Logo
Trang chủ

Chương 53: Mùa hoa để lại 2

Tôi cầm cuốn sổ đưa lại cho bác Linh. Bác Linh thở dài, ngón tay chạm nhẹ lên mặt giấy, lật từng trang rồi nói:

-Là bác đưa cho cái Ngân Giang. Chuyện nói ra thì dài

-Cháu có lẽ cũng biết vùng đất này xưa người Hoa đến khai hoang, sinh sống. Là người Quảng (Quảng Đông) chứ không phải người Tiều (Triều Châu) hay người Hẹ, người Khách. Dân Việt ta thường gọi là người Tàu hay bọn chệt, các chú (đọc trại từ chữ khách trú, vì người Hoa không được nhìn nhận là cư dân mà chỉ là dân ở trú) mang hàm ý miệt thị. Nhưng không thể phủ nhận người Hoa luôn coi trọng chữ tín trong kinh doanh. Đông Triều là nơi tay nghề gốm của người Hoa đạt tới tầm phồn thịnh. Có bao giờ cháu tự đặt câu hỏi tại sao gốm Đông Thành lại rất được lòng khách Trung Quốc không? Vì họ tin gốm Đông Thành chứa đựng những tinh hoa gốm cổ xưa mà người Hoa để lại. Nơi những thành phẩm được bày bán là ngoài thị trấn nhưng những xưởng sản xuất chính với những đôi tay nhất nghệ tinh nhất thân vinh được đặt tại nơi đây. Nơi chúng ta đang đứng trước kia là hiệp thương gốm lớn nhất của người Hoa. Ngày đào móng trường có lẽ cháu cũng vẫn chưa quên cái hầm của người Hoa để lại với thứ đất nâu mềm, dẻo như đất sét nhưng khô cứng lại rất nhanh ngoài ánh sáng mặt trời. Đó là một tầng lớp khác với những gì cháu được nghe kể lại về một cộng đồng người Hoa khép kín sống như dân tộc thiểu số, mở rẫy, trồng sắn, chăn lợn. Hoàn toàn như những Minh Hương chứ không phải Hoa Kiều.

[ Minh Hương là tên gọi những người Hoa còn trung thành với nhà Minh (Trung Hoa) lánh nạn nhà Thanh, đến Việt Nam tị nạn, tuân phục triều đình Việt Nam và nhận Việt Nam là quê hương thứ hai. Họ là những người tị nạn chính trị. Mặc dù vẫn giữ phong tục, tập quán văn hóa Trung Hoa, những người này từ lâu được xem là người Việt Nam, đã đóng góp rất nhiều công sức trong thời Nguyễn sơ. Người Minh Hương bị cấm sinh hoạt theo phong tục của nhà Thanh, không được lui tới những khu đông người Hoa lục địa cư ngụ vì sợ sẽ tìm cách trốn về lục địa đưa thêm người sang. Đến đời Tự Đức, người Minh Hương được coi là người Việt Nam toàn diện. Danh từ Minh Hương sau đó bao gồm tất cả con cái những người Hoa đến Việt Nam lập nghiệp, những người mang hai dòng máu Việt-Hoa hay những trẻ em Hoa kiều sinh ra tại Việt Nam bất kể ý muốn của cha mẹ].

[Hoa kiều là những người trong thời nhà Thanh đến Việt Nam và các quốc gia trong vùng Đông Nam Á lập nghiệp từ thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 20. Những người này trên một khía cạnh nào đó là những di dân kinh tế và vẫn còn giữ những liên hệ mật thiết với quê hương cũ. Việc quản trị những nhóm Hoa kiều này gặp rất nhiều trở ngại, nhất là mỗi khi có vấn đề liên quan đến sinh hoạt chính trị, xã hội và kinh tế với chính quyền Việt Nam. Áp dụng luật pháp của quốc gia địa phương với các Hoa kiều thì gặp sự phản đối của Trung Hoa, chờ chính quyền Trung Hoa giải quyết thì rất lâu, do đó có một số quốc gia trong vùng muốn những Hoa kiều này mang quốc tịch địa phương. Riêng tại Việt Nam vấn đề quốc tịch của những Hoa kiều này là đề tài tranh cãi sôi nổi trong suốt hơn 300 năm qua].

-Phố Hoa có kiểu nhà hình cái ấn rất điển hình. Nhà thường có năm gian đứng không có chái. Bộ khung với vì kèo đơn giản, tường xây gạch một rất dày. Mái lợp ngói âm dương. Mặt bằng sinh hoạt với nhà chính bao giờ cũng thụt vào một chút tạo thành một cái hiên hẹp. Gian chính giữa là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, đồng thời còn là nơi tiếp khách. Các gian bên đều có tường ngăn cách với nhau. Nổi bật trong nhà ở là các bàn thờ tổ tiên, dòng họ, thờ Phật và các vị thần cùng các câu đối, liễn, các giấy hồng chữ Hán với nội dung cầu phúc, cầu lợi, cầu bình yên. Đời sống vật chất và tinh thần rất phát triển. Đàn ông ăn mặc giản dị nhưng thích bịt răng vàng và xem như một lối trang sức. Đàn bà mặc quần áo 5 thân cài cúc vải ở bên nách phải, dài trùm mông, áo cộc tay cũng 5 thân. Phụ nữ cũng ưa dùng đồ trang sức, đặc biệt là vòng tay bằng đồng, vàng, đá, ngọc hay bông tai, dây chuyền. Nón, mũ, ô đã là các đồ đội trên đầu thông dụng của người Hoa từ thời đó. Các thầy pháp có y phục riêng khi làm lễ. Và cái dở nhất của pháp sư, phù thủy là tạo ra những thần giữ của.

