Logo
Trang chủ
Chương 28: Thủy thần 6

Chương 28: Thủy thần 6

Ông cụ lần lượt đặt bốn hòn đá bốn hướng Đông Tây Nam Bắc, đặt xong dùng chính tiếng phương Bắc cấp lệnh:
临兵斗者
Hỡi kẻ binh đấu
皆阵列前行
Trước lúc bày trận
人都到齐了吗
Có biết mà tề tựu đông đủ?
点兵点将给我站好
Điểm binh điểm tướng, nhập hình mà đứng sao cho đúng
列阵
Bày trận
列阵在东,青龙听令
Bày trận tại Đông, Thanh Long nghe lệnh
列阵在西,白虎听令
Bày trận tại Tây, Bạch Hổ nghe lệnh
列阵在南,朱雀听令
Bày trận tại Nam, Chu Tước nghe lệnh
列阵在北,玄武听令
Bày trận tại Bắc, Huyền Vũ nghe lệnh
Thần thú bốn phương nghe mệnh lệnh mà lần lượt nhận bóng lên hình.
Ông cụ đặt tiếp một hòn đá vào chính giữ trung tâm:
麒麟踏祥云,人间百难消
Kì Lân đạp mây mang điềm lành, nhân gian bách nạn đều tan biến
辟邪恶,调阴阳
Trừ Tà ác, Chỉnh âm dương
无人可见,无人能敌
Không ai có thể nhìn thấy, không ai có thể đánh bại
没有我们征服不了的战场
Không có chiến trường nào chúng ta không thể chinh phục
Tiếng kỳ lân gầm vang khung trời. Đồ hình ngũ linh thần thú đã lên nhưng cũng vẫn nằm trong Thập nhị đô thiên môn trận. Chưa có biến chuyển gì. Đám thần thú trông chẳng khác nào đám trẻ con bị nhốt trong cũi giữ trẻ.Thực sự là không ổn. Nhưng điều làm tôi bất ngờ là ông cụ vẫn tiếp tục cấp lệnh, mạch lạc, chặt chẽ như Binh đóng Sơn:
衡山如飞,俯临万物
Hành Sơn như Phi, nhìn xuống vạn vật
华山如令,不可摧折
Hoa Sơn như Lệnh, không thể tách rời
泰山如坐,五岳!独尊
Thái Sơn như Tọa, Ngũ Nhạc! Độc tôn
恒山如行,御风绝顶
Hằng Sơn như Hành, ngự mây tuyệt đỉnh
嵩山如卧,万物一俯
Tung Sơn như Ngọa, thu thế gian chỉ trong một ánh nhìn
撼天地,镇乾坤!
Động Thiên Địa, Trấn Càn Khôn!
Đọc xong ông cắn đầu ngón tay trỏ thả giọt máu xuống đất.
Hóa ra năm hòn đá ông cụ đặt là Giáp cốt của Ngũ Nhạc
Gọi thần thú lên đóng Kim cốt cho Ngũ Nhạc
Thả máu xuống đóng Triện cốt cho Ngũ Nhạc
Thế núi ầm ầm đội đất lên hiên ngang sừng sững, chẳng mấy chốc vượt cả các Cổng của Đô Thiên Môn trận. Nhưng cũng chỉ giây lát sau, các Cổng của Đô Thiên Môn lại như độn Mộc vươn cao lên vượt quá núi như lên đến tận trời xanh.
Cái bóng đen cười đắc ý mà nói:
Ngươi không biết vì sao nó được gọi là Thiên Môn trận à, ta lấy dãy sao Ngư làm tâm thì Cổng còn có thể dài chọc xuyên mây mờ kéo lên đến trời. 12 cổng tượng trưng cho 12 tháng một năm, cứ thế mà xoay vần, con linh thú kia sẽ nghìn năm bị giam cầm trong tù ngục.
Thế nhưng ông cụ chẳng hề sờn lòng nao núng, kiên định mà đáp:
Kịch hay vẫn còn ở trước mắt.
Nói xong, ông lấy máu hẵn còn rớm của ngón tay bên trái, viết lên lòng bàn tay bên phải một chữ Khai 开 rồi đóng hình như ghim xuống mặt đất.
