Logo
Trang chủ

Chương 26: Thủy thần 4

Ngài hiển linh vào thời Vua Hùng là vị tướng tài chống giặc xâm lược nhà Thục, bảo vệ Văn Lang. Vĩnh Công Đại Vương đánh thắng giặc trên các cửa biển, còn Đức Thánh Tản đã đẩy lùi quân giặc ở đường bộ trên vùng đồi núi.
Cũng có ý kiến cho rằng các vị vua cha chỉ gồm 3 vị: Vua cha Ngọc Hoàng cai quản thiên giới. Vua cha Bát Hải cai quản các công việc dương gian. Vua cha Diêm Vương cai quản âm giới. Nhạc phủ cũng được tính dưới quyền cai quản của vua Cha Bát Hải.
Nhưng để công tâm mà nói trong tâm thức người Việt, biến tinh thần của Thánh Tản hoạt động mạnh và rõ nét hơn cả.

Lại nói về chuyện cậu học trò Giao Long của thầy Chu Văn An.
Chu Văn An vốn quê ở Hà Nội, là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng, bên sông Tô Lịch. Vua Trần Minh Tông mời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy học cho Thái tử Trần Vượng.
Đến đời Trần Dụ Tông cầm quyền trị vì, tình cảnh xã hội rất nhiễu nhương. Dụ Tông là người ăn chơi thích tửu sắc hát xướng. Cận thần nhiều người bất tài, lo bế vua để lộng hành. Dân tình đói khổ. Nhiều trung thần nghĩa sĩ bị làm hại.
Chu Văn An vốn là người thẳng thắn ngạch trực, có uy tín cao trong triều. Ông đã dũng cảm dâng Thất trảm sớ xin chém bảy tên nịnh thần nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng, dạy học, viết sách. Ngày về mở lớp, có con Giao long cảm cái khí chất thanh cao của ông, ngày ngày hóa người trút lốt thuồng luồng lên theo học. Thầy cũng nhìn ra Long khí toát ra trên người cậu học trò lạ nhưng cho là kẻ ham học nên vẫn dạy bảo như bao trò khác. Năm ấy vùng núi Phượng Hoàng trời làm đại hạn, suốt từ cuối năm trước tới đầu tháng hai năm sau không có lấy một giọt mưa. Đồng ruộng nứt nẻ, dân tình thống khổ. Thầy xót quá mà gọi riêng cậu học trò Giao long lại, nói chuyện xin mưa. Cậu học trò đáp lời:

-Dạ, nhưng hiềm vì sông hồ đều có lệnh "phong bế" cả thì lấy đâu ra nước bây giờ.

Thầy lại khẩn khoản:

-Con nghĩ thử xem có thể lấy nước ở đâu được không. Không cứu được nhiều thì hãy tạm cứu ít.

Cậu học trò ngần ngừ hồi lâu rồi nói:

-Dạ, oai trời thì rất nghiêm nhưng lời của thầy thì con cũng rất trọng.

Thầy trò cắp chiếu bê nghiên bút ra bờ sông. Trên chiếc chiếu cói, cậu học trò chầm chậm mài mực, duỗi mép giấy nắn nót thả chữ. Động tác nhìn trân trọng như lần cuối trong đời được cầm bút viết rồi thoáng qua làn gió mà biến mất. Thầy chỉ kịp thấy dòng chữ Cấp tốc Chiến lệnh.

Đêm hôm ấy quả nhiên mây mù tối tăm rồi mưa một trận như trút. Thầy vừa mừng vừa lo, suốt đêm chạy ra chạy vào không ngủ. Canh ba mệt quá mà chợp mắt thấy có con giao long bị chặt đầu, xác nổi lềnh phềnh trên sông nước. Thức giấc mà chảy nước mắt. Nghe ra ngoài thấy dân tình bàn tán về cơn mưa kì lạ, chỉ có nước duy nhất khu đồng ruộng quanh núi Phượng Hoàng. Cậu học trò Giao long từ ngày ấy không còn thấy lên lớp nữa.

Tâm trí đang mơ hồ trong kì ảo chuyện sông nước, tôi chợt dựng hết tóc gáy khi thấy thứ vừa đi ngang qua trước mắt. Một con rắn dài, to cỡ khoảng cổ tay, lớp da mốc meo chầm chậm bò ngang qua chỗ chúng tôi đang đứng, hướng ra sông. Cái dáng vẻ bình tĩnh, dạn người của nó chứng tỏ rằng nó đã rất già rồi. Và trên đỉnh đầu nó có một cái mào đỏ như mào gà. Ông cụ trong Hội đồng làng và bác Quản trang cũng nhìn thấy, việc làm tôi bất ngờ hơn là hai người chắp tay làm lễ như chào hỏi bậc bề trên, bác Quản trang lên tiếng:

-Chỗ này cụ không ở được nữa rồi, kính cụ Nhất lộ thuận phong!

Chắc rất nhiều người sẽ bật cười mà nghĩ tôi lại u mê nghe hơi chuyện ông bà xưa hồi tối tăm, lạc hậu mà viết ra. Ngày ấy, ở bất cứ làng quê nào, bất cứ ai cũng đều có thể được nghe thấy chuyện có người bắt gặp rắn thần có cái mào gà đỏ chót trên đầu. Sao mười người như một, không bịa ra cái gì nghe nó đỡ vô lý hơn một tý nhỉ? Một con rắn mà gắn cái mào gà đỏ chót, sần sùi trên đầu thì nó thành cái gì?

Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao khắp nơi trên thế giới, con rắn đều là một linh vật gắn liền với thần thánh chưa? Chẳng lẽ từ thời cổ đại, người ta đã Facetime, Video call họp bàn với nhau, thống nhất đưa rắn lên làm linh vật. Hy Lạp cho rắn thần quấn quanh gậy, ngậm lá thuốc cứu người sau này là biểu tượng của nghành Y, Ấn Độ cho rắn thần quấn quanh bảo vệ Đức Phật ngày Ngài sắp nhập Niết bàn, Việt Nam thì cho rắn thần có thêm chiếc mào gà trên đầu.

Thực ra con rắn không hề có cái mào gà đỏ chót đó. Nhưng nếu giác quan của bạn cảm nhận được âm giới thì bạn sẽ nhìn thấy cái mào đỏ ấy. Chữ "mào gà" xưa hay bỏ chữ "gà" đi âm hán việt đọc là Quan mang nghĩa cái mũ, ngọn, đỉnh, người đứng đầu. Lệ xưa chưa đội mũ là chưa đến 20 tuổi. Khi thấy một con rắn có mào đỏ chót tức là bạn đang thấy một con rắn già sống lâu năm thành tinh được linh hồn một người có địa vị cao hơn bạn thường là quan lại mượn khi có việc. Những con rắn thế này hay sống ở gần đình chùa linh thiêng hoặc núi còn long mạch, thích nằm trên cao. Lúc bắt gặp, việc nên làm là chắp tay, cúi đầu lễ lịch sự chào Ông rắn/Bà rắn/Thần rắn rồi đi. Không nên giơ máy điện thoại chụp, hô hoán, đồn thổi linh tinh vì càng làm um lên bạn sẽ càng giống một đứa tâm thần. Đã từng có những câu chuyện đau lòng liên quan đến rắn thần. Một gia đình hai vợ chồng trẻ mới cưới sống ở chân núi, vợ thấy con rắn già có cái mào đỏ trên đầu, kinh hãi quá mà đi gọi chồng. Anh chồng cầm đòn gánh xông đến chỗ vợ bảo, con rắn già vẫn nằm đó nhưng lạ là anh ta không nhìn thấy nó có mào như vợ nói trong khi vợ thì vẫn khăng khăng, chắc như đinh đóng cột là con rắn có mào. Anh chồng nghĩ là giống rắn tinh, ma quỷ trêu người, tiện đòn gánh mà vụt chết con rắn. Đương nhiên là cũng chẳng có thánh thần nào "vật phát chết tươi" cả. Nhưng chuyện tâm linh vốn nó hay ẩn hiện, giả giả thật thật xoay quanh cuộc sống mà đánh vào tâm thức. Khi anh cùng bao thanh niên khác trong làng đi chiến trường Campuchia 1978-1982 về, bạn bè cùng đơn vị may mắn không sao, chỉ mình anh dính chất độc. Đẻ hai đứa con đầu giống hệt khỉ, mặt mũi đen xì, tay chân lông lá. Đi nhà trẻ cô giáo không dám nhận vì bọn trẻ nhìn thấy sợ quá khóc lóc ầm ĩ. Hai đứa nhỏ cũng chỉ lay lắt sống đến 16, 17 rồi mất. Đẻ đến đứa thứ ba thì lại xinh tươi, đẹp đẽ giống cha mẹ. Người thì cũng đã mất rồi, nhắc lại nỗi đau chiến tranh là có tội, nhưng tôi cũng chỉ muốn nhắn nhủ: Hình hài con người là thứ cực kì quý giá, sống hãy cố giữ cho mình một cái tâm lương thiện để khi có chuyện không phải áy náy, cắn rứt. Các cụ cũng hay dạy

Có thờ có thiêng
Có kiêng có lành

Chúng tôi quay trở về, đến bụi tre gần âu nước cạnh sông, thấy có đám cúng khấn, lễ hướng ra sông, ngựa giấy, thuyền bè, đao kiếm, hình nhân la liệt. Ông cụ của Hội đồng làng nghe thấy văn khấn chướng quá, hỏi mà như quát:

-Cô cúng giải hạn sông nước cho người hay cô định đưa quỷ lên bờ?

Cô thầy cúng như có vong nhập, đưa ánh mắt thù hằn lườm lại ông cụ, rồi tự xưng Thánh mắng chửi, kể vanh vách chuyện 3 đời ông cụ. Đến bác Quản trang cũng không khỏi ngỡ ngàng vì nhiều chuyện giữ kín đến người làng cũng còn chẳng biết huống hồ người ở tận đẩu tận đâu. Người nhà mời thầy cúng thì thấy Thánh hiển linh, một hai đều răm rắp lạy Thánh, vái như tế sao. Duy chỉ còn mỗi ông cụ vẫn giữ được vẻ bình tĩnh, ông chỉ tay mà nói như với kẻ thù:

-Để ta nói cho ngươi biết này. Khi Đức Thích Ca chuẩn bị nhập niết bàn, Vua trời đã đích thân xuống tiễn. Đức Thích Ca có nói với Vua trời rằng: "Với người cõi trời thì những người ở cõi người bốc mùi hôi xa cả vạn dặm vậy hà cớ gì mà nhà vua xuống trần để tiễn ta trước khi mất".

Vua trời nói:

-Đúng như vậy, nhưng được tiễn một người sắp nhập niết bàn để trở thành Phật thì tôi đâu có xá gì chút mùi hôi bây giờ của ngài".

Thần thánh không nhập vào xác phàm vì thân người là ô uế. Vậy thì ai nhập? Chính là những vong linh rất tầm thường tự xưng mình là thần thánh như ngươi. Biết được chuyện này chuyện kia dọa người làm người ta sợ mà nhầm tưởng là thần thánh.

Quay lại truyện Bạn gái tôi lớp 8
BÌNH LUẬN

Phuong Tran

Trả lời

2024-04-09 09:24:31

Kể chuyện lan man , bố cục truyện ko rõ ràng