- Người được lựa chọn để làm thần giữ của là những cô gái trẻ, độ tuổi từ 13 đến 18, cũng có khi từ 9 đến 19 tuổi nhưng không được vượt quá 20. Đặc biệt, những cô gái này đều phải là trinh nữ để đảm bảo độ tinh khiết của thần. Họ thường mua các cô gái từ nhỏ rồi nuôi đến lớn, hoặc họ sẽ lập ra màn kịch cưới vợ lẽ, nhưng thực ra là để làm thần giữ của. Những cô gái xinh đẹp thì càng tốt, bởi theo quan niệm khi bị chết oan nỗi uất ức càng lớn thì sẽ càng thiêng.

-Có rất nhiều phương thức tàn độc như cho uống thuốc loại thuốc gây tê khiến không thể cử động được, không nói được, mặc dù vẫn mở mắt, tỉnh táo, nhét miếng sâm vào miệng. Cô gái sẽ phải sống trong cảnh chờ chết, rất oan ức, vô cùng tuyệt vọng. Bởi vậy mà sau khi chết thì linh hồn cô gái sẽ trở thành hồn ma vô cùng hung dữ, chất chứa nhiều thù hận nhưng đã bị pháp thuật của thầy phù thủy khống chế nên phải tuân theo mệnh lệnh mà trông giữ của cải cho họ. Lúc này, chỉ những người biết thần chú, thần giữ của cho phép thì mới vào được và lấy của cải đi. Bất kỳ ai cố tình xâm phạm vào kho báu đều sẽ bị thần giữ của hành cho mất mạng hoặc tâm thần, điên loạn. Nếu vì lý do nào đó mà lấy được của cải trong kho, thì thần giữ của cũng sẽ đeo bám, hành hạ cho đến khi phải trả lại mới thôi.

-Dân Việt ta không hiểu sao lại học theo cái vô cùng dở này. Như vụ đào lên số lượng tiền xu cổ lớn ở Thanh Quang, Thanh Hà, Hải Dương với khoảng 40.000 đồng tiền xu gồm 4 loại tiền: Gia Long thông bảo (1802 - 1819), Minh Mệnh thông bảo (1820 - 1840), Thiệu Trị thông bảo (1841 - 1847), Tự Đức thông bảo (1848 - 1883). Thời phong kiến, tiền có giá trị lâu dài, người thời sau được phép sử dụng tiền của người thời trước như thời Nguyễn tiêu tiền thời Lê. Đương nhiên báo chí chỉ nhắc đến việc đào tiền chứ không nhắc kèm theo những chuyện rùng rợn ám ảnh khi sờ vào xương người chết bên cạnh những chỗ giấu tiền của tham quan địa chủ của dân Thanh Hà.

-Hay những năm 1999 – 2000 chính thằng con trai bác đã trải qua thứ mất nhân tính mang tên nô lệ người. Nó là một thằng chơi bời phá gia chi tử. Gia đình bác kiệt quệ vì nó, đến 60 tuổi bác vẫn phải theo công trình, đi làm bảo vệ kiếm sống là cháu đủ hiểu. Nó may mắn khi cái chết trắng nhân đạo đến nó vẫn sống vì không chơi ma túy trắng. Tự nhiên một hôm chờ gặp bố mà nói chuyện. Nó ngồi ôm đầu, mặt mày tái mét, mất hết thần sắc con người:

-Bố ơi! Con không biết con đã nhìn thấy cái gì.

Nó được một đứa trong đám bạn chơi bời của nó rủ đến biệt thự cho xem một thú chơi khác người. Là chơi người. Một người con gái bị nuôi nhốt trong hầm từ nhỏ, bỏ đói khát, bị săn đuổi phải dùng những thứ bản năng tự nhiên để sống sót qua mỗi cuộc chơi khiến nó bị ám ảnh. Chơi gái cũng chỉ trên giường tụt xuống thành con, ra khỏi giường là phải trở lại thành người mà lũ bạn nó rõ ràng là giống vật được quyền lực chính trị của bố mẹ lấp liếm, che đậy. Một ly nước đầy và bị tràn thì lỗi có phải do giọt nước cuối cùng? Hay giọt nước không có lỗi mà do cái ly đã đầy nước. Chính thần giữ của đã dẫn đến sự bẻ ngang của các cận vệ K2 – những người bảo vệ rồng. Rồng là tinh hoa nhưng không phải con rồng nào cũng là tốt. Việc bảo vệ cho một con rồng tàn ác là thứ các K2 không thể làm. Họ cũng không còn tin vào sự công bằng giả ước của Trời Đất và tự tìm công bằng cho những hồn ma oan khuất đó bằng việc giải thoát chúng. Tạo ra những con ma nữ xõa tóc dài.​

Last edited: Aug 16, 2021

Hãy cứ để ngày nhẹ nhàng trôi...qua những dịu dàng trong đôi mắt.... qua những cái nắm tay thật chặt. Dắt em qua con phố, nắng đầu mùa.

Quay lại truyện Bạn gái tôi lớp 8
BÌNH LUẬN

Phuong Tran

Trả lời

2024-04-09 09:24:31

Kể chuyện lan man , bố cục truyện ko rõ ràng