Mặt đất rung chuyển cả một vùng rộng lớn quanh Đô thiên môn trận. Tiếng gầm khủng khiếp được tạo ra, thấy sau lớp đất đang gẫy gập ngang dọc, nứt nẻ như có vết mai rùa, tên bóng đen phương Bắc đờ đẫn như tượng. Một bóng dáng khổng lồ ầm ầm đội đất trồi lên, đội cả Ngũ Nhạc lẫn Đô Thiên Môn trên lưng. Thật không thể tin nổi, đó chính là Thần thú Thượng cổ Bá Hạ- Thạch Long Quy. Nó có hình dáng như con rùa, đầu rồng, có sức mạnh kinh hồn, thích cõng vật nặng trên lưng, thích văn chương. Nó có thể cõng Tam Sơn Ngũ Nhạc trên lưng mà đi lại một cách nhẹ nhàng. Trong trận đồ Ngũ Nhạc chia mạch sông thành hai nhánh biệt lập rồi đổ ra biển như thực địa. Bá Hạ được gọi lên đội cả Ngũ Nhạc kết luôn hai mạch sông thành một tạo ra một dòng Thủy khổng lồ, con thần thú dưới sông thấy dòng nước đỏ phù sa mà lao xuống rồi thoát khỏi trận pháp về với thực tại, sợ hãi nhanh bước chân quay trở lại sông nước.
Cái cách mà ông cụ bày trận phá giải thật quá bất ngờ và hoàn mỹ. Dân phương Bắc ai cũng biết Bá Hạ sợ cõng bia công danh chứ không sợ cõng trên lưng Tam Sơn Ngũ Nhạc. Nó thích cõng vật nặng, có vật đủ nặng là sẽ trồi lên cõng. Nước đánh bày trận này chẳng để ứng biến phá giải mà là một thức gọi thần, tạo một lễ tế để gọi linh thú thượng cổ Bá Hạ trồi lên, kết mạch tạo Cực đại Thủy phá vỡ cân bằng ngũ hành của trận pháp địch. Đô thiên môn giờ không khác gì cái nhà không móng, thế trận tự suy yếu rồi sụp đổ.
Mọi thứ biến mất như chưa hề có gì xảy ra. Phía sông thấy con thần thú vùng sông nước đang đẩy một khúc gỗ từ giữa sông về bờ, phía trên khúc gỗ có một cậu bé ngồi cười khúc khích. Con thần thú gầm gừ hất những bóng đen nhờn nhợt dáng người bập bềnh theo sóng nước đang cố gắng kéo lôi thằng bé lại.
Quay trở lại với ông cụ và bóng đen kia. Ông cụ cất lời:
Đấy là ta dùng đúng trận Bắc phá thế Bắc. Ngươi không phải là không có tử huyệt, nhiều khi chỉ cần một cành hoa này là đủ rồi.
Ông lão ngắt một cành hoa trên cây bưởi dại cạnh sông. Cầm cành hoa trắng tinh khiết, hương thơm mát lành mà vứt ra trước mặt cái bóng đen. Cái bóng đen không cười nổi nữa mà đang khóc. Tiếng khóc uất hận, lớp bóng đen che thân dần dần tan biến. Hiện ra một dáng hình sức vóc hơn người, thân cao vai rộng đeo Chiến bào, xung quanh giáp trụ như vảy rồng, miệng hổ ôm quanh mình. Một chiến tướng mất đầu. Một đứa con lầm lạc mang nửa dòng máu Việt. Là Phạm Nhan.
Con thần thú sông đẩy thằng bé ngồi trên khúc gỗ về đến bờ, ông cụ chắp tay vái tạ cảm ơn rồi dắt thằng bé về. Dáng hai người dần dần khuất xa.
Tôi chợt tỉnh giấc mộng. Ôi mẹ ơi sao nó lại gây cấn như phim vậy, mơ mà cũng giật hết cả nẩy. Sáng sớm tôi quyết định ra bờ sông hóng hớt trước khi lên trường trở lại nhịp quay thi công trường học. Tôi ra đúng chỗ cái cây ông cụ bảo, ngắm nghía rồi lại được phen giật mình. Trên một cành cây cao vút, không hiểu sao lại có từng đám như vẩy cá bám vào. Lớp vẩy nhỏ, trắng, mỏng manh và chỉ có duy nhất mỗi cái cành ấy có. Khi chụp ảnh lại thì rất khó để thấy rõ. Một tấm ảnh 5- 7mb lấy đủ mọi góc mà cứ mờ mờ nhòe nhòe. Tôi lấy xe ra về thì thấy bác Quản trang cũng đang đạp xe ra. Nhìn thấy tôi, bác cười mà hỏi:
Hôm qua cũng mơ thấy à? Bác tỉnh giấc, lòng dạ cứ bồn chồn nên đạp xe ra đây xem thế nào.
Tôi ngạc nhiên đáp:
Bác cũng mơ thấy ạ?
Bác Quản trang trả lời:
Ừ cũng bao lâu rồi mới được thấy trận thế kì ảo như vậy, nhìn mà phát lo thay cho ông cụ. Tên kia cũng tinh hoa một thời chứ chẳng đùa.
Ánh mắt tôi đầy suy tư lo âu:
Không biết cụ có mệt không, sau này lấy ai mà kế thừa các cụ.
Bác Quản trang cũng trầm ngâm nét mặt:
Sáng sớm là bác lên chỗ cụ ngay. Cụ cũng kêu hơi mệt rồi tâm sự có lẽ cũng là lần cuối trong đời mang chút sức mọn giúp được việc cho dân làng.
Hai người ngồi thừ mặt ra, thở dài. Giờ tôi mới biết những người có Long đều mơ thấy những trận pháp trấn yểm hoặc phá trấn yểm nơi Long mạch người đó chạm được vào. Khi về tìm hiểu những trận pháp của phương Bắc trên mạng thì hầu như là không còn. Điều trùng hợp lạ kì là tất cả các trang bày trận pháp xưa của Trung Quốc, nay ấn vào đều đã bị chuyển thành các trang web sex một cách có chủ ý. Nhìn hình thì bình đồ trận pháp ấn vào thì ra cảnh trai gái chày giã cối dâm loạn đánh thẳng vào chữ dục của thanh niên. Bọn này qua nghìn năm vẫn thâm như xưa, mang âm đạo, dương vật ra lấp mắt người muốn tìm hiểu cái tinh hoa, bí truyền của nó nghe có bực không cơ chứ. Nhìn cảnh ấy tôi lại chợt nhớ tới cái Văn hóa Phồn thực cối chày của dân Việt xưa bị Cống Quỳnh trị.
Nghe nói cách nơi mình dạy học một vài dặm có một tượng đá rất thiêng, bèn hỏi học trò:
Pho tượng ấy mang tên vị thần nào mà dân chúng ai cũng sợ như thế?
Trình thầy, không thần phật nào cả. Ðấy là pho tượng một người đàn bà ở truồng, đầu nghiêng về một phía, miệng cười tủm tỉm, Cổ quấn mấy vòng chuỗi hạt, chân đi giầy bắt chéo, còn hai tay chỉ vào "chỗ ấy" bên cạnh tượng có đặt một chiếc chày đá.
Quỳnh bực gắt:
Sao không đập vỡ quách đi cho rồi? Ðể cái của nợ ấy đứng trêu ngươi làm gì?
Thưa, tượng dữ vía lắm ạ! Ai đi qua đấy, muốn yên lành thì phải lặng lẽ đến cầm chiếc chầy đá, đâm vào bộ phận kia một cái, mà phải làm việc đó rất kính cẩn. Những ai không làm hoặc chọc ghẹo tượng thì khi về đến nhà thế nào cũng bị méo miệng, trẹo tay, vẹo cổ...
Quỳnh đến tận nơi có tượng, lấy chầy đá quẳng đi, cầm bút đề thơ, tượng vã mồ hôi ra mà mất thiêng.
Khéo đứng chi mà đứng mãi đây

Khen ai đẽo đá tạc nên mày

Trên cổ đếm đeo dăm chuỗi hạt

Dưới chân đứng chéo một đôi giầy

Cởi váy phất cờ trêu ghẹo tiểu

Ðể đồ bốc gạo thử thanh thầy

Có thiêng sao chẳng ngồi toà ngọc?

Khéo đứng chi mà đứng mãi đây!

Quay lại truyện Bạn gái tôi lớp 8
BÌNH LUẬN

Phuong Tran

Trả lời

2024-04-09 09:24:31

Kể chuyện lan man , bố cục truyện ko rõ ràng