía đầu của đò”
- Khi thực hiện hành vi NVN hoàn toàn tỉnh táo và làm chủ được hành vi của mình.

- Nơi NVN thực hiện hành vi là ở giữa sông và khi thời tiết đang rét đậm.

- Trên đò ngang có rất nhiều người dân xã TT (khoảng 20 người), phần lớn trong số họ là người già và trẻ em.

- Thuyền sắt của Ninh là thuyền có tải trọng lớn và đò ngang của người dân xã TT là thuyền nhỏ.

NVN biết và buộc phải biết hành vi điều khiển tàu sắt tải trọng lớn của mình đâm trực tiếp vào đò ngang của người dân xã TT có thể dẫn đến hậu quả làm đò ngang của người dân xã TT bị chìm và có thể khiến toàn bộ số người trên đò bị chết đuối.

Tuy nhiên, NVN vẫn thực hiện và thực hiện đến cùng hành vi của mình, thể hiện hành vi tăng ga để tàu lớn do anh ta điều khiển chồm lên con đò nhỏ.

Có thể xác định NVN đã hoàn thành hành vi của mình và hậu quả không xảy ra (tại thời điểm đó) là nằm ngoài dự đoán của Ninh.
Vì thế chúng tôi khẳng định hành vi của Ninh có đủ yếu tố cấu thành tội danh gϊếŧ người theo quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS với tình tiết quy định tại điểm a - gϊếŧ nhiều người và điểm l - gϊếŧ người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người

2.3. Các cá nhân khác trong vụ án gϊếŧ người này

Kính thưa hội đồng xét xử, hành vi của ĐVC, NVN là đặc biệt nghiêm trọng, dẫn đến hậu quả là 3 người chết và rất nhiều người bị thương. Tuy nhiên, cần phải nhận định rằng, nếu riêng một mình cá nhân ĐVC hay NVN thì không thể gây ra tội ác như trên. Bọn chúng phải được sự hỗ trợ của tất cả những người đi trên thuyền sắt (hô hào, thị uy, nhảy sang đâm chém...) thì mới có thể uy hϊếp tất cả người dân đi trên đò ngang xã TT. Khiến họ bị thương, sợ hãi đến tột cùng và nhảy xuống sông thoát thân. Vì thế, cá nhân tôi cho rằng, cần thiết phải truy tố tất cả những người đi trên thuyền sắt về tội danh gϊếŧ người với vai trò đồng phạm.
3. Kiến nghị.

Kính thưa hội đồng xét xử, với những lập luận như trên, tại phiên tòa ngày hôm nay, với tư cách là luật sư bảo vệ cho bị cáo DVH và luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà NTA tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất: Tuyên thân chủ của tôi – ông DVH vô tội.

Thứ hai: Trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại theo hướng định tội danh cho ĐVC, NVN và đồng bọn phạm tội Gϊếŧ người theo Điều 93 Bộ luật hình sự.

Thứ ba: Mở rộng điều tra với hành vi khai thác cát trái phép, bảo kê khai thác cát trái phép với BVD và công ty HC.

Trên đây là một số quan điểm của luật sư. Đề nghị cơ quan điều tra ghi nhận, có phương án giải quyết và trả lời.

Trân trọng

Hà Nội, ngày… tháng… năm xxx

Luật sư xxxxxx
 

Quay lại truyện Cát Tặc
BÌNH LUẬN